Trung Quốc bí mật phát triển thiết bị laser dò tàu ngầm ở độ sâu chưa từng có
Trung Quốc đang bí mật thử nghiệm một thiết bị laser trên không có thể phát hiện các vật thể dưới nước ở độ sâu chưa từng có.
Theo SCMP công nghệ này một ngày nào đó có thể được sử dụng để theo dõi tàu ngầm.
Nhóm nghiên cứu từ Viện Quang học và Cơ học chính xác Thượng Hải cho biết thiết bị có thể dò tìm được các vật ở hơn 160 mét dưới biển, sâu gấp đôi so với các thiết bị được sử dụng ngày nay. “Đây là lần đầu tiên (chúng tôi đạt được độ sâu đó), với tiềm năng cải thiện hơn nữa”, Viện nghiên cứu cho biết trên trang web.
Nhóm Thượng Hải đã phát triển thiết bị laser trên không cũng đã làm việc trên vệ tinh Guanlan.
Hệ thống laser trên không này đã được thử nghiệm trên Biển Đông hồi tháng 4 và kết quả được công bố trong tháng 10. “Nó cung cấp sự hỗ trợ kỹ thuật mạnh mẽ cho thiết bị viễn thám laser vệ tinh”, Viện nghiên cứu cho biết.
Viện có liên quan đến chương trình Guanlan (Quan Lan), hay Sea Watcher của Trung Quốc, nhằm chế tạo một laser vệ tinh có thể phát hiện các mục tiêu 500 mét dưới đại dương – vượt xa hầu hết các độ sâu hoạt động của tàu ngầm.
Nhóm nghiên cứu, do giáo sư Chen Weibiao dẫn dắt, sử dụng chùm tia được tạo ra bởi các tia laser xanh lá cây và xanh dương. Chùm tia này có thể xâm nhập vào nước một cách dễ dàng.
Đội cũng phát triển một máy dò có độ nhạy cao, cho phép thiết bị phát hiện các vật thể sáng gần bề mặt cũng như các mục tiêu ẩn sâu bên dưới.
Các nhà nghiên cứu không tiết lộ vị trí hoặc môi trường của thí nghiệm, nhưng một bức ảnh được đăng trên trang web của Viện cho thấy chùm tia phát ra từ một máy bay ở tầng cao trên mây. Những thí nghiệm này thường được tiến hành từ độ cao 500-1.000 mét.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu từ Viện Quang học và Cơ học chính xác Thượng Hải thử nghiệm máy dò laser trên Biển Đông. Ảnh: Học viện Khoa học Trung Quốc
Quang học đang trở thành lĩnh vực dẫn đầu mới trong một cuộc chạy đua vũ trang, theo SCMP. Laser có thể được sử dụng để giám sát các máy móc mà công nghệ âm thanh không phát hiện được, chẳng hạn như tàu ngầm với động cơ cực kỳ yên tĩnh được trang bị vật liệu hấp thụ âm thanh. Chúng cũng có thể giúp theo dõi các tàu ngầm khử từ rất khó phát hiện, phát hiện sóng do mục tiêu di động tạo ra và theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của nó trong nước.
Theo nhà nghiên cứu Song Chengtian, công nghệ dưới nước đã được quân đội và giới nghiên cứu quan tâm trong nhiều thập kỷ, song độ sâu vẫn còn khiêm tốn. Một trong những lý do là các thiết bị laser gắn trên máy bay hoặc vệ tinh thường nhỏ gọn và có năng lượng hạn chế.
Ông Song đánh giá kết quả nhóm ông Chen đạt được là một “đột phá”. Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, nhóm cũng phát triển thiết bị laser cho chương trình khám phá Mặt trăng Hằng Nga 4 của Trung Quốc năm nay.
(Nguồn: SCMP)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Triều Tiên buộc Mỹ 'ngậm bồ hòn'
Động thái của Bình Nhưỡng đặt Tổng thống Mỹ Donald Trump vào thế "ngậm bồ hòn" và buộc phải đưa ra đánh giá để "bênh" Triều Tiên.
Cây gậy của Triều Tiên
"Cây gậy và củ cà rốt" là chính sách đối ngoại đặc sản của người Mỹ. Tuy nhiên, Triều Tiên dường như đã áp dụng thành công chiến thuật này để gây sức ép lại đối với chính người Mỹ.
Sáng sớm ngày 2/10, Triều Tiên đã phóng ít nhất một tên lửa ra phía bờ biển phía Đông của nước này mà quân đội Hàn Quốc ban đầu cho rằng tên lửa này có thể được phóng từ tàu ngầm. Vụ phóng này diễn ra chỉ vài giờ sau khi Bình Nhưỡng và Washington nhất trí nối lại đàm phán cấp chuyên viên vào cuối tuần này.
Triều Tiên liên tiếp thực hiện các vụ phóng tên lửa trong khi nói sẵn sàng đàm phán với Mỹ
Quân đội Hàn Quốc cho biết tên lửa này đã bay được 450 km và đạt độ cao 910 km. Phía Hàn Quốc nói rằng vụ thử đã được tiến hành gần Wonsan, một trong những địa điểm thuộc khu vực các căn cứ quân sự Triều Tiên trên bờ biển phía Đông. Hội đồng an ninh quốc gia Hàn Quốc đã bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về vụ phóng được coi là tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM).
Trong khi đó, những báo cáo trước đó của Nhật Bản nói rằng Bình Nhưỡng dường như đã phóng 2 vật thể. Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết: "Vào thời điểm này, dường như một tên lửa đã được phóng ra và tên lửa đó đã phân tách thành hai vật thể rồi rơi xuống".
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã lên án vụ phóng, cho rằng tên lửa đã rơi vào vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản, đồng thời cho rằng vụ thử này đã vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Đây đã là vụ thử thứ 9 kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có cuộc gặp tại khu phi quân sự giữa hai miền hồi tháng 6. Các cuộc đàm phán nhằm phi hạt nhân hóa Triều Tiên đã đình trệ kể từ sau thất bại của cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai.
Giới phân tích coi vụ phóng tên lửa này của Triều Tiên là sự vận dụng tối đa chiến thuật "cây gậy và củ cà rốt" của Mỹ nhằm giành lợi thế trước các cuộc đàm phán sắp tới.
Tổng thống Mỹ nhiều lần "bênh" Triều Tiên trong các vụ phóng tên lửa gần đây
Động thái của Bình Nhưỡng đặt Tổng thống Mỹ Donald Trump vào thế "ngậm bồ hòn" và buộc phải đưa ra đánh giá để "bênh" Triều Tiên. Theo ông Trump, Mỹ và Triều Tiên "không hề có bất kỳ thỏa thuận nào về tên lửa tầm ngắn" và rằng rất nhiều nước thử nghiệm vũ khí của họ.
Vụ thử trước đó diễn ra ngày 10/9 cũng được thực hiện sau khi Triều Tiên bày tỏ sẵn sàng đối thoại với Mỹ. Giáo sư Lee Sung-yoon nghiên cứu về Triều Tiên tại Trường Fletcher thuộc Đại học Tufts bình luận: "Triều Tiên đã lặp lại chiến lược cây gậy và củ cà rốt của họ với Mỹ rất nhiều lần và đạt được thành công to lớn".
Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Choe Son Hui vẫn tuyên bố trước báo giới rằng hai nước sẽ có cuộc tiếp xúc sơ bộ vào ngày 4/10 trước khi tiến hành đàm phán cấp chuyên viên vào ngày 5/10. Nữ quan chức này bày tỏ lạc quan về kết quả cuộc gặp song không nói rõ địa điểm diễn ra sự kiện này. Phía Mỹ cũng xác nhận đàm phán khi nữ phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus thông báo: "Giới chức Mỹ và Triều Tiên có kế hoạch gặp nhau vào tuần tới".
Lý do Mỹ chiều lòng Triều Tiên
Sau cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, Tổng thống Mỹ Trump tuyên bố rằng Triều Tiên không còn là "mối đe dọa hạt nhân" và rằng nguy cơ nổ ra chiến tranh đã được đẩy lùi. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng Bình Nhưỡng dường như đã sản xuất đủ nguyên liệu phân hạch cho 4 hoặc nhiều hơn 4 quả bom hạt nhân và tiếp tục chế tạo thêm nhiều tên lửa có thể được gắn đầu đạn hạt nhân để có thể vươn tới bất kỳ nơi nào của lãnh thổ Mỹ.
Những hình ảnh vệ tinh công bố hồi tháng 3 cho thấy Triều Tiên đang củng cố một địa điểm thử tên lửa tầm xa mà nước này tháo gỡ gần đây. Kể từ tháng 5 đến nay, Triều Tiên đã tiến hành hàng loạt vụ thử với con số khoảng 20 tên lửa đạn đạo, kể cả vụ thử ngày 2/10.
Tổng thống Trump (trái) đã 3 lần gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un
Vậy tại sao ông Trump lại "chiều lòng" Triều Tiên đến vậy và chấp nhận "ngậm bồ hòn" trước các vụ phóng tên lửa liên tiếp của Bình Nhưỡng? Phải chăng ông đang nóng lòng đạt được một thành tựu ngoại giao lớn nhằm hướng tới mục tiêu tái đắc cử trong cuộc bầu cử vào năm sau?
Hôm 10/9, Tổng thống Trump đã công bố quyết định sa thải ông Bolton, nhân vật có quan điểm cứng rắn đối với Triều Tiên và là "nhân vật không được chào đón" số một mà Bình Nhưỡng luôn tỏ ra "khó chịu" nhất. Tổng thống Mỹ sau đó còn chỉ trích phát biểu của ông Bolton về "mô hình Libya" trong vấn đề phi hạt nhân hóa Triều Tiên là "một sai lầm lớn".
Phát biểu của Tổng thống Mỹ mang hàm ý ông sẽ không để tái diễn trường hợp của ông Gaddafi, người rốt cuộc đã mất tất cả quyền lực và tính mạng do vấn đề hạt nhân. Điều này cũng cho thấy Tổng thống Trump muốn khẳng định việc đảm bảo an toàn cho thể chế và chính quyền nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Ông Trump tạm thời chiều lòng Triều Tiên vì mục tiêu tái đắc cử và...giải Nobel Hòa bình?
Trong cuộc bầu cử năm 2016, ông Trump luôn khẳng định bản thân mình là một "chuyên gia đàm phán" và tự tin sẽ giành được "thắng lợi lớn". Tuy nhiên cho tới nay, ông vẫn chưa giành được "thành quả lớn" nào trong các vấn đề ngoại giao nổi cộm. Bởi vậy, lãnh đạo Nhà Trắng đang rất "nóng ruột", cần ngay một thành quả ngoại giao, dù chỉ là "hình thức", trong các vấn đề như Afghanistan, Iran, Triều Tiên, để lấy lòng cử tri nhằm tái đắc cử thành công.
Theo giới phân tích, các vụ thử tên lửa gần đây của Triều Tiên là tín hiệu cảnh báo đối với ông Trump. Thông điệp ở đây có thể là: Nếu bạn không làm tôi bớt giận thì chúng tôi sẽ gây rắc rối cho bạn trước kỳ bầu cử vào tháng 11/2020.
Cũng có ý kiến cho rằng Tổng thống Trump muốn thế giới nghĩ rằng ông đang duy trì sự kiên nhẫn chiến lược với Triều Tiên. Tuy nhiên, giới phân tích Mỹ cảnh báo chính sách hiện nay của Mỹ là "chiều lòng" Triều Tiên mà kết quả của nó không thật chắc chắn bởi ông Trump còn một chặng đường dài tới cuộc bầu cử tổng thống sắp tới.
Bảo Minh
Theo baodatviet
Mỹ thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa Ngày 2/10, quân đội Mỹ thông báo đã thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman III không trang bị vũ khí từ căn cứ Không quân Vandenberg tại bang California. Bộ Chỉ huy Không quân toàn cầu Mỹ nêu rõ vụ thử đã diễn ra vào lúc 1h13 giờ địa phương (15h13 giờ Việt Nam), tên lửa đã bay...