Trung Quốc ‘bất bình’ với Mỹ vì đảo tranh chấp
Trung Quốc vừa bày tỏ sự bất bình sau khi ngoại trưởng Mỹ cảnh báo không nên thách thức sự quản lý của Nhật với chuỗi đảo đang là trung tâm tranh chấp lãnh hải giữa Bắc Kinh và Tokyo.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương. Ảnh: Xinhua
Trung Quốc “bất bình mạnh mẽ và kiên quyết phản đối” bài phát biểu, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương hôm qua tuyên bố trên trang web của bộ.
Video đang HOT
“Chúng tôi kêu gọi phía Mỹ xử lý vấn đề đảo Điếu Ngư với thái độ có trách nhiệm”, ông Tần cho biết khi nói về chuỗi đảo tranh chấp mà người Nhật gọi là Senkaku, còn Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư. Ông cũng đề nghị Washington “cẩn thận trong lời ăn tiếng nói” và “có những hành động thực tế để đảm bảo hòa bình, ổn định của khu vực cũng như trong quan hệ Mỹ – Trung”.
Ông Tần đưa ra tuyên bố sau khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hôm 18/1 cho biết Mỹ phản đối “bất cứ hành động đơn phương nào hòng tìm cách làm suy yếu quyền quản lý của Nhật Bản” đối với chuỗi đảo, trong buổi họp báo cùng người đồng cấp Nhật Bản Fumio Kishida ở Washington. Tuy không đề cập trực tiếp đến Bắc Kinh nhưng bà Clinton muốn các bên trong tranh chấp giải quyết vấn đề một cách hòa bình.
Tuyên bố của ông Tần được phát đi một ngày sau khi truyền thông Trung Quốc chỉ trích mạnh mẽ bài phát biểu của ngoại trưởng Mỹ, cho rằng lập trường không cân bằng đã “phản bội” chính ý định trung lập của Mỹ trong vấn đề này.
Mỹ khẳng định luôn trung lập về vấn đề chủ quyền chuỗi đảo, nhưng cũng cho rằng chúng do Nhật quản lý về mặt thực tế. Trung Quốc đã nhiều lần chỉ trích quan điểm của Mỹ, và việc Bắc Kinh cử nhiều tàu hải giám tới khu vực quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, nơi có tiềm năng giàu khí đốt, được các chuyên gia nhận định là một cách thách thức sự quản lý của Nhật.
Truyền thông quốc gia Trung Quốc tuần trước cho hay nước này sẽ tiến hành khảo sát địa lý chuỗi đảo và cũng tuyên bố rằng lực lượng vũ trang Trung Quốc được chỉ thị tăng cường khả năng chiến đấu trong năm 2013, với “mục tiêu có thể chiến đấu và đánh thắng”.
Tranh chấp trên biển giữa Trung Quốc, Nhật Bản đã xuất hiện trong nhiều năm, nhưng năm ngoái căng thẳng lại leo thang sau khi Nhật tuyên bố quốc hữu hóa chuỗi đảo tranh chấp, kích động những phản ứng giận dữ từ Trung Quốc. Bắc Kinh trong những tháng gần đây tăng cường tuần tra trên biển và trên không gần chuỗi đảo trên biển Hoa Đông, gây ra những cuộc đối đầu của chiến đấu cơ, tuy chưa có va chạm.
Theo VNE
Trung Quốc tiếp tục đưa tàu tới quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư
3 tàu Hải giám của Trung Quốc tiếp tục đi vào khu vực lãnh hải của Nhật Bản gần quần đảo Senkaku hay Điếu Ngư theo cách gọi của Trung Quốc tranh chấp trên biển Hoa Đông, lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản ngày 21-1 cho biết. Vụ việc xảy ra chỉ một ngày sau khi Trung Quốc lên tiếng chỉ trích những bình luận của Mỹ được xem là ủng hộ Nhật Bản liên quan đến tranh chấp lãnh thổ.
Tàu hải giám Trung Quốc tại khu vực gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ngày 19-1
Tàu tuần tra của lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã phát hiện tàu hải giám của Trung Quốc tại khu vực cách một trong các đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư khoảng 22km về phía đông nam vào lúc 7h (giờ địa phương) ngày 21-1 và lưu lại trong khoảng 15 phút. Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã yêu cầu tàu của Trung Quốc rời khỏi vùng lãnh hải của Nhật Bản.
Trung Quốc thường xuyên đưa tàu tới vùng biển xung quanh Senkaku/Điếu Ngư kể từ khi Nhật Bản quốc hữu hóa một số đảo trong quần đảo này hồi tháng 9-2011. Lần gần đây nhất, tàu tuần tra của Trung Quốc được phát hiện tại khu vực này vào ngày 19-1.
Liên quan đến tranh chấp lãnh thổ trên biển Hoa Đông giữa Nhật Bản và Trung Quốc, ngày 20-1, Bắc Kinh tuyên bố "rất không hài lòng" về những phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton ngầm cảnh báo Trung Quốc chớ nên thách thức quyền kiểm soát của Nhật Bản đối với quần đảo trên biển Hoa Đông này. Ngay sau đó, Nhật Bản đã bày tỏ "vô cùng đáng tiếc" về phản ứng trên của Trung Quốc. Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga ngày 21-1 nói rằng, bình luận của bà Hillary cho thấy thái độ rõ ràng của Mỹ về liên minh an ninh Nhật - Mỹ. Chính phủ Nhật Bản đánh giá cao và hoan nghênh bình luận này của bà Hillary. Ông Suga cũng đồng thời khẳng định quần đảo Senkaku là lãnh thổ cố hữu của Nhật Bản.
Trước đó, hôm 18-1, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố Mỹ công nhận quyền quản lý của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và quần đảo này nằm trong phạm vi điều chỉnh của Hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ, do vậy Mỹ phản đối bất cứ hành động đơn phương nào nhằm làm suy yếu sự kiểm soát của Tokyo đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Theo ANTD
Philippines tính mua tàu tuần duyên Nhật Bản Kế hoạch mua 10 tàu tuần duyên Nhật Bản của Philippines sẽ là một trong các chủ đề thảo luận giữa ngoại trưởng hai nước hôm nay. Tàu Hải giám Trung Quốc và tàu Tuần duyên Nhật Bản. Ảnh minh họa: AP Theo Xinhua, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario và người đồng cấp Nhật Bản Fumio Kishida hôm nay dự kiến hoàn...