Trung Quốc bắt giữ 900 tin tặc trong hơn 400 vụ tấn công mạng
Bộ Công an Trung Quốc cho biết trong vòng 6 tháng, cảnh sát nước này đã xử lý hơn 400 trường hợp liên quan đến tin tặc và tiến hành bắt giữ 900 kẻ tình nghi trong chiến dịch toàn quốc về an ninh mạng.
Ngày 10/11 vừa qua, cảnh sát Trung Quốc đã dẫn độ 254 kẻ tình nghi lừa đảo viễn thông qua mạng từ Campuchia và Indonesia về nước.
Chiến dịch này được tiến hành trên quy mô toàn quốc, nhằm mục đích giữ gìn trật tự và “bảo vệ lợi ích cộng đồng”. Bộ Công an đã đưa ra kế hoạch “đàn áp” chống lại tội phạm trực tuyến và nỗ lực chống lại những tội ác khiến công chúng bị “tổn thương”.
Tuyên bố của Bộ cũng cho biết, chiến dịch này được thực hiện trong vòng 6 tháng, cảnh sát Trung Quốc chủ yếu chiến đấu với những kẻ tấn công các trang web, làm lây lan virut để đánh cắp dữ liệu từ các ngân hàng trực tuyến cũng như lợi dụng internet để lợi dụng, lừa đảo người dân.
Bộ Công an cũng tăng cường nỗ lực, xây dựng hơn 300 phòng thí nghiệm để nghiên cứu và xử lý các chứng cứ điện tử.
Một phát ngôn viên giấu tên của Bộ cho biết: “Chúng tôi sẽ còn tiếp tục gây áp lực lớn cho bọn tội phạm trực tuyến để giữ cho không gian mạng trong sạch, trật tự và bảo vệ lợi ích của cộng đồng”. Ông này cũng cho biết việc bắt giữ một số đối tượng trong chiến dịch được tiến hành thông qua hợp tác quốc tế.
Vào đầu năm 2015, cảnh sát Diên Biên, tỉnh Cát Lâm phát hiện một băng đảng gồm người Trung Quốc và Hàn Quốc, tiến hành đánh cắp từ các tài khoản ngân hàng trực tuyến. Cảnh sát điều tra ra sau khi nhận được chứng cứ hỗ trợ từ phía Hàn Quốc.
Video đang HOT
Bộ Công an cho biết, băng đảng này đã thực hiện hành vi đánh cắp ở nhiều thành phố Trung Quốc, bao gồm Uy Hải tỉnh Sơn Đông, Long Nham tỉnh Phúc Kiến và đang nhắm mục tiêu vào các tổ chức tài chính Hàn Quốc. Tổng cộng 31 nghi phạm đã bị bắt giữ.
Ông Li Yuxiao, giám đốc Trung tâm nghiên cứu luật và quản lý mạng đại học Bắc Kinh, trực thuộc Bộ Bưu chính Viễn thông cho biết, chiến dịch quốc gia này đã cho thấy rằng Trung Quốc gánh vác trách nhiệm chống lại tội phạm trực tuyến.
“Trung Quốc là một quốc gia có trách nhiệm, có quyết tâm mạnh mẽ để chống lại những sự hủy hoại không gian mạng, bất kể đối tượng đến từ đâu. Chúng tôi đàn áp tội phạm trực tuyến thông qua luật pháp và giám sát”, ông Li nói.
PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo ChinaDaily)
Theo DSPL
IS chiếm 54.000 tài khoản Twitter để trả thù
Những phần tử Nhà nước Hồi giáo cực đoan (IS) đã chiếm hàng ngàn tài khoản Twitter để trả thù vụ một phần tử khủng bố IS bị thiệt mạng sau vụ không kích.
Nhóm cực đoan hoạt động trên mạng internet mang tên Cyber Caliphate (Lãnh thổ số hóa), được dựng lên bởi Junaid Hussain từ Birmingham (Anh) đã kêu gọi các phần tử khác chiếm quyền kiểm soát tài khoản Twitter để lan truyền các nội dung của IS. Hầu hết các nạn nhân bị đánh cắp tài khoản là ở Ả Rập Xê-út. Một số khác lo sợ sẽ có những công dân Anh cũng bị chúng chiếm tài khoản.
Các chuyên gia miêu tả đây chính là sự leo thang của chiến tranh số hóa. Hơn 54.000 tài khoản Twitter kèm mật khẩu đã bị đánh cắp và đăng tải lên mạng internet vào ngày Chủ Nhật (8.11) vừa qua.
Nhóm Lãnh thổ số hóa được Junaid Hussain thành lập tại Anh đang kêu gọi các thành phần cực đoan khác chiếm quyền kiểm soát Twitter để đăng tải các nội dung tuyên truyền của IS.
Một nạn nhân là kĩ sư người Anh sống ở Ả Rập Xê-út có nói: "Tôi thực sự sợ hãi cách mà chúng chiếm được toàn bộ thông tin chi tiết của tôi". Những kẻ cực đoan đăng tải thông tin cá nhân, bao gồm cả số điện thoại của người đứng đầu các cơ quan an ninh Mỹ như CIA, FBI và Cục An ninh Nội địa.
Hussain là kẻ chủ mưu tấn công trên mạng internet trước khi hắn bị một máy bay không người lái của Mỹ tiêu diệt hồi tháng 8 vừa qua. Vợ của hắn là Sally Jones - được biết tới với tên gọi "Bà khủng bố" - cũng nằm trong danh sách những kẻ tuyển quân IS nguy hiểm nhất nước Anh.
Sau cái chết của Hussain, Lãnh thổ số hóa chuyển sang hoạt động ngầm.
Tuy nhiên chỉ vài tháng sau khi đã gặt hái được nhiều thông tin quan trọng và nhạy cảm, nhóm này lại xuất hiện ở Twitter vào 9 giờ tối ngày hôm qua (8.11). "Chúng tao đã quay trở lại", nội dung một đoạn trạng thái đăng tải ở Twitter.
Các tài khoản bị chiếm quyền kiểm soát xuất hiện tên của những hacker và hình đại diện bên dưới kèm dòng chữ "Hacker IS" viết bằng chữ đỏ đậm. Những tên này còn tuyên bố: "Thông tin bọn tao có được phải mất hàng năm trời mới đăng tải hết". Cuối cùng, IS dọa nạt: "Bọn tao sẽ dấy cờ khắp đất châu Âu".
Trong một động thái lo ngại sự leo thang chiến tranh mạng, thông tin tài khoản cá nhân và mật mã của hơn 54.000 tài khoản Twitter đã bị đánh cắp được gửi lên mạng vào ngày hôm qua (8.11)
IS còn gửi đường dẫn tới cơ sở dữ liệu các thông tin chi tiết của hoàng gia Ả Rập Xê-út. Tuy nhiên thông tin này chưa được xác nhận.
Sau cái chết của kẻ đầu sỏ Hussain, Lãnh thổ số hóa chuyển sang hoạt động ngầm.
2 tiếng sau khi vụ việc xảy ra, tài khoản Twitter của nhóm Lãnh thổ số hóa đã bị cơ quan an ninh đóng lại. Dù vậy không thể biết chính xác những tài khoản bị chiếm đoạt được sử dụng vào mục đích gì. Nhiều nạn nhân nói với báo Daily Mail rằng họ còn không biết rằng tài khoản của mình bị chiếm. "Vâng, đó là mật mã tôi đang dùng", một bác sĩ nói. "Thật đáng sợ và kinh khủng khi chúng chiếm được thông tin cá nhân của tôi". Vị bác sĩ đó nói rằng mình không hề được cảnh báo về vụ tấn công từ phía chủ quản Twitter.
Chuyên gia an ninh mạng Tony McDowell nói rằng : "Thật sự rất đang lo ngại khi những kẻ khủng bố lấy thông tin bằng cách này".
Theo_24h
Báo Nga: TQ đã thay đổi Khái niệm "Chiến tranh Nhân dân" Trung Quốc đã thay đổi Khái niệm "Chiến tranh Nhân dân" vốn chỉ dựa vào sự vượt trội về nhân lực và các trang bị vũ khí, khí tài lạc hậu. Trang mạng Gearmix.ru (Nga) đăng tải bài viết nói về 5 loại vũ khí tối tân mà Trung Quốc có thể sử dụng để kiểm soát các "chuỗi đảo thứ nhất" khiến...