Trung Quốc “bật đèn xanh” cho vaccine Covid-19 ngoại đầu tiên
Sức ép từ việc tổ chức Thế vận hội Olympics mùa đông năm 2022 được cho là một phần nguyên nhân khiến Trung Quốc “ bật đèn xanh” cho vaccine nước ngoài đầu tiên…
Một điểm tiêm phòng vaccine Covid-19 ở Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc – Ảnh: TPG
Chính phủ Trung Quốc dự kiến phê duyệt vaccine Covid-19 ngoại đầu tiên trước tháng 7 tới trong bối cảnh các nhà khoa học trong nước cũng như cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài tại nước này thúc giục chính quyền đa dạng nguồn vaccine, tờ Wall Street Journal dẫn nguồn tin thân cận cho biết.
Theo nguồn tin, c ác nhà chức trách Trung Quốc đã xem xét kỹ lưỡng dữ liệu thử nghiệm lâm sàng của vaccine Covid-19 do hãng dược Pfizer và BioNTech SE phát triển và dự kiến cấp phép phân phối vaccine này trong 10 tuần tới.
Hiện tại, hầu hết các nhà sản xuất vaccine của Trung Quốc đều đưa ra dữ liệu cho thấy vaccine của họ có hiệu quả phòng ngừa Covid-19 gần 100% đối với virus thể nặng. Tuy nhiên, một số nhà chuyên gia y tế, bao gồm Giám đốc Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Bệnh tật Trung Quốc, đã nỗ lực thúc đẩy việc đưa vào sử dụng các loại vaccine của phương Tây – được cho là có hiệu quả cao hơn trong việc phòng ngừa nhiễm virus thể nhẹ.
Các doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc đang mong chờ chính phủ nước này đưa vào tiêm chủng các loại vaccine Covid-19 của phương Tây. Theo ông Ker Gibbs, Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại Mỹ, việc này sẽ giúp hoạt động đi lại quốc tế dễ dàng hơn bởi nhiều nước đã cấp phép các loại vaccine phương Tây. Phòng Công nghiệp và Thương mại Mỹ đã liên tục thúc giục chính phủ Trung Quốc cấp phép cho vaccine của BioNTech, đang được sản xuất và phân phối bởi Pfizer Inc. từ tháng 12 năm ngoái.
Cuối năm ngoái, BioNTech đã ký hợp đồng với hãng dược Shanghai Fosun Pharmaceutical Group để cung cấp 100 triệu liều vaccine sang Trung Quốc ngay khi vaccine này được phê duyệt.
Tuy vậy, thời gian cụ thể cho việc cấp phép chưa được chốt và quyết định này còn phụ thuộc một phần vào việc các loại vaccine của Trung Quốc được phê duyệt tại các nước khác, nguồn tin của Wall Street Journal cho biết.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hiện đang xem xét cấp phép sử dụng trong trường hợp khẩn cấp đối với các loại vacine do hãng dược nhà nước Sinopharm của trung Quốc và hãng dược tư nhân Sinovac Biotech Ltd. vào đầu tháng 5. Hiện tại, Mỹ chưa phê duyệt bất kỳ vaccine Covid-19 nào của Trung Quốc.
Cuối tuần trước, cơ quan quản lý y tế tại Chile công bố kết quả nghiên cứu với 10,5 triệu người cho thấy vaccine của Sinovac có hiệu quả phòng ngừa 16% sau liều tiêm đầu tiên và 67% sau liều thứ hai. Trong khi đó, vaccine của BioNTech và Pfizer phát triển cho hiệu quả phòng ngừa lên tới 91,3% sau liều tiêm thứ hai trong 6 tháng.
Hiện tại, Trung Quốc đã cấp phép 5 loại vaccine sản xuất trong nước, bao gồm 4 loại dùng đại trà và 1 loại dùng trong trường hợp khẩn cấp. Dù đã kiểm soát được dịch bệnh, nước này vẫn gấp rút đẩy nhanh kế hoạch tiêm chủng với mục tiêu tiêm cho 40% dân số – khoảng 560 triệu người – trước mùa hè tới.
Bên cạnh việc cung cấp vaccine trong nước, từ đầu năm, Trung Quốc cũng đã xuất khẩu hơn 115 triệu liều vaccine, chủ yếu sang các nước đang phát triển, theo dữ liệu từ Airfinity.
Video đang HOT
Việc Bắc Kinh cân nhắc phê duyệt vaccine của BioNTech một phần xuất phát từ sức ép tổ chức Thế vận hội Olympics mùa đông năm 2022, dự kiến được tổ chức tại Trung Quốc vào tháng 2. Nguồn thạo tin cho biết Bắc Kinh dự kiến tất cả vận động viên tham dự thế vận hội sẽ tiêm vaccine này.
Trung Quốc phạt Alibaba: Một mũi tên trúng hai đích
Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra mức phạt kỷ lục 2,75 tỷ USD đối với Alibaba, đây được coi như lời cảnh báo tới các công ty công nghệ hàng đầu của Trung Quốc: tuân thủ quy định hoặc chuẩn bị chịu trận.
Alibaba nhận án phạt 2,75 tỷ USD
Khoản phạt "tượng trưng"
Theo cơ quan giám sát chống độc quyền của Trung Quốc, mức phạt 18,2 tỷ nhân dân tệ (tương đương 2,75 tỷ USD) cao gấp ba lần mức phạt cao nhất trước đó mà nhà sản xuất chip Qualcomm của Mỹ phải trả vào năm 2015 (khoảng 1 tỷ USD) và tương đương 4% doanh thu nội địa năm 2019 của Alibaba.
"Alibaba đã sử dụng các quy tắc nền tảng và các phương pháp kỹ thuật như dữ liệu và thuật toán để duy trì và củng cố sức mạnh thị trường của chính mình và đạt được lợi thế cạnh tranh không phù hợp", Cục Quản lý Nhà nước về Quy chế Thị trường kết luận trong cuộc điều tra của mình.
Công ty cũng sẽ phải bắt đầu "cải tổ toàn diện", từ việc bảo vệ người bán và khách hàng đến tăng cường kiểm soát nội bộ, các nhà chức trách Trung Quốc tuyên bố.
Dù là mức phạt kỷ lục, nhưng khoản tiền 2,75 tỷ USDgần như không ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Alibaba, vốn ghi nhận lợi nhuận hơn 12 tỷ USD chỉ trong 3 tháng cuối năm 2020, nhưng lại giúp loại bỏ phần nào sự không chắc chắn đang đeo bám tập đoàn lớn thứ hai của Trung Quốc.
Các nhà phân tích Vey-Sern Ling và Tiffany Tam của Bloomberg Intelligence cho biết: "Khoản tiền phạt kỷ lục của Trung Quốc đối với Alibaba có thể dỡ bỏ phần quy định đã đè nặng lên công ty kể từ khi bắt đầu cuộc điều tra chống độc quyền vào cuối tháng 12 năm ngoái. Có thể nói Alibaba sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền nhỏ để loại bỏ sự không chắc chắn đó".
Người sáng lập Alibaba - tỷ phú Jack Ma (chính giữa), từng phải tránh xa truyền thông sau khi Alibaba bị chính quyền điều tra chống độc quyền. Ảnh: Reuters
Công ty do Jack Ma sáng lập cho biết sẽ tổ chức một cuộc họp vào sáng thứ Hai theo giờ Việt Nam để giải quyết những câu hỏi còn tồn tại xung quanh yêu cầu của cơ quan giám sát chống độc quyền.
Các nhà chức trách Trung Quốc cho biết, công ty có trụ sở tại Hàng Châu sẽ được yêu cầu thực hiện "các biện pháp khắc phục toàn diện", bao gồm tăng cường kiểm soát nội bộ, duy trì cạnh tranh công bằng và bảo vệ các doanh nghiệp trên nền tảng của mình và quyền lợi của người tiêu dùng. Alibaba sẽ phải phải nộp báo cáo về việc tự điều chỉnh cho cơ quan có thẩm quyền trong 3 năm liên tiếp.
"Alibaba chấp nhận hình phạt một cách chân thành và sẽ đảm bảo tuân thủ quyết tâm của mình. Để phục vụ trách nhiệm của mình đối với xã hội, Alibaba sẽ hoạt động theo luật pháp, tiếp tục củng cố hệ thống và xây dựng dựa trên sự phát triển thông qua đổi mới", công ty cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Bảy.
Ông Daniel Zhang - Giám đốc điều hành của Alibaba, cho biết trong một bản thông báo gửi nhân viên hôm thứ Bảy rằng công ty luôn thích ứng khi gặp thách thức. Ông kêu gọi sự đoàn kết giữa các nhân viên, khẳng định rằng công ty nên "tự điều chỉnh và bắt đầu lại từ đầu".
Một mũi tên bắn hai con chim
Tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc cho biết trong một bài bình luận hôm thứ Bảy rằng hình phạt này liên quan đến các biện pháp chống độc quyền cụ thể mà cơ quan quản lý thực hiện để "ngăn chặn sự bành trướng của giới tư bản một cách mất trật tự".
"Độc quyền là kẻ thù lớn của nền kinh tế thị trường. Không có gì mâu thuẫn giữa điều tiết theo luật và hỗ trợ phát triển. Đúng hơn, chúng bổ sung cho nhau và tương trợ nhau", tờ báo hàng đầu Trung Quốc khẳng định.
Cũng theo Nhân dân Nhật báo, việc đưa ra mức xử phạt đối với Alibaba "không có nghĩa là (nhà nước) phủ nhận vai trò quan trọng của nền kinh tế nền tảng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội nói chung và không báo hiệu sự thay đổi thái độ về sự hỗ trợ của nhà nước. Các quy định là để phát triển tốt hơn, và kiểm soát cũng là một cách yêu".
Trả lời tờ New York Times, Phó giáo sư Angela Zhang - giám đốc Trung tâm Luật Trung Quốc tại Đại học Hong Kong, cho biết: "Mức phạt kỷ lục giúp chính phủ Trung Quốc thu hút sự chú ý của giới truyền thông và gửi tín hiệu mạnh mẽ đến các công ty công nghệ khác. Đây là chiêu một mũi tên bắn hai con chim".
Hôm thứ Bảy, cơ quan giám sát cho biết các hoạt động của Alibaba đã cản trở cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, ảnh hưởng đến sự đổi mới trong nền kinh tế internet và gây tổn hại đến lợi ích của người tiêu dùng.
Giống như Facebook, Google và các gã khổng lồ internet khác, Alibaba đã lập luận rằng việc mở rộng hệ sinh thái kinh doanh giúp làm cho mỗi dịch vụ của họ hữu ích hơn. Nhưng các nhà phê bình cho rằng quy mô của công ty làm giảm sân chơi cho các đối thủ cạnh tranh và hạn chế sự lựa chọn của người tiêu dùng.
Theo phó giáo sư Angela Zhang, Alibaba giờ đây sẽ phải thận trọng hơn nhiều khi định điều chỉnh quy định đối với các đối tác và đối thủ của mình: "Các đối thủ cạnh tranh của họ sẽ là người đầu tiên chạy đến cơ quan quản lý để khiếu nại nếu có vấn đề".
Mặc dù vậy, bà Zhang cho biết việc Bắc Kinh không yêu cầu Alibaba có thêm nhượng bộ lớn nào khiến quyết định xử phạt của cơ quan chống độc quyền là "tin tốt cho công ty".
Cách đây 6 năm, khi bị Trung Quốc phạt, Qualcomm cũng đã đồng ý giảm giá khủng cho khách hàng trong nước đối với tiền bản quyền bằng sáng chế. Hôm thứ Bảy, cơ quan quản lý thị trường chỉ nói rằng Alibaba sẽ phải kiềm chế hành vi phản cạnh tranh của mình và gửi báo cáo tuân thủ hoạt động trong 3 năm.
"Tôi nghĩ rằng thị trường nên phản ứng tích cực", giáo sư Zhang nói, mặc dù bà cảnh báo rằng chính phủ Trung Quốc luôn có thể theo đuổi các cuộc điều tra về các khía cạnh khác trong hoạt động kinh doanh của Alibaba.
Chính quyền Bắc Kinh luôn lo ngại về khả năng của Alibaba trong việc gây ảnh hưởng đến dư luận và muốn công ty này bán một số tài sản truyền thông của mình, bao gồm tòa soạn South China Morning Post, tờ báo tiếng Anh hàng đầu của Hong Kong.
Kiểm soát trong khuôn khổ
Chủ nghĩa hoài nghi về tầm ảnh hưởng của các công ty công nghệ cũng đang gia tăng ở Mỹ và châu Âu. Các nhà quản lý phương Tây đã nhiều lần phạt các "gã khổng lồ" như Google hay Facebook vì nhiều vi phạm chống độc quyền khác nhau. Nhưng nhìn chung, những hình phạt này không đủ để làm thay đổi bản chất hoạt động kinh doanh của các công ty và giảm bớt lo ngại về quyền lực quá lớn của họ.
Trung Quốc bắt đầu muộn hơn phương Tây trên mặt trận này. Trong những tháng gần đây, ngoài cuộc điều tra của Alibaba, cơ quan chống độc quyền Trung Quốc cũng đã áp dụng các khoản tiền phạt nhỏ hơn đối với một số công ty vì không báo cáo trước các giao dịch mua lại.
Tuy nhiên, chiến dịch của chính phủ đã bắt đầu ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của những gã khổng lồ Internet Trung Quốc, phản ánh mức độ tuân thủ nghiêm các yêu cầu của chính quyền Bắc Kinh.
Trong nhiều năm, Alibaba và đối thủ truyền kiếp Tencent, đã cạnh tranh khốc liệt trong nhiều lĩnh vực kinh doanh, bao gồm cả việc ngăn cản người dùng của họ tìm tới dịch vụ của công ty khác. Điều đó có thể bắt đầu thay đổi. Lần đầu tiên kể từ khi thành lập, Alibaba đã đăng ký để hai trong số các nền tảng thương mại của mình là Taobao Deals và Xianyu có mặt trên WeChat, ứng dụng nhắn tin phổ biến của Tencent.
Tencent là một mục tiêu tiềm năng của cơ quan giám sát chống độc quyền trong tương lai. Ứng dụng WeChat của Tencent đã tạo ra một hệ sinh thái tin tức, giải trí, tài chính, mua sắm và hơn thế nữa, trở thành một người gác cổng cần thiết cho người dùng Internet tại Trung Quốc.
"Khi các công ty trở nên lớn mạnh và khi các dịch vụ Internet ngày càng trở thành một phần của cuộc sống của con người, thì các công ty cần phải có trách nhiệm hơn nhiều, với cả người dùng, với chính phủ và xã hội", chủ tịch của Tencent Martin Lau, cho biết. "Tôi nghĩ điều quan trọng là chúng ta phải hiểu nhiều hơn về những gì chính phủ đang quan tâm, những gì xã hội đang quan tâm và thậm chí phải tuân thủ nhiều hơn nữa".
Các quan chức Trung Quốc dường như không muốn lấn át các công ty Internet, những doanh nghiệp vốn có rất nhiều người dùng trung thành và luôn tuyển dụng nhiều người trẻ, có trình độ học vấn cao.
Đối với một số người tiêu dùng Alibaba, kết quả của vụ điều tra chống độc quyền không có khả năng thay đổi hành vi tiêu dùng của họ hoặc lòng trung thành với nền tảng thương mại điện tử của công ty này.
"Tôi chưa nghĩ đến việc sử dụng các nền tảng khác vì có rất nhiều gian hàng trên Taobao. Nếu tôi không thích một người bán trên Taobao, tôi chỉ cần chuyển sang một người bán khác", Chanly Luo, một người dùng Taobao lâu năm ở thành phố Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông, chia sẻ với tờ South China Morning Post.
Ngoài ra, chính quyền Bắc Kinh dường như chỉ muốn kiểm soát trong khuôn khổ đối với những gã khổng lồ Internet, bởi việc chèn ép các "đầu tàu kinh tế" có thể làm suy yếu Trung Quốc trong cuộc cạnh tranh chiến lược với các cường quốc toàn cầu.
Trong lĩnh vực công nghệ cao, "sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ đang trở nên gay gắt hơn bao giờ hết", bà Li Quing - cựu quan chức cơ quan quản lý thị trường Trung Quốc nhận định.
"Chúng ta phải cung cấp cho các doanh nghiệp đổi mới nhiều không gian hơn để phát triển, một môi trường chính sách tốt hơn và nhiều cơ hội hơn để sửa chữa những sai lầm. Chúng ta phải khuyến khích các doanh nghiệp tiếp tục đổi mới và trở nên lớn mạnh".
Thái Lan đặt hy vọng vào 'hộ chiếu vaccine' Ngay khi Thái Lan bắt đầu chiến dịch tiêm chủng ngừa COVID-19 vào cuối tháng 2 vừa qua, Thủ tướng Prayut Chan-o-cha đã ra lệnh cho các quan chức xem xét việc sử dụng "hộ chiếu vaccine" trong tương lai. Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha (giữa) được tiêm vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca tại thủ đô Bangkok ngày 16/3/2021. Ảnh: AP/TTXVN Theo...