Trung Quốc bất ngờ bắt tin tặc theo yêu cầu của Mỹ
Tờ Washington Post ngày 9-10 dẫn thông tin từ các quan chức Mỹ cho biết, chính phủ Trung Quốc đã lặng lẽ bắt một số tin tặc theo yêu cầu của chính phủ Mỹ. Các vụ bắt giữ diễn ra 1 hoặc 2 tuần trước chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Tập Cận Bình vào cuối tháng trước
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama tại cuộc họp báo chung ở Nhà Trắng ngày 25-9, Trung Quốc đã bắt các tin tặc trước khi Chủ tịch Tập Cận Bình sang thăm Mỹ
Đây được xem là bước đi chưa có tiền lệ nhằm giảm căng thẳng với Washington vào thời điểm chính quyền Tổng thống Obama đe dọa trừng phạt các công ty Trung Quốc được hưởng lợi nhờ các bí mật thương mại ăn cắp được từ các vụ xâm nhập mạng máy tính của các công ty Mỹ.
Theo các quan chức Mỹ, trong những tuần gần đây, các cơ quan tình báo và thực thi pháp luật của Mỹ đã liệt kê một danh sách các tin tặcTrung Quốc bị cáo buộc ăn cắp bí mật thương mại của các công ty Mỹ. Mỹ đã chuyển danh sách này cho chính phủ Trung Quốc và đề nghị xử lý. Sau đó, Trung Quốc đã bắt giữ một số tin tặc trong danh sách này nhưng không công bố.
Các quan chức tình báo Mỹ và Nhà Trắng từ chối xác xác nhận các vụ bắt giữ. Vẫn chưa rõ các tin tặc bị bắt giữ có liên quan đến quân đội Trung Quốc hay không nhưng một nguồn tin cho biết họ bị cáo buộc tiến hành hoạt động gián điệp kinh tế dưới sự bảo trợ của nhà nước Trung Quốc.
Giờ đây, chính quyền Mỹ đang chờ xem liệu Trung Quốc có tiến hành bước tiếp theo là truy tố những người này ra tòa hay không. Một phiên tòa xét xử công khai là rất quan trọng không chỉ vì chứng tỏ Trung Quốc tuân thủ các nguyên tắc tư pháp hình sự mà còn răn đe các tin tặckhác của Trung Quốc đang có ý định ăn cắp bí mật thương mại của các công ty Mỹ.
Video đang HOT
Các quan chức Mỹ cho biết họ không chắc rằng liệu các vụ bắt giữ này có phải đánh dấu sự thay đổi trong lập trường của Trung Quốc hay không hay chỉ là một động thái nhất thời nhằm tránh các biện pháp trừng phạt của Mỹ.
Một nguồn tin nắm rõ sự việc nhận định một vấn đề phức tạp là cơ quan công tố của Trung Quốc có thể yêu cầu Mỹ cung cấp bằng chứng về các vụ xâm nhập mạng mà các tin tặc bị cáo buộc. Thực hiện yêu cầu này có thể gây tổn hại thông tin nhạy cảm về cách mà chính phủ Mỹ lần ra dấu vết các nghi phạm.
Theo Ngự Bình/Washington Post
An ninh Thủ đô
Thêm sức mạnh hàn gắn quan hệ Mỹ - Cuba
Sự kiện Chủ tịch Cuba Raul Castro tới Mỹ tham dự Hội nghị thượng đỉnh về phát triển bền vững của Liên hợp quốc (LHQ) thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế...
... Vì đây là chuyến thăm Mỹ đầu tiên của người đứng đầu Cuba trong 56 năm qua, khẳng định thêm xu thế hòa giải giữa hai nước cựu thù thời Chiến tranh Lạnh.
Chủ tịch Cuba Raul Castro ngày 26/9 phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh LHQ về Phát triển bền vững tại thành phố New York (Mỹ).
Trong bài phát biểu tại New York, Chủ tịch Raul Castro đã hoan nghênh việc tái lập quan hệ với Mỹ là một "tiến bộ quan trọng", song nhấn mạnh rằng lệnh cấm vận vẫn còn là vấn đề dang dở, cần được giải quyết trong thời gian tới. Theo ông, đó là "vật cản chính" đối với sự phát triển kinh tế của La Habana.
Đề cập tới một nghị quyết của LHQ kêu gọi chấm dứt lệnh cấm vận kéo dài nhiều thập kỷ qua đối với Cuba, ông nhấn mạnh: "Chính sách như vậy, vốn bị 188 nước thành viên LHQ phản đối, cần phải được dỡ bỏ".
Giới phân tích nhận định Cuba và Mỹ đang nỗ lực cùng nhau khép lại một chương đen tối trong lịch sử quan hệ song phương, tiếp nối những diễn biến tích cực sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Raul Castro đạt được thỏa thuận tái thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 12/2014.
Hai nước đã nhanh chóng triển khai hàng loạt bước đi nhằm đẩy nhanh quá trình này. Mỹ và Cuba đã tiến hành 4 vòng đàm phán lần lượt tại thủ đô của hai nước với những tiến triển trong nhiều vấn đề quan trọng. Trung tuần tháng 7 vừa qua, Washington và La Habana chính thức mở đại sứ quán tại mỗi nước. Mỹ cũng dần dỡ bỏ các rào cản trong quan hệ thương mại hai nước như nới lỏng các hạn chế về đi lại và thương mại, giúp mở ra những lĩnh vực hợp tác song phương mới.
Ngay trước thềm chuyến thăm của Chủ tịch Raul Castro, chính quyền của ông Obama thông báo đang cân nhắc việc bỏ phiếu trắng đối với Nghị quyết hàng năm của LHQ chỉ trích các biện pháp bao vây cấm vận Cuba. Đây là điều chưa từng có trong lịch sử quan hệ hai nước.
Nếu bỏ phiếu trắng, đây sẽ là lần đầu tiên chính quyền Washington không phản đối một nghị quyết trực tiếp chỉ trích và yêu cầu chấm dứt lệnh cấm vận do chính nước Mỹ áp đặt chống Cuba cách đây 54 năm, đẩy Quốc hội nước này vào một cuộc đối đầu với chính quyền của Tổng thống Obama và phần còn lại của thế giới.
Có thể nói, lệnh bao vây cấm vận là rào cản cuối cùng trong tiến trình bình thường hóa quan hệ Mỹ - Cuba. Trong hơn nửa thế kỷ qua, "bức tường" mà Mỹ dựng lên nhằm cô lập Cuba với thế giới bên ngoài đã gây thiệt hại to lớn cho La Habana. Lệnh phong tỏa của Mỹ đã gây tổn thất hơn 1.000 tỷ USD cho Cuba. Tuy nhiên, bất chấp sự chống phá và sức ép của lệnh bao vây cấm vận, Cuba vẫn đứng vững và tiếp tục phát triển.
Trong khi đó, chính nước Mỹ cũng phải trả giá đắt vì cuộc cấm vận. Các công ty Mỹ bị thiệt hại hàng tỷ USD vì không làm ăn được với Cuba, chưa kể những cơ hội kinh doanh lớn ở đảo quốc xinh đẹp này trong tương lai, đặc biệt là lĩnh vực dầu khí.
Ngoài ra, xét về mặt chính trị, chính sách cấm vận chống Cuba cũng khiến Washington mất vị trí ngay tại khu vực từng được coi là "sân sau" của Mỹ, là chướng ngại vật lớn nhất trên con đường cải thiện quan hệ giữa Mỹ với các nước Mỹ Latinh.
Chính vì vậy, dỡ bỏ lệnh cấm vận phi lý này là điều tất yếu để khép lại một chương đen tối trong lịch sử quan hệ Mỹ-Cuba, mang lại lợi ích cho cả hai nước. Dù còn tồn tại những khác biệt về một số vấn đề, nhưng các nhà lãnh đạo của hai cựu thù thời Chiến tranh Lạnh đều chia sẻ nhận thức chung rằng trong các quan hệ quốc tế ngày nay, xu thế đối đầu đã trở nên lỗi thời và cần được thay thế bằng xu thế hòa giải nhằm mang lại lợi ích cho người dân của mỗi nước, thay vì phục vụ ý chí chính trị của một bộ phận chính khách bảo thủ tại các nước lớn.
Những nỗ lực thực tế cùng tuyên bố gợi mở của chính quyền Tổng thống Obama về lệnh cấm vận Cuba và sự có mặt lần đầu tiên của nhà lãnh đạo La Habana tại quốc gia đối địch trong hơn nửa thế kỷ qua đã khẳng định xu thế tất yếu này.
Theo TTXVN/baotintuc.vn
Chuyến thăm Mỹ của ông Tập Cận Bình: Khiêm tốn và mờ nhạt Kết quả chuyến thăm được coi là khá khiêm tốn so với tham vọng của 2 nước, vì lãnh đạo cấp cao hai bên đều chịu sức ép khá lớn từ nội tình đất nước. Sức ép từ đảng Cộng hòa đối với Tổng thống Obama và từ sự suy giảm kinh tế đối với Chủ tịch Tập Cận Bình. Khiêm tốn và...