Trung Quốc ‘bật đèn xanh’ với cây trồng biến đổi gien
Trung Quốc đã đưa ra các quy tắc thí điểm để phê duyệt cây trồng chỉnh sửa gien, mở đường cho việc cải thiện sản lượng mùa màng.
Một nông dân thu hoạch ngô tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc đã đăng tải các quy tắc mới vào ngày 24/1. Dự thảo quy tắc có nội dung rằng một khi cây trồng đã được chỉnh sửa gien và hoàn thành các thử nghiệm thí điểm, thì có thể xin giấy chứng nhận sản xuất, bỏ qua các cuộc thử nghiệm kéo dài trên đồng ruộng để được phê duyệt.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) cho biết những quy tắc này được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh áp dụng các biện pháp nhằm cải tổ ngành công nghiệp hạt giống, vốn được coi là mắt xích yếu trong nỗ lực đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Chỉnh sửa gien được coi là một công nghệ mới ít rủi ro hơn công nghệ biến đổi gien bởi nó không liên quan đến việc bổ sung thêm gene ngoại lai vào cây trồng. Thay vào đó, các nhà khoa học chỉnh sửa hoặc thay đổi gien vốn có sẵn trong cây trồng để cải thiện năng suất hoặc tăng dinh dưỡng.
Video đang HOT
Độ chính xác của công nghệ chỉnh sửa gien khiến nó có tốc độ nhanh hơn nhiều so với việc nhân giống thông thường và cũng làm giảm chi phí. Các quy tắc liên quan đến công nghệ này cũng được đánh giá là ít rườm rà hơn ở một số quốc gia.
Chủ tịch công ty hạt giống Origin Agritech (Trung Quốc), ông Han Gengchen đánh giá: “Điều này thực sự mở cửa cho việc nhân giống cây trồng. Đây cũng là cơ hội lớn để cải thiện cây trồng chính xác và hiệu quả hơn”.
Giới lãnh đạo Trung Quốc vào cuối năm 2020 nhận định rằng nước này cần sử dụng khoa học và công nghệ để thay đổi công nghiệp hạt giống vốn chật vật vì ít đổi mới. Có nhiều ý kiến cho rằng Bắc Kinh có thể cho phép trồng ngô biến đổi gien vào đầu năm nay.
Ngân hàng Rabobank (Hà Lan) đánh giá các viện nghiên cứu của Trung Quốc đã công bố số nghiên cứu về cây trồng chỉnh sửa gien nhiều hơn hẳn những nước khác.
Rabobank nhận định: “Với đầu tư mạnh mẽ của chính phủ Trung Quốc trong biến đổi gien, chúng tôi dự đoán Bắc Kinh sẽ có nhiều chính sách cởi mở hơn với công nghệ này trong những năm tới”.
Mưa lũ ảnh hưởng hơn 1,75 triệu người ở một tỉnh Trung Quốc
Ngày 11-10, truyền thông Nhà nước Trung Quốc đưa tin hơn 120.000 người phải sơ tán, mùa màng bị hư hại và các mỏ than phải đóng cửa sau khi mưa lớn gây ngập lụt tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc cuối tuần qua.
Mưa lũ ảnh hưởng hơn 1,75 triệu cư dân của tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc - Ảnh: AFP
Theo Hãng tin AFP, nhiều khu vực trong tỉnh đã ghi nhận lượng mưa kỷ lục trong tuần qua. Chính quyền tỉnh Sơn Tây đã yêu cầu các mỏ than áp dụng các biện pháp chống lũ, lập kế hoạch khẩn cấp phòng rủi ro do mưa lũ.
Ít nhất 60 mỏ than ở tỉnh Sơn Tây - một trong những vùng sản xuất than hàng đầu Trung Quốc - đã ngừng hoạt động do mưa lũ trong bối cảnh Bắc Kinh đang khan hiếm than và thiếu điện trên cả nước.
Theo Tân Hoa xã , mưa lũ cũng ảnh hưởng đến 1,75 triệu cư dân, gây hư hại 190.000ha hoa màu, phá hỏng 17.000 tòa nhà trong tỉnh.
Trong khi đó, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) quay cảnh các công nhân đang sửa một con đập bị vỡ và các đoạn đường ray xe lửa trôi lềnh bềnh trong nước lũ.
Cơ quan khí tượng Sơn Tây dự báo mưa lớn kéo dài trong những ngày tới, kêu gọi nông dân "gấp rút thu hoạch".
Theo AFP, giới chức tỉnh Sơn Tây vẫn chưa công bố con số thương vong trong đợt mưa lũ mới nhất ở Trung Quốc. Đợt mưa lũ hiện nay cũng gây lo lắng về việc đảm bảo nguồn cung cấp điện cho người dân trong mùa đông sắp tới.
Trước đó, tháng 7, mưa lũ tại tỉnh Hà Nam đã khiến hơn 300 người thiệt mạng.
Nữ tiến sĩ "chạy trốn" hôn nhân sắp đặt để theo đuổi nghiên cứu khoa học Bằng khát khao và niềm tin vào giáo dục, PGS.TS. Parwinder Kaur, Giám đốc dự án 'DNA Zoo Australia' tại trường Đại học Tây Australia (Australia), đã trở thành đại sứ của các chương trình hướng đến thu hẹp khoảng cách giới trong công nghệ. PGS.TS. Parwinder Kaur Parwinder Kaur hiện là người đứng đầu chương trình nghiên cứu hệ gene biến đổi....