Trung Quốc bắt giữ hơn 3.500 người vì Covid-19
3.551 người bị bắt vì các tội liên quan đến Covid-19 ở Trung Quốc, trong đó có các tội danh liên quan đến sản xuất khẩu trang, đồ bảo hộ giả hoặc kém chất lượng.
Từ tháng 2 đến tháng 4, chính quyền Trung Quốc đã bắt giữ 3.551 người vì các tội liên quan đến Covid-19, cơ quan công tố hàng đầu của nước này cho biết trong báo cáo thường niên công bố hôm 25/5.
Hầu hết người bị bắt giữ có các tội danh liên quan đến khẩu trang, đồ bảo hộ và thiết bị y tế, theo báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao (SPP) trình bày tại phiên họp của Quốc hội Trung Quốc.
Trong số những người bị bắt, 2.521 người đã bị truy tố và SPP cho biết đây là đóng góp của cơ quan này trong việc kiểm soát dịch.
Vào tháng 2, chính quyền Trung Quốc đã tăng cường xử lý các công ty vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Động thái này được thực hiện sau khi các nhà sản xuất khẩu trang trái phép bị phát hiện gắn nhãn 3M lên khẩu trang.
Video đang HOT
Các công tố viên Trung Quốc sẽ tiếp tục mạnh tay với nạn tham nhũng trong năm nay nhưng họ cũng tập trung vào những trường hợp phạm luật liên quan đến Covid-19 và động vật hoang dã. Ảnh: Reuters.
Trong tháng 4, hơn 85% trường hợp vi phạm sở hữu trí tuệ có liên quan đến khẩu trang giả hoặc kém chất lượng, theo SPP.
Trong cùng thời gian, 2.829 người đã bị truy tố vì các tội liên quan đến xử lý chất thải không phù hợp hoặc luật động vật hoang dã.
Các công tố viên sẽ tiếp tục mạnh tay với nạn tham nhũng trong năm nay nhưng họ cũng tập trung vào những trường hợp phạm luật liên quan đến Covid-19 và động vật hoang dã.
“Chúng tôi sẽ tiêu chuẩn hóa công tác kiểm sát việc tranh tụng lợi ích công cộng. Chúng tôi cũng sẽ tích cực xử lý một cách an toàn các trường hợp liên quan phúc lợi công cộng trong các lĩnh vực công nghiệp, y tế cộng đồng, bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em, bắt nạt trực tuyến và xóa đói giảm nghèo”, Viện trưởng SPP Zhang Jun phát biểu khi trình bày báo cáo.
SPP cũng cho biết cơ quan này sẽ tiếp tục chú trọng hơn đến quyền sở hữu trí tuệ trong năm tới để bảo vệ cả doanh nghiệp nước ngoài và trong nước.
Việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ lỏng lẻo đã trở thành một vấn đề của các công ty nước ngoài kinh doanh tại Trung Quốc.
Trung Quốc soạn thảo kế hoạch 5 năm mới
Kế hoạch 5 năm tiếp theo đang được Trung Quốc xây dựng với mục tiêu tăng tự chủ, giảm sự phụ thuộc vào công nghệ Mỹ .
Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 của Trung Quốc sẽ đặt ra mục tiêu chính trị và kinh tế cho giai đoạn 2021-2025, phản ánh sự thay đổi chính sách của Bắc Kinh trong bối cảnh Trung Quốc và Mỹ đang ở thế đối đầu căng thẳng về nhiều vấn đề, cũng như xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh toàn cầu, theo các nhà nghiên cứu đang tham gia chuẩn bị kế hoạch trên.
Phiên bản hoàn chỉnh của kế hoạch này chỉ được công bố vào tháng 3/2021, nhưng các phân tích sơ bộ cho thấy Trung Quốc sẽ đẩy mạnh tự chủ trong phát triển bằng cách giảm sự phụ thuộc vào công nghệ và nguồn xuất khẩu từ Mỹ.
Ông Tập đi qua các đại biểu trong phiên khai mạc kỳ họp quốc hội Trung Quốc hôm 21/5. Ảnh: AFP.
Cùng lúc đó, Bắc Kinh vẫn sẽ duy trì khuôn khổ chính sách "mở cửa và tái cơ cấu" nhằm duy trì vai trò trung tâm trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là với các nước châu Á và châu Âu, đồng thời giảm thiểu tác hại của "nguy cơ tách rời" ngày càng lớn với Washington.
Ý tưởng này được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ủng hộ trong cuộc họp Bộ Chính trị, theo đó Bắc Kinh sẽ áp dụng mô hình phát triển mới "bao gồm cả hệ thống kinh tế nội địa quy mô lớn và mạng lưới kinh tế quốc tế", thay vì dựa hoàn toàn vào thị trường nước ngoài.
Trung Quốc sẽ không từ bỏ thị trường nước ngoài, nhưng sẽ chuyển dịch ngành sản xuất nội địa để đáp ứng nhu cầu khổng lồ trong nước. Điều này được củng cố bởi bản thảo "Hướng về phía Tây" vừa được công bố, trong đó hứa hẹn khoản đầu tư vào những dự án công nghiệp ở các tỉnh miền trung và miền tây, nhằm giảm bớt thiệt hại mà những tỉnh phía đông Trung Quốc hứng chịu do Covid-19.
Công nghệ cũng là một trong những lĩnh vực then chốt được kỳ vọng sẽ có đột phá trong kế hoạch 5 năm tiếp theo của Trung Quốc. Việc Washington nhắm vào tập đoàn Huawei và hạn chế xuất khẩu công nghệ cao cho Bắc Kinh khiến nước này tìm mọi cách giảm sự phụ thuộc vào công nghệ ngoại nhập.
Các kế hoạch 5 năm của Trung Quốc từ năm 1981 đến nay đều ưu tiên phát triển kinh tế, đồng thời mở rộng ra những mục tiêu bảo vệ môi trường và an sinh xã hội. Nó là nền tảng cho hàng trăm kế hoạch 5 năm cấp tỉnh, thành phố và ngành công nghiệp, bảo đảm sự đồng nhất về phát triển trên khắp cả nước.
Trong kế hoạch 5 năm giai đoạn 2016-2020, Ủy ban Đổi mới và Phát triển Quốc gia (NDRC) của Trung Quốc đã đặt ra 25 mục tiêu tăng trưởng, trong đó 13 mục tiêu buộc phải hoàn thành như giảm đói nghèo và bảo đảm diện tích canh tác tối thiểu.
Đánh giá giữa kỳ vào năm 2018 cho thấy 4 mục tiêu bị chậm so với kế hoạch, trong đó có ngân sách phát triển và nghiên cứu công nghệ, cũng như chất lượng nước.
Đại dịch Covid-19 cũng đe dọa mục tiêu quan trọng nhất là tăng gấp đôi quy mô nền kinh tế từ năm 2010 đến 2020, khiến nền kinh tế Trung Quốc suy giảm 6,8% trong quý 1/2020 và chấm dứt mọi hy vọng đạt mức tăng thu nhập bình quân đầu người tối thiểu là 6,5% trong năm nay.
Những quyết định lớn nhất trong sự kiện chính trị quan trọng nhất năm ở TQ Trong kỳ họp Quốc hội được tổ chức vào ngày 22.5, lần đầu tiên trong lịch sử, Trung Quốc không đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, Bắc Kinh lại quyết định tăng 6,6% ngân sách chi cho quốc phòng. Phiên họp Quốc hội Trung Quốc khai mạc (ảnh: Xinhua) Tại sự kiện chính trị quan trọng nhất năm, Thủ tướng...