Trung Quốc bất ngờ hạ giọng với Mỹ
Quan chức Trung Quốc bất ngờ nhẹ nhàng với Mỹ trong bối cảnh hai quốc gia đang chạy đua ngoại giao trên Biển Đông trước khi PCA ra phán quyết.
The Straits Times ngay 14/5 đưa tin, Trung Quôc va Mỹ đang tim cach ha nhiêt căng thăng leo thang trên Biên Đông trươc khi Toa Trong tai Thương trưc PCA ra phan quyêt vu Philippines khơi kiên Trung Quôc (ap dung sai, giai thich sai, vi pham Công ươc Liên hơp quôc vê Luât Biên 1982 – UNCLOS) ơ Biên Đông.
Theo đó, ngày 12/5, tướng Phong Phong Huy, ngươi đưng đâu Bô Tham mưu liên hơp thuôc Quân uy trung ương Trung Quôc đa co cuôc hôi đam trưc tuyên vơi Chu tich Hôi đông Tham mưu trương liên quân Hoa Ky Joseph Dunford vê viêc hai bên cân quan ly sư khac biêt môt cach xây dưng, kiêm chê cac hanh đông gây phương hai đên quan hê giưa hai bên.
Phong Phong Huy, ngươi đưng đâu Bô Tham mưu liên hơp Quân uy Trung ương Trung Quôc
Ông Huy cung noi vơi tương Dunford răng không phai Trung Quôc đô lôi cho Mỹ vê nhưng căng thăng trên Biên Đông. Tân Hoa Xa dân lơi tương Dunford kêu goi hai bên kiêm chê, ông cho biêt Mỹ săn sang lam viêc vơi Trung Quôc đê thanh lâp môt cơ chê kiêm soat rui ro hiêu qua, duy tri ôn đinh ơ Biên Đông băng biên phap hoa binh.
Yue Gang, môt nha phân tich Trung Quôc nhận định, phat biêu cua Phong Phong Huy trai ngươc vơi nhưng lơi le gay găt tư giơi ngoai giao Trung Quôc đa cho thây, Băc Kinh co thê muôn ngăn chăn căng thăng leo thang, măc du no se không thoa hiêp vê yêu sach chu quyên.
“Ho đang giai quyêt cac muc tiêu khac nhau. Cach sư dung ngôn tư trong ngoai giao đê xoa diu sư tưc giân (cua dư luân Trung Quôc vê vu My tuân tra đa Chư Thâp) khac vơi ngôn tư sư dung trong cac cuôc đam phan ma phân nhiêu la mang tinh thưc dung”, Yue Gang cho hay.
Ông lưu y, măc du ha giong vơi My nhưng không co nghia la Trung Quôc se thoa hiêp trong vân đê yêu sach chu quyên (vô ly, phi phap va banh trương) cua minh trên Biên Đông. Nhưng đôi thoai cho thây ca hai bên đêu hiêu ro nhu câu câp thiêt đê xoa diu căng thăng đang leo thang nhanh chong nhưng thang gân đây.
Động thái của quan chức Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh cả Bắc Kinh và Washington đang chạy đua nước rút tìm kiếm đồng minh trong vấn đề Biển Đông nhằm đón đầu phán quyết sắp tới của PCA.
Suốt thời gian qua Trung Quốc đã tăng tốc vận động các nước ủng hộ mình trong vấn đề Biển Đông, dùng nhiều chiêu bài, đổi chác khác nhau để có được sự ủng hộ đó.
Video đang HOT
Một diễn biến rất đáng chú ý là Nga, nước đang bị phương Tây tăng cường cô lập sau sự kiện sáp nhập lãnh thổ Crimea của Ukraine vào Nga, nay đã quay sang ủng hộ Trung Quốc.
Cũng có thể thấy rõ mục tiêu của Trung Quốc là tìm được càng nhiều sự ủng hộ càng tốt, bất kể đó là nước lớn, nước bé, có vị trí địa lý cách xa nhau như thế nào. Nhờ thế mà Trung Quốc đã lôi kéo được Gambia ở châu Phi và Fiji ở nam Thái Bình Dương hùa theo tiếng nói của mình.
Trong khi đó, đích thân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã tham gia một chuyến bay tuần tra trên Biển Đông. Mỹ cũng đã đạt được thỏa thuận với Philippines để binh sĩ Mỹ có thể luân phiên tới các căn cứ quân sự nước này.
Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường của Mỹ USS William P. Lawrence cũng vừa đi xuyên qua khu vực 12 hải lý quanh Đá Chữ Thập vào ngày 10/5, hành động thể hiện rõ ràng việc Mỹ không công nhận chủ quyền phi pháp của Trung Quốc.
Một phần quan trọng trong cuộc chạy đua ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc là nhắm tới ASEAN, tiếng nói chung quan trọng nhất của nhiều nước có liên quan đến tranh chấp Biển Đông, bao gồm Việt Nam, Philippines và Malaysia.
Cho tới nay, ASEAN vẫn không chỉ trích đích danh Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông trong bối cảnh trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN vượt quá con số 360 tỷ USD/năm (số liệu năm 2014), còn cao hơn với Mỹ. Trung Quốc đã và đang tìm mọi cách chia rẽ ASEAN, lặp đi lặp lại luận điệu là không nên “quốc tế hóa” vấn đề Biển Đông, rằng các tranh chấp chỉ nên được giải quyết ở cấp song phương.
Trong khi đó, Mỹ nhấn mạnh cần một phản ứng mạnh mẽ và thống nhất từ phía ASEAN sau phán quyết của PCA.
Thế nên thời gian qua Mỹ và Trung Quốc tăng cường các hoạt động ngoại giao trong khu vực, chồng chéo lên nhau. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã tăng cường “chạy đua” đến gặp các lãnh đạo Brunei, Campuchia và Lào. Ủy viên quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì cũng vừa thăm Malaysia và Indonesia.
Về phía Mỹ, trợ lý ngoại trưởng phụ trách Đông Á Daniel Russel vừa kết thúc chuyến thăm Lào, Việt Nam và Malaysia. Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng sắp đến thăm Việt Nam.
Theo phán đoán của các chuyên gia quốc tế, phán quyết của PCA sẽ bất lợi cho Trung Quốc.
An Nhiên(Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
PCA sắp phán quyết vụ kiện đường lưỡi bò:Trung Quốc liều hơn?
Một số chuyên gia dự đoán Trung Quốc có thể leo thang gây hấn trên Biển Đông trong trường hợp PCA ra phán quyết bất lợi cho Bắc Kinh.
Philippines hiện đang chờ đợi phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) tại La Hay (Hà Lan), có thể sẽ được đưa ra trong vài tuần tới, sau khi Philippines nộp đơn khiếu nại về tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với phần lớn diện tích ở Biển Đông.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc cải tạo phi pháp bãi Vành Khăn ở Biển Đông. Ảnh: AP
Vụ khiếu nại của Philippines nêu ra một số vấn đề, kể cả hoạt động đánh bắt cá ở vùng mà nước này gọi là Biển Tây Philippines, trong đó có việc Trung Quốc đã không làm theo luật và không ngăn chặn các công dân và tàu của nước này khai thác hải sản trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
Trung Quốc còn ngăn cản bất hợp pháp các ngư dân Philippines kiếm sống thông qua can thiệp vào hoạt động đánh bắt cá truyền thống tại bãi cạn có tranh chấp Scarborough, mà Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham.
Trong động thái mới nhất, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói rằng sự đối đầu giữa các ngư dân Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, và Đài Loan có thể tránh được thông qua "hiệp thương hữu nghị".
Phát biểu tại một cuộc họp báo thường kỳ, ông Lục Khảng tuyên bố: "Hợp tác nghề cá là một phần quan trọng trong sự hợp tác cùng có lợi giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, trong đó có các nước ven Biển Đông".
Văn bản ghi lại nội dung cuộc họp báo đã được đăng trên trang mạng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Ông Lục Khảng nói chính phủ Trung Quốc coi trọng việc quản lý nghề cá và chỉ đạo ngư dân Trung Quốc tiến hành hoạt động khai thác phù hợp với luật pháp và các quy định.
Tuy nhiên, kể từ năm 2012, Việt Nam và Philippines đã ghi nhận nhiều trường hợp gây hấn của các tàu Trung Quốc.
Muốn "tham vấn thân thiện" về đánh cá ở Biển Đông trước khi PCA ra phán quyết, nhưng theo dự đoán của nhiều chuyên gia, Trung Quốc có thể liều lĩnh leo thang ở Biển Đông trong trường hợp PCA ra phán quyết bất lợi cho Bắc Kinh.
Bình luận trên cổng thông tin điện tử của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (CSIS) hôm 30/3, TS Gregory Poling - Giám đốc Sáng kiến Minh bạch hàng hải châu Á, cùng với TS Zack Cooper thành viên của CSIS tin rằng, nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ thua kiện trong một số nội dung mà Philippines khởi kiện nước này lên PCA.
Nếu Tòa ra phán quyết bất lợi cho Trung Quốc, nước này có thể (vin cớ) hành động chứng minh rằng, họ sẽ không tuân thủ phán quyết của Tòa.
Những khả năng leo thang trên Biển Đông từ phía Trung Quốc sau phán quyết của PCA được hai vị chuyên gia phán đoán bao gồm:
Một là áp đặt một lệnh phong tỏa quân đội Philippines tiếp tế cho lực lượng đồn trú (bất hợp pháp) ở bãi Cỏ Mây, Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam).
Khả năng thứ 2 là Trung Quốc sẽ triển khai bất hợp pháp các loại vũ khí hiện đại ra một số đảo nhân tạo nước này xây dựng trái phép ở Trường Sa. Khả năng thứ 3 là đơn phương áp đặt một vùng nhận diện phòng không trên Biển Đông.
Tuy nhiên khả năng nguy hiểm nhất có thể xảy ra là Trung Quốc sẽ tiến hành hoạt động bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo và quân sự hóa bãi cạn Scarborough mà họ chiếm quyền kiểm soát từ Philippines tháng 4/2012.
Điều này đã được Đô đốc John Richardson, Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ cảnh báo hồi tháng 3/2016.
Ông cho biết đã có một số tàu Trung Quốc tập trung hoạt động trên bề mặt bãi cạn này.
Tuy nhiên hai học giả từ CSIS cho biết, tính đến ngày 24/3 vẫn chưa thấy hoạt động nạo vét ở Scarborough, nhưng không loại trừ khả năng này và các tàu có mặt ở Scarborough lúc đó đang làm công tác khảo sát tiền thi công.
An Nhiên(Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Philippines cảnh báo về "bức tường Berlin trên biển" Philippines hôm 30-11 khép lại 1 tuần điều trần trước Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague - Hà Lan về vụ kiện yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở biển Đông với sự tự tin PCA sẽ có phán quyết thuận lợi trong 6 tháng tới. "Chúng tôi đã trình bày mọi lập luận để chứng tỏ...