Trung Quốc bất ngờ hủy lễ duyệt hạm quốc tế
Trung Quốc đã quyết định hủy một lễ duyệt hạm quốc tế nhân kỷ niệm 65 năm ngày thành lập hải quân vào cuối tháng này vì cuộc tìm kiếm chiếc máy bay mất tích MH370 của Malaysia.
Tàu Abu Bakar của hải quân Bangladesh tại Hồng Kông trên đường tới tham dự lễ duyệt hạm.
Phát ngôn viên hải quân Trung Quốc Liang Yang đã thông báo quyết định hủy lễ duyệt hạm hôm qua 15/4, theo một tuyên bố của hải quân.
Tuyên bố cho hay, cuộc tìm kiếm MH370 kéo dài và cho tới nay vẫn chưa có kết quả tại vùng biển nam Ấn Độ Dương là một thực tế khó khăn đối với gia đình hơn 150 hành khách Trung Quốc có mặt trên máy bay.
“Trong tình hình và bối cảnh đặc biệt như vậy, Trung Quốc đã quyết định hủy lễ duyệt hạm quốc tế”, ông Liang nói. Tuy nhiên, một hội nghị hải quân quốc tế dự kiến được tổ chức cùng thời điểm với lễ duyệt hạm sẽ vẫn diễn ra theo kế hoạch.
Trung Quốc dự định tổ chức lễ duyệt hạm quốc tế tại căn cứ hải quân ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông vào ngày 23/4 để kỷ niệm 65 năm ngày thành lập hải quân. Buổi lễ dự kiến là lễ duyệt hạm lớn thứ 2 của Trung Quốc, sau một sự kiện tượng tự đầu tiên 5 năm trước. Hơn 20 quốc gia đã được mời và nhiều nước đã cử tàu tham gia.
Video đang HOT
Thậm chí trước tuyên bố trên, lễ huyệt hạm đã gây tranh cãi. Hải quân Nhật đã không được mời tham dự, khiến Tokyo và Washington “phật lòng”. Hải quân Mỹ sau đó quyết định không tham gia lễ duyệt hạm để thể hiện sự ủng hộ với Nhật.
Các chuyên gia quân sự cho rằng sự vắng mặt của các tàu chiến loại lớn và hiện đại có thể là một lý do khiến Trung Quốc hủy lễ duyệt hạm.
“Nhiều trong số các tàu chiến lớn nhất và hiện đại nhất của Trung Quốc vẫn đang tham gia cuộc tìm kiếm MH370 ở Ấn Độ Dương”, chuyên gia hải quân tại Bắc Kinh Li Jie cho biết.
Còn chuyên gia quân sự tại Macau Antony Wong Dong thì cho rằng Mỹ rút khỏi lễ duyệt hạm có thể là lý do Trung Quốc hủy sự kiện.
“Bắc Kinh không muốn chọc giận Washington và chuyến bay mất tích của Malaysia là cái cớ để hủy sự kiện”, ông Wong nói.
Trung Quốc đã đóng góp 9 tàu chiến và 6 máy bay trong cuộc tìm kiếm MH370, trong đó có 2 trong số 4 tàu đổ bộ lớn nhất của hải quân. Bắc Kinh cũng điều tàu khu trục tên lửa hiện đại nhất và nhanh nhất, Haikok, và tàu cung ứng Qiandaohu trong cuộc tìm kiếm.
Chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines đã mất tích hôm 8/3 khi đang trên đường từ Kuala Lumpur đi Bắc Kinh. Máy bay chở tổng cộng 239 người, trong đó có 154 người Trung Quốc.
Theo Dantri
19 họa sĩ Trung Quốc đi trên chuyến bay xấu số
Một đoàn gồm 19 họa sĩ Trung Quốc đã lên chuyến bay mang số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines (MSA) để trở về nước sau khi tham dự một cuộc triển lãm ở Kuala Lumpur, báo chí Trung Quốc đưa tin.
Hou Bo (thứ 2 từ phải sang) tham dự một sự kiện ở Kuala Lumpur trước khi lên chuyến bay MH370 để trở về nước.
Tờ Thời báo Hoa nam Buổi sáng tại Hồng Kông cho biết, nhóm 29 người, gồm 19 họa sĩ và các nhà thư pháp, 6 người thân và 4 nhân viên từ công ty tổ chức Trung Quốc đã có mặt trên chuyến bay của MH370 của MSA để về Bắc Kinh.
6 nghệ sĩ khác cũng tham gia triển lãm các tác phẩm tại Kuala Lumpur dự kiến sẽ lên một chuyến bay khác đi Thượng Hải, Liao Weicheng, giám đốc công ty tổ chức Art Peninsular Enterprise tại Malaysia cho hay.
Các họa sĩ Trung Quốc có mặt tại Kuala Lumpur để tham dự một triển lãm từ 4-6/3 do Art Peninsular Enterprise tại Malaysia và trang Ibicn.com tại Trung Quốc đồng tổ chức. Các họa sĩ tới từ nhiều nơi của Trung Quốc, trong đó có Bắc Kinh, Thượng Hải, Sơn Đông, Giang Tô, Tứ Xuyên và Tân Cương.
"Tôi tạm biệt họ tại sân bay lúc khoảng 9h30 tối ngày 7/3 sau khi giúp họ làm thủ tục. Và sau đó tôi gọi cho Hou Bo, trưởng đoàn tổ chức phía Trung Quốc. Khi tôi về nhà sau lúc nửa đêm, Hou nói mọi chuyện đều ổn", Liao cho biết.
Hou, 33 tuổi, nằm trong danh sách các hành khách trên chuyến bay MH370 do Malaysia Airlines công bố.
"Tôi cảm thấy rất buồn sau khi nghe tin dữ. Thời tiết tốt. Không ai dự đoán được điều này", Liao nói thêm.
Họa sĩ nhiều tuổi nhất trong nhóm họa sĩ đến từ Trung Quốc là ông Liu Rusheng, 76 tuổi, ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô. Tên của Liu cũng nằm trong danh sách hành khách. Liao cho biết ông Liu đi cùng vợ tới Kuala Lumpur.
Trang tin Caixin Online cho biết một phụ nữ mang thai và vài Phật tử cũng được tin là có mặt trên máy bay.
Các Phật tử đã tới Kuala Lumpur để tham dự một sự kiện tôn giáo vào ngày 2/3, sự kiện quy tụ hơn 30.000 Phật tử khắp thế giới, trong đó có hơn 100 người từ Trung Quốc.
Chuyến bay mang số hiệu MH370 của Malaysia Airlines đã mất tích vào sáng sớm ngày 8/3 khi đang thực hiện hành trình từ Kuala Lumpur đi Bắc Kinh, Trung Quốc. Chiếc máy bay Boeing 777-200 dự kiến Bắc Kinh vào khoảng 6h30 sáng giờ địa phương nhưng đã không đến như lịch trình.
Máy bay chở 239 người, gồm 227 hành khác và 12 thành viên phi hành đoàn. Chiếc Boeing đã biến mất khỏi màn hình radar lúc 1h30 giờ địa phương khi đang ở bên trên vùng biển tiếp giáp giữa Malaysia và Việt Nam.
Theo Dantri
Trung Quốc hạ thủy tàu sân bay Sơn Đông vào năm 2015 Chiếc tàu sân bay đầu tiên do Trung Quốc độc lập tự chủ chế tạo có khả năng sẽ được đặt tên là Sơn Đông và có thể sẽ được hạ thủy vào năm 2015. Trung Quốc đang chế tạo chiếc tàu sân bay nội địa đầu tiên, chuyện này đã không còn mới mẻ nữa bởi sau những đồn đoán của truyền...