Trung Quốc bắt 7 người trong vụ bê bối hiến máu gây chấn động
7 người đã bị bắt vì liên quan tới một vụ bê bối trong đó các học sinh bị ép buộc hiến máu cho một công ty ở tỉnh Cam Túc, tây bắc Trung Quốc, cảnh sát cho biết hôm 15/8.
3 bé trai đã bị ép hiến máu.
Các nghi phạm bao gồm một người đàn ông họ Hoàng, phó giám đốc một trung tâm máu do Viện sinh phẩm Lan Châu tại thành phố Vũ Uy, và 6 nam giới thất nghiệp. Viện này là một trong những nơi sản xuất các sản phẩm về máu lớn nhất tại Trung Quốc.
Ông Hoàng đã khai với cảnh sát rằng ông chịu áp lực phải tìm thêm nhiều người hiến máu tới cuối năm ngoái, vì vậy ông đã đề nghị một người bạn họ Trương trợ giúp.
Ông Hoàng cho biết ông đã hứa chi 50 nhân dân tệ (khoảng 8 USD) tiền mặt cho mỗi người hiến máu lần đầu tại trung tâm.
Video đang HOT
Với lời hứa hẹn trên, Trương đã gọi cho một số bạn bè, những người đã dùng vũ lực để đưa các học sinh trung học và tiểu học tới trung tâm và bỏ túi số tiền nói trên, một quan chức giấu tên tại Cục an ninh công cộng tại thành phố Vũ Uy cho biết.
Ít nhất 8 học sinh trong độ tuổi từ 10-16 đã bị ép buộc hiến máu ít nhất mỗi tháng một lần trong 7 tháng. Mỗi lần, mỗi học sinh bị ép cho 600 ml, gấp 3 lần mức độ trung bình của các tình nguyện viên hiến máu, quan chức trên nói thêm.
Nhóm nam giới trên đã bỏ túi tổng cộng 6.250 nhân dân tệ (hơn 1.000 USD).
Các nghi phạm luôn luôn đưa ra các giấy tờ cá nhân giả tại trung tâm, giả mạo những học sinh hiến máu là người lớn.
Các em nhỏ đã bị đánh đập nếu không hợp tác.
Đường dây trên đã bị phanh phui khi một nam sinh tìm kiếm sự trợ giúp của cha mẹ sau khi bị đánh. Cha mẹ cho biết trông con trai họ có vẻ ốm yếu và xanh xao.
Tại Trung Quốc, tuổi hợp pháp để hiến máu là từ 18-55. Theo quy định, các trung tâm máu phải kiểm tra giấy tờ cá nhân của người hiến máu 2 lần trước khi lấy máu.
Vụ việc trên đang tiếp tục được điều tra.
An Bình
Theo Dantri/Xinhua
Trung Quốc: Phát hàng triệu bản đồ "phi pháp" cho quân đội
Trung Quốc đang phân phát hàng triệu tấm bản đồ mới cập nhật gây tranh cãi cho binh sĩ nước này. Tấm bản đồ mới cập nhật sau 30 năm này bao gồm cả bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ.
Tất cả các đơn vị quân đội chủ chốt của Trung Quốc đều được nhận tấm bản đồ mới. Quân khu Lan Châu, 1 trong 7 quân khu của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), đã "cập nhật" hơn 15 triệu tấm bản đồ cho binh sĩ.
Mặc dù, phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc không nói rõ về tấm bản đồ mới đã được phân phát cho quân đội nhưng theo hãng tin PTI - Ấn Độ, bản đồ mới "ôm" cả khu vực biên giới tranh chấp với Ấn Độ, cũng như các khu vực tranh chấp với các nước láng giềng của Bắc Kinh ở biển Đông và biển Hoa Đông.
Quân khu Lan Châu nhận hơn 15 triệu tấm bản đồ cho binh sĩ. Ảnh: PLA DAILY
Vương Hoa Thịnh, người đứng đầu lữ đoàn phòng không thuộc Quân khu Lan Châu, cho biết bản đồ mới sẽ giúp binh sĩ không mất quá nhiều thời gian lên kế hoạch hành động, tăng độ chính xác các cuộc tấn công. Theo quan chức đứng đầu Trung tâm khảo sát thông tin của Quân khu Lan Châu Vương Hiểu Minh, việc in các tấm bản đồ bắt đầu từ năm 2013.
Hồi tháng 6, Ấn Độ phản ứng mạnh mẽ khi bản đồ mới của Trung Quốc mô tả bang Arunachal Pradesh như một khu vực ở Nam Tây Tạng. Ngày 28-6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ khẳng định những mô tả trên bản đồ không thể thay đổi thực tế rằng bang Arunachal Pradesh là một phần không thể tách rời của Ấn Độ.
Theo H.Bình
Người lao động/PTI, China Daily
Căng thẳng trước giờ trưng cầu dân ý tại đông Ukraina Những người ly khai thân Nga tại hai khu vực đông Ukraina đang gấp rút chuẩn bị cuộc trưng cầu dân ý một động thái bị Kiev và phương Tây lên án - diễn ra trong hôm nay, 11/5. Thành phố cảng Mariupol đã chứng kiến các cuộc giao tranh khốc liệt trong những ngày gần đây. (Ảnh: Reuters) Theo tin từ BBC,...