Trung Quốc “bày trận chờ địch”, biên giới Trung Quốc-Myanmar căng thẳng
Quân đội Myanmar ngày 27 tháng 3 đã phát động tổng tiến công đối với phiến quân Kokang, trong khi Quân đội Trung Quốc đặt trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
Quân đội Myanmar tăng cường binh lực và vũ khí để tấn công phiên quân Kokang (nguồn mạng sina TQ)
Tờ “Nhân Dân” Trung Quốc ngày 28 tháng 3 đưa tin, ngày 27 tháng 3 là ngày thành lập Quân đội Myanmar, năm nay là tròn 70 năm thành lập Quân đội Myanmar. Có tin cho biết, Quân đội Myanmar vào ngày 27 tháng 3 đã phát động tổng tiến công đối với “quân đồng minh Kokang” (cách gọi phiến quân Kokang của báo chí Trung Quốc).
Theo bài báo, sau khi thông tin này được đưa ra, bầu không khí khu vực biên giới Trung Quốc trở nên “căng thẳng”. Quân đội và Lực lượng Cảnh sát vũ trang Trung Quốc “bày trận chờ địch” (sẵn sàng chiến đấu) canh phòng biên giới. Các cảng ở biên giới đã bị “cấm đi lại”, ngoài ra, lực lượng pháo cao xạ, lực lượng phòng không đã “vào vị trí”. Tập đoàn quân 14 của Quân đội Trung Quốc đóng ở tây nam cũng đã tiến hành diễn tập quân sự chiến đấu thực tế quy mô lớn, tăng cường mức độ “cảnh giới” (đe dọa Myanmar – PV).
Bài báo cho rằng, trận quyết chiến của Quân đội Myanmar và “quân đồng minh Kokang” sắp diễn ra. Hai bên đã liên tục nghỉ ngơi chỉnh đốn 3 ngày, không có giao chiến quy mô lớn.
Theo bài báo, Hải quân Myanmar sẽ tổ chức diễn tập vào ngày thành lập quân đội. Tờ “The Voice” Myanmar dẫn lời Quân đội Myanmar tuyên bố, Hải quân Myanmar sẽ tiến hành diễn tập bắn đạn thật ở đảo Cheduba, bang Rakhine từ ngày 27 tháng 3 (ngày thành lập quân đội) đến ngày 6 tháng 4, lúc đó tiến hành phong tỏa đối với khu vực này, cấm tàu thuyền qua lại.
Video đang HOT
Quân đội Myanmar tăng cường binh lực và vũ khí để tấn công phiên quân Kokang (nguồn mạng sina TQ)
Trước đó, ngày 27 tháng 3, báo chí Trung Quốc cũng đăng một số hình ảnh cho thấy, Quân đội Myanmar tăng cường các xe quân sự tới khu vực miền bắc để tấn công phiến quân Kokang. Trong khi đó, ngày 24 tháng 3, báo chí Myanmar cho hay, Quân đội Myanmar đã kiểm soát thủ phủ Laukkai của khu vực Kokang, Myanmar, yêu cầu phiến quân Kokang hạ vũ khí, cam kết bảo đảm an ninh cho họ, nhưng tin tức cho hay, phiến quân Kokang đã lẩn trốn lên núi.
Được biết, ngày 26 tháng 3, khi phóng viên hỏi về việc phiến quân Kokang tuyển binh sĩ giải ngũ của Trung Quốc, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc có tên là Cảnh Nhạn Sinh nói rằng: “Trung Quốc luôn tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Myanmar, không cho phép bất cứ tổ chức và cá nhân nào lợi dụng lãnh thổ Trung Quốc tiến hành các hoạt động phá hoại quan hệ Trung Quốc-Myanmar và ổn định khu vực biên giới”.
Có tờ báo Trung Quốc cho rằng, phía Myanmar nói phiến quân Kokang tuyển binh sĩ giải ngũ của Trung Quốc là muốn “hắt nước bẩn” vào Trung Quốc. Mặc dù Trung Quốc nói tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Myanmar, nhưng một số tiếng nói trên truyền thông Trung Quốc lại đang kêu gào mang tính đe dọa, gây hấn, đòi dùng vũ lực, đòi Quân đội Myanmar phải thua đau, để cho phiến quân Kokang có lợi trên bàn đàm phán. Điều đáng chú ý ở đây là, phiến quân Kokang được cho là người gốc Trung Quốc – PV.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh
Trong cuộc họp báo, Cảnh Nhạn Sinh còn cho hay, theo đồng thuận của lãnh đạo quân đội hai nước Trung Quốc-Myanmar, để xử lý thỏa đáng vấn đề “máy bay quân sự Myanmar ném bom gây thương vong cho dân thường Trung Quốc” (báo chí Trung Quốc tuyên truyền), từ ngày 24 đến ngày 26 tháng 3, tổ chuyên gia của quân đội hai nước đã tiến hành điều tra chung ở khu vực Lâm Thương, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Tuy nhiên, Cảnh Nhạn Sinh không tiết lộ kết quả điều tra, mà cho rằng: “Từ khi khu vực miền bắc Myanmar nổ ra xung đột đến nay, để bảo vệ an ninh, ổn định khu vực biên giới Trung Quốc-Myanmar, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân khu vực biên giới, lực lượng biên phòng Trung Quốc đã tăng cường mật độ trực tuần tra, đã bố trí thêm các điểm trực ban, đã tăng cường mức độ quản lý, kiểm soát đối với các tuyến đường chính, các khu vực nhạy cảm”.
Đối với thái độ đòi “hai bên kiềm chế”, hành động quân sự áp sát biên giới Myanmar của Trung Quốc, phía Myanmar đã tuyên bố cứng rắn là, xung đột Kokang là công việc nội bộ của Myanmar, Trung Quốc không thể giải quyết (can thiệp). Việc “máy bay quân sự Myanmar ném bom gây thương vong cho dân thường Trung Quốc” là do phiến quân Kokang tiến hành, còn Quân đội Myanmar không làm điều này vì có ghi chép cụ thể. Quân đội Myanmar cũng không nghe theo Trung Quốc, kiên quyết tiến hành tấn công phiến quân Kokang, mặc kệ cho báo chí Trung Quốc kêu gào đòi bảo vệ người Hoa.
Quân đội Myanmar kiểm soát thủ phủ Laukkai khu vực Kokang, miền bắc Myanmar
Theo Giáo Dục
The Diplomat: Trung Quốc có thể có hành động quân sự chống lại Myanmar
Cuộc giao tranh ở vùng Đông Bắc Myanmar giữa quân chính phủ với lực lượng phiến quân đòi tự trị, ly khai đã bắt đầu vượt tầm kiểm soát của Trung Quốc.
The Diplomat ngày 15/3 bình luận, tuyên bố của tướng Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc về việc Bắc Kinh "sẽ có biện pháp" nếu quân đội Myanmar tiếp tục để xảy ra sự cố bom rơi đạn lạc làm chết người trên lãnh thổ Trung Quốc như hôm 13/3 vừa qua là rất đáng chú ý.
Điều này cho thấy quân đội Trung Quốc có thể có hành động quân sự chống lại Myanmar, một quốc gia vốn có quan hệ khá chặt chẽ với Bắc Kinh trong thập kỷ qua. Phạm Trường Long kêu gọi chính phủ Myanmar điều tra triệt để vụ việc và bồi thường cho gia đình các nạn nhân thiệt mạng hôm 13/3.
Ông Long cũng lưu ý rằng chiến đấu cơ Trung Quốc cũng đã được điều động đến biên giới với Myanmar để "theo dõi, giám sát, cảnh báo và xua đuổi" máy bay quân sự Myanmar xâm nhập biên giới.
Cuộc giao tranh ở vùng Đông Bắc Myanmar giữa quân chính phủ với lực lượng phiến quân đòi tự trị, ly khai đã bắt đầu vượt tầm kiểm soát của Trung Quốc. Tuần trước hơn 30 ngàn dân Myanmar gốc Hán đã tràn qua biên giới sang Vân Nam lánh nạn.
Chính phủ Myanmar cáo buộc Trung Quốc cung cấp tình báo và bí mật hỗ trợ vật chất cho lực lượng phiến quân người Hán ở Kokang trong khi Bắc Kinh kịch liệt bác bỏ điều này. Gần đây một viên Thiếu tướng Trung Quốc bị bắt vì cáo buộc đã tiết lộ bí mật quân sự cho phiến quân ở Kokang.
Biên tập viên của The Diplomat, Ankit Panda cho biết, cuộc chiến ở Myanmar sẽ là thử nghiệm nghiêm trọng nhất đối với chính sách không can thiệp của Bắc Kinh trong một thời gian dài. Bắc Kinh hoàn toàn có thể biện minh cho cái gọi là "hành động quân sự tự vệ" một khi người Trung Quốc tiếp tục thương vong do cuộc chiến tại Myanmar.
Cái chết của 4 người Trung Quốc khó có thể khuấy động một hành động quân sự ngay lập tức nếu Trung Quốc muốn duy trì ảnh hưởng như một siêu cường đang lên. Tuy nhiên Bắc Kinh cần phải chuẩn bị hành động khi cần thiết.
Nhìn chung phát biểu của Phạm Trường Long có khả năng nhằm xoa dịu dư luận trong nước bằng ngôn ngữ mạnh mẽ từ chính phủ. Nhưng nếu một kịch bản tương tự như vừa rồi xảy ra lần nữa, sự lựa chọn duy nhất có thể là hành động quân sự trả đũa.
Theo Giáo Dục
Nhận mặt dàn tiêm kích Trung Quốc dọa Myanmar Để ngăn chặn chiến đấu cơ Myanmar không lặp lại bi kịch trên đất Trung Quốc, ngày 14/3, Bắc Kinh đã điều khẩn phi đội Su-27SK lên đường làm nhiệm vụ. Thông tin này được Tân Hoa Xã ngày 14/3 cho biết, theo đó Không quân Trung Quốc đã triển khai máy bay chiến đấu tới tuần tra tại khu vực biên giới...