Trung Quốc bị nghi sắp lập ADIZ trên Biển Đông
Trung Quốc được cho là đang chuẩn bị lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông, chồng lấn lên vùng đặc quyền kinh tế của nhiều nước láng giềng.
Ảnh chụp ngày 11/5/2015 cho thấy Trung Quốc đang cải tạo phi pháp đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Reuters.
Các nguồn tin có liên hệ mật thiết với Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) Trung Quốc cho biết Bắc Kinh đang chuẩn bị một vùng nhận dạng phòng không ( ADIZ) trên Biển Đông, SCMP hôm nay đưa tin.
Một nguồn tin nói thời gian lập ADIZ phụ thuộc vào điều kiện an ninh trong khu vực, đặc biệt là sự hiện diện quân sự của Mỹ và quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng.
“Nếu quân đội Mỹ tiếp tục có hành động khiêu khích nhằm thách thức Trung Quốc ở khu vực thì đây chính là cơ hội tốt để Bắc Kinh tuyên bố lập ADIZ” trên Biển Đông, theo nguồn tin trên.
Một báo cáo từ Kanwa Defence Review, trụ sở Canada, cho rằng Bắc Kinh đã xác định khu vực lập ADIZ và thời gian thông báo chính thức là một quyết định chính trị.
ADIZ mới của Trung Quốc được cho là sẽ dựa vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) quanh đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, và 7 đảo nhân tạo, bị Trung Quốc cải tạo phi pháp từ 7 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hoặc phạm vi 200 hải lý từ đường cơ sở của những thực thể này.
Video đang HOT
“ADIZ mới của Trung Quốc sẽ chồng lấn lên EEZ của Việt Nam, Philippines và Malaysia”, Andrei Chang, tổng biên tập Kanwa, nhận định.
Thông tin trên xuất hiện ngay trước thềm diễn đàn an ninh châu Á – Thái Bình Dương Đối thoại Shangri-lalần thứ 15, diễn ra tại Singapore từ ngày 3 đến 5/6. Shangri-la năm nay có hơn 30 quốc gia cử phái đoàn tham dự, trong đó có ít nhất 20 bộ trưởng quốc phòng. Vấn đề Biển Đông dự kiến là chủ đề chính và làm “ nóng” sự kiện này.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc biện hộ lập ADIZ là “quyền của một quốc gia có chủ quyền”. “Về thời điểm thiết lập một vùng như vậy, nó còn phụ thuộc liệu Trung Quốc có đang phải đối mặt với các mối đe dọa an ninh từ trên không hay không và mức độ đe dọa an toàn trên không thế nào”.
Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Work hồi tháng 3 nhấn mạnh Mỹ không công nhận một vùng cấm như vậy trên Biển Đông như từng không công nhận vùng cấm trên Hoa Đông, theo Reuters.
Ni Lexiong, nhà bình luận quân sự ở Thượng Hải, nói 7 đảo nhân tạo ở Trường Sa tạo nền tảng để Trung Quốc lập ADIZ trên Biển Đông. Trong khi đó, Li Jie, chuyên gia hải quân ở Bắc Kinh, cho rằng căng thẳng khu vực sẽ giảm bớt sau khi ông Rodrigo Duterte trở thành tổng thống Philippines.
Ông Duterte là người chiến thắng trong cuộc bầu cử ở Philippines ngày 9/5. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 30/5 đã gửi lời chúc mừng ông Duterte và bày tỏ hy vọng “hai phía có thể cùng hành động để đưa quan hệ song phương trở lại hướng đi vững mạnh”.
Trung Quốc từng thiết lập ADIZ trên biển Hoa Đông vào tháng 11/2013, bao trùm lên cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư có tranh chấp với Nhật Bản. Động thái này vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Trung Quốc còn đòi chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển các quốc gia láng giềng như Việt Nam, Philippines. Căng thẳng trong khu vực tăng cao kể từ khi Bắc Kinh tiến hành hoạt động cải tạo đất phi pháp quy mô lớn trên các đảo và đá trong khu vực, bất chấp sự phản đối từ khu vực và quốc tế.
Như Tâm
Theo VNE
Philippines tố Trung Quốc đang ngầm thực thi ADIZ ở Biển Đông
Một thẩm phán của Tòa án Tối cao Philippines cáo buộc Trung Quốc đang gần như thực thi Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông.
Một tàu tuần duyên của Trung Quốc cản đường tàu tiếp tế của hải quân Philippines trên Biển Đông vào tháng 3.2014 - Ảnh: AFP
Kể từ khi Trung Quốc đơn phương tuyên bố thiết lập ADIZ ở biển Hoa Đông, nhiều chuyên gia nhận định Bắc Kinh sẽ lập ADIZ ở Biển Đông, theo chuyên san The Diplomat (trụ sở ở Nhật Bản) ngày 13.10.
Tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS, trụ ở tại Washington, Mỹ) ngày 13.10, thẩm phán Antonio Carpio, Thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines, cho biết Trung Quốc đang gần như thực thi ADIZ ở Biển Đông. Hiện bất kỳ máy bay Philippines nào bay qua quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông đều nhận được lời cảnh báo từ Trung Quốc thông qua điện đàm yêu cầu "tránh xa khu vực này", ông Carpio lý giải.
ADIZ được định nghĩa là vùng trời do một quốc gia tự ấn định và đòi hỏi mọi máy bay dân sự xâm nhập vùng này phải thông báo nhận dạng, vị trí và chịu sự kiểm soát của quốc gia đó. ADIZ không đồng nghĩa với không phận nhưng được xem là khu vực song hành với an ninh quốc phòng của một quốc gia.
ADIZ là một phần trong kế hoạch lớn của Trung Quốc nhằm kiểm soát phi pháp toàn bộ Biển Đông và tất cả tài nguyên ở vùng biển này, theo ông Carpio.
Những hành động của Trung Quốc trong những năm gần đây, từ quấy rối tàu cá các nước láng giềng cho đến xây đảo nhân tạo phi pháp, cho thấy Bắc Kinh muốn chiếm hết ngư trường, dầu mỏ, khí đốt, tài nguyên trong tuyên bố chủ quyền phi lý "đường lưỡi bò" của Trung Quốc nuốt trọn gần cả Biển Đông, ông Carpio cho hay.
"Kế hoạch lớn của Trung Quốc là kiểm soát toàn bộ Biển Đông cả về kinh tế lẫn quân sự", ông Carpio nhận định.
Ông Carpio thừa nhận về mặt quân sự, khả năng của Philippines để đáp trả những hành động ngang ngược của Trung Quốc khá hạn chế, bởi Trung Quốc đang sản xuất đại trà nhiều loại tàu chiến ở tốc độ nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới trong thời bình.
"Chúng tôi rất thận trọng bởi vì đó là chiến lược của Trung Quốc. Và chúng tôi không thể chống lại Trung Quốc về mặt quân sự", ông Carpio cho hay.
Dù vậy, ông nhấn mạnh Philippines sẽ tiếp tục theo đuổi vụ kiện phản đối "đường lưỡi bò" của Trung Quốc ở tòa án quốc tế. Manila đã chính thức đệ đơn kiện vào năm 2013, nhưng Bắc Kinh phớt lờ không tham gia các phiên phân xử.
Mới đây, truyền thông Trung Quốc tối 9.10 đưa tin Bắc Kinh đã hoàn tất việc xây dựng phi pháp hai hải đăng ở Đá Châu Viên và Đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Philippines và Mỹ đã lên tiếng phản đối động thái này, theo Reuters. Washington cũng vừa thông báo với các đồng minh châu Á về kế hoạch tuần tra hải quân áp sát đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây phi pháp ở Trường Sa.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Chuyên gia cảnh báo Trung Quốc sớm muộn cũng lập ADIZ trên Biển Đông Trên Hoa Đông, Trung Quốc đã không cho một máy bay dân dụng vào ADIZ nước này đơn phương ấn định, còn trên Biển Đông, việc thiết lập vùng này dường như chỉ còn là vấn đề thời gian. Chiến đấu cơ Su-27 của Trung Quốc bay áp sát máy bay của lực lượng phòng vệ Nhật Bản trên biển Hoa Đông tháng...