Trung Quốc bắt 12 người đào tẩu khỏi Hong Kong
Hải cảnh Trung Quốc chặn một xuồng cao tốc chở 12 người đào tẩu khỏi Hong Kong, trong đó có một người từng bị bắt hồi đầu tháng 8.
Cảnh sát Hong Kong hôm nay cho biết 12 người tìm cách đào tẩu khỏi đặc khu trên một xuồng cao tốc và bị lực lượng hải cảnh Trung Quốc chặn bắt, song không công bố địa điểm họ định tới.
Trước đó, trang Weibo của hải cảnh Trung Quốc ngày 26/8 thông báo lực lượng này điều tàu chặn một xuồng cao tốc tại khu vực ngoài khơi phía đông nam tỉnh Quảng Đông và bắt hơn 10 người.
Truyền thông Hong Kong đưa tin chiếc xuồng đang trên đường tới Đài Loan, hòn đảo thường cho phép những người đào tẩu cư trú. Trong số 12 người bị hải cảnh Trung Quốc bắt có Andy Li, người bị cảnh sát Hong Kong bắt hôm 10/8 vì tội thông đồng với lực lượng nước ngoài.
Tờ Wen Wei Po dẫn các nguồn tin giấu tên cho biết một số người trên xuồng cao tốc từng bị bắt vì tham gia các cuộc biểu tình đôi khi bùng phát thành bạo động ở Hong Kong năm ngoái.
Andy Li từng bị bắt hôm 10/8 do vi phạm luật an ninh Hong Kong. Ảnh: SCMP.
Video đang HOT
Cảnh sát Hong Kong thông báo những người bị bắt ở độ tuổi 16-33, đang bị cơ quan chức năng Trung Quốc đại lục giam và không cho biết thời điểm những người này được trao lại cho đặc khu.
Trung Quốc ban hành luật an ninh Hong Kong ngày 30/6 trong đó hình sự hóa 4 loại tội phạm an ninh quốc gia gồm ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với nước ngoài hoặc các phần tử bên ngoài để gây nguy hiểm cho an ninh. Người Hong Kong vi phạm luật có thể bị kết án chung thân, quyền tố tụng và xét xử các “trường hợp nghiêm trọng” thuộc về chính quyền trung ương.
Chính quyền Hong Kong khẳng định luật an ninh mới không ảnh hưởng đến quyền tự do ngôn luận và hội họp, vốn được đảm bảo khi Anh trao trả vùng lãnh thổ này cho Trung Quốc năm 1997. Bắc Kinh nhiều lần khẳng định luật an ninh mới nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển cho đặc khu, đồng thời cảnh báo các quốc gia không can thiệp vấn đề nội bộ.
Tuy nhiên, nhiều quốc gia và tổ chức thế giới đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về luật an ninh Hong Kong, cảnh báo nguy cơ suy yếu nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”. Chính phủ Anh và Australia còn tuyên bố “mở cửa” tiếp nhận người Hong Kong sau khi luật an ninh có hiệu lực.
Hải cảnh Trung Quốc tuần tra gần cầu Hong Kong – Chu Hải – Macau, tháng 12/2019. Ảnh: CCG.
Giới chức Hong Kong đã bắt nhiều người theo luật an ninh mới, trong đó có trùm truyền thông Jimmy Lai với cáo buộc thông đồng với các lực lượng nước ngoài và lừa đảo. Bắc Kinh tuyên bố “ủng hộ mạnh mẽ” vụ bắt Jimmy Lai.
Trước khi luật an ninh mới được ban hành, cảnh sát Hong Kong đã bắt hơn 9.000 người tham gia các cuộc biểu tình từ tháng 6/2019. Hơn 600 người bị buộc tội bạo loạn với mức án tối đa là 10 năm tù.
Hong Kong bắt giữ 30 người vi phạm luật an ninh mới
Cảnh sát Hong Kong đã bắt giữ ít nhất 30 người vi phạm luật an ninh vừa có hiệu lực khi hàng nghìn người xuống đường biểu tình phản đối.
Hàng nghìn người ở Hong Kong tuần hành biểu tình phản đối luật an ninh mới ngày 1/7. (Ảnh: Reuters)
Straits Times cho biết, tại Hong Kong, hôm nay, hàng nghìn người đã xuống đường biểu tình ở khu Causeway và Wan Chai để phản đối luật an ninh mới. Những người biểu tình hô các khẩu hiệu hay mang biểu ngữ có nội dung phản đối Trung Quốc áp luật an ninh với đặc khu.
Cảnh sát chống bạo động của đặc khu đã phải dùng hơi cay và vòi rồng để giải tán biểu tình. Theo Straits Times, cảnh sát Hong Kong đã bắt giữ ít nhất 30 người vì tụ tập trái phép.
Trước đó, cảnh sát Hong Kong đăng tải trên tài khoản Twitter hai bức ảnh của người đàn ông cùng với lá cờ màu đen có in cụm từ "Hong Kong độc lập" và cho biết người này đã bị bắt giữ ở Vịnh Causeway, Hong Kong. "Đây là người đầu tiên bị bắt giữ kể từ khi luật an ninh có hiệu lực", cảnh sát Hong Kong cho biết.
Luật an ninh Hong Kong được Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc thông qua ngày 30/6 và chính thức có hiệu lực từ nửa đêm qua. Bắc Kinh nói rằng, luật này nhằm đối phó với các hành động ly khai, lật đổ, khủng bố và cấu kết với các thế lực nước ngoài. Những người vi phạm có thể bị dẫn độ về Trung Quốc đại lục để xét xử và mức án cao nhất là tù chung thân
Cảnh sát chống bạo động của Hong Kong được huy động khi hàng trăm người biểu tình xuống đường phản đối luật an ninh quốc gia mới hôm 1/7. (Ảnh: Reuters)
Luật an ninh Hong Kong tiếp tục gây tranh cãi khi Mỹ và nhiều nước phương Tây cho rằng, luật này làm suy yếu cơ chế "một quốc gia, hai chế độ" thể hiện tính tự chủ của Hong Kong với Trung Quốc đại lục.
Trong khi đó, lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam nói rằng, luật an ninh là "bước đi quan trọng nhằm chấm dứt tình trạng hỗn loạn và bạo lực xảy ra vài tháng trở lại đây" tại đặc khu. "Luật an ninh quốc gia là sự kiện quan trọng nhất nhằm đảm bảo mối quan hệ giữa Trung Quốc và Đặc khu hành chính Hong Kong kể từ khi được Anh trao trả", bà Lam nói.
Hôm nay, 1/7, đánh dấu 23 năm kể từ khi Anh trao trả Hong Kong cho Trung Quốc.
Hong Kong chặn kế hoạch biểu tình Cảnh sát Hong Kong không cấp phép cho một cuộc biểu tình quy mô lớn phản đối dự luật an ninh ở đặc khu, được lên kế hoạch diễn ra ngày 1/7. Mặt trận Nhân quyền Dân sự Hong Kong (CHRF) hôm nay thông báo trên Facebook cảnh sát đã từ chối đơn xin tổ chức biểu tình vào ngày 1/7, nhân kỷ...