Trung Quốc bành trướng Biển Đông, đe dọa bùng nổ xung đột

Theo dõi VGT trên

Việc cải tạo đảo và quân sự hóa khu vực Biển Đông của Trung Quốc càng “kích thích” quyết tâm bảo vệ tự do hàng hải của Mỹ, việc tăng cường năng lực và liên kết quân sự khu vực nhằm đối phó với Trung Quốc là những nhân tố có thể phá vỡ hòa bình vốn đang mong manh ở Biển Đông.

Những dự báo trước đây rằng tình hình tại Biển Đông sẽ tiếp tục leo thang hoàn toàn được khẳng định. Trung Quốc đã không có ý định dừng lại và sẽ không dừng lại, mà sẽ chỉ gia tăng quá trình chạy đua vũ trang trên các đảo ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Trung Quốc nỗ lực biến các đảo đá này, những thực thể mà xét trên quan điểm luật quốc tế thì Trung Quốc đã chiếm đoạt một cách bất hợp pháp, biến thành những “tàu sân bay” cố định. Quan sát những bức ảnh mà vệ tinh Mỹ chụp ngày 14/02/2016 thì Trung Quốc đã triển khai hai khẩu đội tên lửa hiện đại với 8 bệ phóng tên lửa HQ-9 trên đảo Phú Lâm nằm trong thành phần của quần đảo Hoàng Sa thuộc Biển Đông. Ngày 16/2/2016 đại diện Bộ Quốc phòng Mỹ và ngày 17/2 đại diện cơ quan quốc phòng Đài Loan đã thông báo về điều này.

Trung Quốc đã dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa, quần đảo cho đến năm 1974 vẫn thuộc quyền tài phán của Chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Trung Quốc đã chiếm quần đảo này sau vài ngày. Đúng khi chiến sự trên Biển Đông lúc đó đang căng thẳng nhất thì Hạm đội 7 Mỹ đã nhận đuợc lệnh phải tuân thủ nghiêm ngặt lập trường trung lập và không can thiệp vào xung đột giữa Trung Quốc với Việt Nam Cộng hòa, mặc dù khi đó Việt Nam Cộng hòa là đồng minh của Mỹ.

Khi đó Mỹ đặt cược vào việc phát triển quan hệ với Trung Quốc như một đồng minh nhằm chống lại Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh, và sau đó Mỹ đã công khai chấm dứt sự ủng hộ những người bạn Việt Nam Cộng hòa của mình trong vấn đề này. Khi đó, trong cuộc thảo luận vấn đề về quần đảo Hoàng Sa tại Quốc hội Mỹ, Mỹ đã thông qua quyết định về vấn đề Trung Quốc chiếm những đảo này cần phải được giải quyết bởi chính những bên tuyên bố chủ quyền.

Lãnh đạo Việt Nam chưa bao giờ và không bao giờ thừa nhận tính hợp pháp trong sự xâm lược của Trung Quốc, và cho đến bây giờ Việt Nam vẫn thường xuyên đề nghị Trung Quốc tiến hành đàm phán về số phận quần đảo này và cố gắng giải quyết xung đột có từ rất lâu này bằng biện pháp hòa bình. Những đề nghị này đã không nhận được sự phản hồi tích cực từ Trung Quốc mà ngược lại Trung Quốc đã tăng thêm đồn binh tại quần đảo Hoàng Sa vốn trước đó đã có lực lượng đáng kể, củng cố lực lượng tại đó trong thời gian gần đây, trong đó có việc triển khai tên lửa HQ-9.

Ngoài ra trên sân bay tại đảo Phú Lâm trong năm gần đây, Trung Quốc triển khai máy bay chiến đấu của Không quân và máy bay thuộc lực lượng Không quân Hải quân Trung Quốc theo định kỳ, bao gồm cả máy bay tiêm kích ném bom JH-7A và máy bay tiêm kích J-11BH. Hiện nay trên đảo này đang diễn ra việc xây dựng rất tích cực, điều này được thể hiện qua rất nhiều ảnh chụp được, những cơ sở hạ tầng quân sự Trung Quốc gia tăng liên tục tại đây: Hàng chục tàu neo trên âu tàu của đảo, nơi đã xây dựng nhiều bến đỗ, những máy bay bên cạnh đường băng mới, rất nhiều kho bãi và các công trình kinh tế.

Trung Quốc bành trướng Biển Đông, đe dọa bùng nổ xung đột - Hình 1

Trung Quốc bành trướng Biển Đông, đe dọa bùng nổ xung đột - Hình 2

Quân đội Trung Quốc đã triển khai chiến đấu cơ J-11, tên lửa phòng không HQ-9 và tên lửa chống hạm tại đảo Phú Lâm ở quần đảo Hoàng Sa

Các đại diện chính thức chính quyền Trung Quốc luôn nói là tất cả những điều này Trung Quốc chỉ làm phục vụ mục đích dân sự và hòa bình. Ví dụ như khi đáp lại tuyên bố của người đứng đầu Lầu Năm Góc Ashton Carter cáo buộc Trung Quốc xây dựng những đảo nhân tạo trên Biển Đông với quy mô và tốc độ lớn chưa từng thấy, vượt xa tất cả các nước tuyên bố chủ quyền khác trên Biển Đông cộng lại, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã ngang nhiên tuyên bố Trung Quốc xây dựng trên những bãi đá quần đảo Trường Sa (vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam) là hợp pháp và có cơ sở và không nhằm chống lại nước nào. Ngay trong chính câu mở đầu tuyên bố của đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã chứa đựng nếu không phải là sự lừa dối thì là sự phóng đại nghiêm trọng – Chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo này, điều mà bà Hoa Xuân Oánh nói một cách quả quyết là điều không một nước nào trên thế giới công nhận. Và ngay cả Nga cũng vậy.

Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam ngày 13/11/2013, Tổng thống Nga Putin đã ký “tuyên bố chung về việc tiếp tục củng cố quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Liên bang Nga và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam”. Trong tuyên bố về kết quả chuyến thăm ông Putin và Chủ tịch nước Việt Nam đã ghi nhận rằng những tranh chấp lãnh thổ và những tranh chấp khác trong không gian châu Á-Thái Bình Dương cần giải quyết chỉ bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, tuân thủ luật pháp quốc tế hiện hành, trước hết là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS). Hai lãnh đạo cùng tuyên bố ủng hộ việc tuân thủ Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và cần nhanh chóng thông qua Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), văn kiện có tính ràng buộc pháp lý.

Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ những văn kiện quốc tế mà phía Việt Nam hoặc Nga viện dẫn thì phía Trung Quốc không công nhận, Trung Quốc không muốn tuân thủ UNCLOS hay DOC. Hơn thế, Trung Quốc thậm chí còn không thực hiện những thỏa thuận song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam, điều này ảnh hưởng rất tiêu cực đến tổng thể quan hệ giữa hai nước láng giềng. Trong chuyến thăm Trung Quốc tháng 10/2011 của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, tại cuộc gặp với lãnh đạo Trung Quốc, hai bên đã có thỏa thuận ban đầu đối với những biện pháp giải quyết vấn đề liên quan đến Biển Đông: không bên nào được có những hành động có thể dẫn đến làm phức tạp thêm tình hình, không tham gia đối thoại trước với bên thứ ba. Sau đó, trong thời gian diễn ra Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Vladivostok tháng 9/2012, trong cuộc gặp với Chủ tịch nước của Việt Nam Trương Tấn Sang, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã tuyên bố “Trung Quốc và Việt Nam cần bình tĩnh và thể hiện sự kiềm chế trong vấn đề Biển Đông, gác tranh chấp cùng khai thác”.

Tuy nhiên, sau những tuyên bố trên không diễn ra bất kỳ sự dịch chuyển tích cực nào theo hướng “cùng hợp tác và kiềm chế” tại Biển Đông mặc dù Việt Nam sẵn sàng đàm phán. Trung Quốc vẫn tiếp tục một cách ráo riết nhất khẳng định vị thế trên các đảo, dù vẫn luôn rêu rao là để thực hiện những mục đích hòa bình như – thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ quốc tế trong những lĩnh vực tìm kiếm – cứu nạn trên biển, cảnh báo và khắc phục hậu quả thiên tai, những hoạt động nghiên cứu khoa học biển, quan sát thiên văn, bảo vệ môi trường, an toàn hàng hải, cung cấp dịch vụ đánh bắt cá…

Đó chỉ là những cái cớ để vịn vào đó Trung Quốc đang mở rộng hiện diện quân sự trên Biển Đông. Còn hiện nay không có bất kỳ điều gì cho thấy Trung Quốc sẽ thực hiện những mục đích đó, mà ngược lại, những sự kiện đang diễn ra chỉ cho thấy xu hướng quân sự hóa khu vực, khi mà Trung Quốc liên tiếp điều ra các đảo những lực lượng mới, trang bị vũ khí ngày càng hiện đại hơn, nhiều tàu chiến và các hệ thống phòng không.

Trong khi đó, cả vị thế pháp lý của các hòn đảo cũng như lợi ích của các nước láng giềng thì đối với Chính phủ Trung Quốc đều không có giá trị nào hết. Đến nay, vị thế pháp lý của Biển Đông và các đảo trên đó trên quan điểm của luật pháp quốc tế vẫn còn chưa rõ ràng. Vẫn tồn tại những tranh cãi pháp lý, bao trùm tất cả những thành phần then chốt của xung đột trên Biển Đông: chủ quyền các đảo; phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; tự do lưu thông trong các vùng biển và vùng đặc quyền kinh tế, trong vùng vịnh quốc tế và xung quanh các quần đảo.

Vấn đề nằm ở chỗ, Chính phủ Trung Quốc từ chối tiến hành bất cứ cuộc đàm phán nào về một trong ba vấn đề then chốt trên. Trung Quốc tuyên bố rằng, họ có cơ sở lịch sử cho những vấn đề đó. Nhưng những bằng chứng lịch sử như vậy, nếu không muốn nói là bằng chứng xác đáng, có ở Việt Nam, nước đã khai khẩn Hoàng Sa và Trường Sa từ thời kỳ cổ đại và trung cổ và trong triều đại của Hoàng đế Minh Mạng vào giữa thế kỷ XIX, và những cơ sở lịch sử cũng có cả ở những nước láng giềng với Trung Quốc trên Biển Đông. Nhưng Trung Quốc không đếm xỉa đến tất cả những điều đó và sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông chỉ ngày càng gia tăng.

Video đang HOT

Đặc biệt, sự bành trướng của Trung Quốc càng trở nên tích cực trong thời gian gần đây, khi mà mối quan tâm của cộng đồng quốc tế đến các sự kiện diễn ra trên Biển Đông đã phần nào giảm xuống. Tình hình tại Syria và rộng hơn là khu vực Trung Đông đã đẩy những thông tin về Biển Đông ra khỏi tiêu điểm của truyền thông thế giới. Trong khi đó tại khu vực này của thế giới, tình hình đang được giữ cân bằng trong giới hạn mong manh của xung đột quân sự nghiêm trọng, tích tụ tiềm năng bùng nổ xung đột ngày càng cao.

Thêm vào đó, nếu như trước kia sự bành trướng của Trung Quốc chỉ là chiếm từng đảo riêng biệt hoặc thậm chí là bãi đá, thì hiện nay, ngày này qua ngày khác hàng chục tàu thuyền Trung Quốc đã đổ lên đó hàng tấn cát, đá, cỏ, bằng cách đó để khẳng định rõ sự hiện diện của họ trong khu vực này của thế giới. Đồng thời không một sự phản đối nào của các nước láng giềng, trước hết là Philippines và Việt Nam, rộng hơn là các nước ASEAN được Trung Quốc đếm xỉa tới.

Trung Quốc bành trướng Biển Đông, đe dọa bùng nổ xung đột - Hình 3

Trung Quốc đang ráo riết xây dựng công trình kiên cố trên Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam

Trong bối cảnh đó, cơ hội thúc đẩy sự hiện diện trong khu vực này mở ra với Mỹ. Vấn đề ở chỗ khi tìm kiếm đồng minh, một số nước láng giềng của Trung Quốc nghĩ rằng Mỹ là thế lực duy nhất có khả năng khôi phục thế cân bằng sức mạnh trên Biển Đông. Về phần mình, Mỹ trong khuôn khổ chiến lược quay trở lại châu Á mà họ công bố đã nỗ lực bằng mọi cách thể hiện khả năng quân sự – chính trị và tính quyết đoán trong việc đối đầu với những hành động của Trung Quốc tại khu vực này.

Sự kết hợp của hai yếu tố này – Trung Quốc tiếp tục bành trướng và mong muốn của Mỹ thể hiện khả năng đối đầu của mình với sự bành trướng của Trung Quốc đã làm phát sinh tình thế cực kỳ nguy hiểm đối với hòa bình và ổn định tại khu vực. Mỹ đang nỗ lực xây dựng mặt trận chống Trung Quốc từ các quốc gia láng giềng của Trung Quốc, kéo các nước Đông Nam Á vào xung đột thực sự với Bắc Kinh. Mặt khác, Trung Quốc đáp trả những hành động này của Mỹ bằng việc ngày càng quyết đoán hơn và Trung Quốc ngày càng rời xa hơn những biện pháp giải quyết bất đồng đang tồn tại bằng đàm phán và những thỏa hiệp nhất định mà các bên cùng có thể chấp nhận.

Hiện nay, việc Trung Quốc xây dựng “những tàu sân bay bất khả xâm phạm” dưới dạng căn cứ quân sự trên những đảo bồi đắp nhân tạo đang bước vào giai đoạn đỉnh điểm nhất. Đá Chữ Thập tại quần đảo Trường Sa đã kết thúc việc xây dựng đường băng đầu tiên, trong khu vực đảo đá Subi một đường băng như thế cũng đã gần như hoàn tất cho việc sử dụng. Trong khu vực Đá Vành Khăn gần đảo Palawan của Philippines, đang tiến hành các công việc chuẩn bị cho việc xây dựng đường băng và bến cảng cho tàu thuyền. Những bức ảnh ghi lại cho thấy eo biển đã bị lấp kín bởi tàu thuyền Trung Quốc chở cát đến đây, và nhờ đó mà đảo đá nửa nổi này từ có thể biến mất trong thời gian thủy triều lên đã trở thành một hòn đảo thực thụ, không những thế còn trở thành một trong những đảo lớn nhất trên Biển Đông.

Điều gì sẽ xảy ra sau khi hoàn tất việc xây dựng các đảo này? Câu trả lời đã được Trung Quốc thể hiện gần đây qua các chuyến bay thử nghiệm của máy bay dân sự Trung Quốc, lần đầu tiên hạ cánh bất hợp pháp xuống đường băng trên Đá Chữ Thập. Tại đó, họ xây dựng không những đường băng mà cả bến cảng có khả năng tiếp nhận những tàu lớn. Việc máy bay Trung Quốc hạ cánh xuống Đá Chữ Thập đã chứng tỏ không quân Trung Quốc giờ đây đã loại bỏ được một trong những điểm yếu nhất của mình – đó là sự cách xa giữa các căn cứ không quân của mình đến các đảo trên quần đảo Trường Sa. Từ bây giờ Trung Quốc sẽ kiểm soát gần như tất cả cái gọi là “đường 9 đoạn” mà Trung Quốc xem như ranh giới của mình trên Biển Đông. Đường này chiếm gần 2,2 triệu km2 (80% diện tích Biển Đông).

Việc Trung Quốc mở rộng các đảo, xây dựng những cơ sở trên đó, hoàn toàn dễ dàng biến thành các căn cứ quân sự không thể không gây quan ngại cho các nước. Nhưng mối đe dọa bùng nổ xung đột nghiêm trọng nằm ở chỗ tình thế hiện nay sẽ liên tục làm gia tăng mối đe dọa đụng độ quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ. Trung Quốc biến những đảo đá trước đây thành đảo nhân tạo và sau đó họ tuyên bố về quyền 12 hải lý của mình xung quanh các đảo đó và cấm tàu nước khác đi vào khu vực này. Đáp lại, các nước ASEAN và tất nhiên là cả Mỹ không công nhận các yêu cầu này của Trung Quốc và tuyên bố họ coi tất cả những đảo nhân tạo này như đảo đá và tương ứng như vậy vùng biển xung quanh nó phải được xem như vùng biển quốc tế. Và vùng xung đột nguy hiểm này đã xảy ra những đụng độ nguy hiểm như trường hợp máy bay Mỹ mặc cho những cảnh báo của Trung Quốc vẫn thực hiện việc bay trên các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp trái phép.

Hoặc một sứ mệnh nguy hiểm hơn nữa mà tàu chiến Mỹ Lassen thực hiện tháng 10/2015 khi mặc cho các cảnh báo của Trung Quốc vẫn tiến gần sát tới sân bay và bến cảng Trung Quốc xây dựng tại Đá Subi. Những tàu quân sự của Trung Quốc bám theo tàu Mỹ có thể nổ súng trong bất cứ thời điểm nào và do đó có thể phá vỡ hòa bình mong manh trên quần đảo Trường Sa. Vấn đề nằm ở chỗ Mỹ tuyên bố là hoạt động của tàu Lassen không chỉ là duy nhất và đó là một phần trong chương trình dài hạn của Mỹ nhằm bảo vệ tự do hàng hải. Mặt khác hoàn toàn rõ ràng qua tuyên bố của Thiếu tướng Hải quân Trung Quốc Yin Zhuo rằng Trung Quốc có đầy đủ khả năng chống lại cái mà Trung Quốc gọi là “bất kỳ sự khiêu khích nào”. Yin Zhuo huênh hoang tuyên bố: “Hải quân chúng ta hoàn toàn có khả năng và sự tự tin để sử dụng vũ khí với mục đích bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ cũng như những quyền lợi hàng hải của Trung Quốc. Chúng ta chỉ đang chờ một mệnh lệnh”.

Như vậy, có thể chờ đợi sắp tới các tàu chiến của hải quân Mỹ lại đi theo tuyến đường nguy hiểm như vậy. Và không có gì đảm bảo là tất cả sẽ diễn ra êm thấm như trước.

* Bài viết của tác giả Dmitry M. Mosyakov – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á, Úc và châu Đại Dương – Viện nghiên cứu Phương Đông – Viện hàn lâm khoa học Nga (RAN).

Theo VietTimes

Mưu đồ thâm hiểm của Trung Quốc khi đưa tên lửa ra Hoàng Sa

PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải Đảo Việt Nam cho rằng, việc Trung Quốc điều tên lửa ra Hoàng Sa là một bước leo thang nguy hiểm, nằm trong tính toán sẵn của Trung Quốc về cả chiến lược, chiến thuật, thời điểm và nhằm vào nhiều mục đích, sau Hoàng Sa có thể Trung Quốc sẽ tiến hành bước leo thang gây căng thẳng tương tự tại Trường Sa.

Trung Quốc đang thực hiện "cuộc chiến tranh kiểu mới"

Mới đây, Trung Quốc đã đưa 2 khẩu đội tên lửa với 8 bệ phóng tên lửa đất đối không cùng một hệ thống radar triển khai tới đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ông đánh giá như thế nào về những leo thang mới này của Trung Quốc?

Tôi cho rằng đây là một bước đi phiêu lưu, ngang ngược, công khai và lộ rõ thách thức của Trung Quốc về việc quân sự hóa Biển Đông. Đây là một dấu hiệu &'xám màu' của tình hình Biển Đông năm 2016. Có thể nói hành động này tiếp tục "đổ thêm dầu vào lửa", làm cho căng thẳng Biển Đông tiếp tục leo thang, đe dọa đến hòa bình và an ninh khu vực và trên thế giới, gây xói mòn lòng tin chiến lược trong quan hệ với Trung Quốc. Điều này đòi hỏi không chỉ các nước có lợi ích ở Biển Đông mà cả những nước ngoài Biển Đông và cộng đồng quốc tế phải lên án và có những hành động ứng phó cụ thể.

Thực tế, việc quân sự hóa Biển Đông là một xu thế xuất hiện ngay từ những kịch bản đầu tiên của Trung Quốc, bước đi này là động thái leo thang mới với những toan tính kỹ và rất nguy hiểm.

Một số chuyên gia nhận định rằng Trung Quốc đang tìm cách tăng cường hiện diện quân sự nhằm xác lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại Biển Đông trong khi một số khác cho rằng động thái triển khai tên lửa của Trung Quốc là để phản ứng lại hoạt động tuần tra của Mỹ tại đây. Vậy theo ông, toan tính thực sự của Trung Quốc sau những căng thẳng leo thang mới này, thực chất là gì?

Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc triển khai các vũ khí quân sự hiện đại tới đảo Phú Lâm. Hồi tháng 11 năm ngoái, Bắc Kinh đã điều chiến đấu cơ J-11 tới đường băng trên hòn đảo này. Chỉ có điều, sự can dự của Mỹ vào Biển đông cụ thể là việc đưa tàu chiến vào khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây phi pháp trong thời gian vừa qua ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã khiến nước này bất ngờ. Chính vì thế, việc đưa tên lửa HQ-9 tới Phú Lâm có thể là động thái ngăn chặn những chuyến bay có mục đích tương tự của Mỹ trong tương lai, đồng thời "nắn gân", răn đe các nước khác trong khu vực.

Mưu đồ thâm hiểm của Trung Quốc khi đưa tên lửa ra Hoàng Sa - Hình 1

PGS.TS Nguyễn Chu Hồi cho rằng việc đưa tên lửa ra Hoàng Sa là một bước đi phiêu lưu ngang ngược, công khai và lộ rõ thách thức của Trung Quốc về việc quân sự hóa Biển Đông

Thứ hai, việc triển khai này cũng mang tính đảm bảo như một đối sách đối với các mối quan hệ của khu vực có chiều hướng thay đổi đi ngược lại với những lợi ích của Trung Quốc.

Thứ ba, Trung Quốc đang tiếp tục thực hiện ý đồ chiến lược khống chế, độc chiếm đường hàng hải, hàng không. Tôi cho rằng đây chỉ là bước nắn gân, sắp tới chắc chắn Bắc Kinh sẽ tiếp tục mang máy bay, tàu chiến quân sự, tên lửa ra những đảo nhân tạo mà họ đã tôn tạo ở Trường Sa và đe dọa cả ASEAN. Rất có thể nước này sẽ thực hiện chiêu bài cũ đó là đưa nhiều dân ra Trường Sa và thực hiện cái gọi là "dân sự hóa các đảo" tức là nấp bóng dân sự để thực hiện những ý đồ quân sự. Với những bước đi này, Trung Quốc sẽ ngang nhiên chiếm đoạt lãnh thổ của nước khác. Thực tế, đây là một cuộc xâm lược, chiến tranh kiểu mới mà không mất vũ khí, không có tiếng súng hay như cách Trung Quốc hay nói đó là sự "trỗi dậy trong hòa bình".

Điều này không chỉ gây mất ổn định, đe dọa tự do, an ninh hàng hải và hàng không trên Biển Đông, mà còn tiến xa hơn như nhằm mục đích khống chế quyền tự do hàng hải, bao gồm tự do của các tàu thương mại, tự do của người dân cũng như tự do của tàu quân sự theo Công ước luật Biển năm 1982. Việc độc chiếm vùng tự do hàng không hay khống chế tự do hàng hải trên Biển Đông, đều là những toan tính mang tính chiến lược mà sớm muộn cũng sẽ xảy ra, nhanh hay chậm phụ thuộc cả vào cách thức phản ứng của các nước và cộng đồng quốc tế.

Mưu đồ thâm hiểm của Trung Quốc khi đưa tên lửa ra Hoàng Sa - Hình 2

Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (Ảnh: AFP)

Hiện nay, ở thành phố Tam Sa, Trung Quốc cũng đã chọn một số trong 7 bãi cạn ở địa khu Trường Sa để tôn tạo như bãi Chữ Thập, Gạc Ma,... để tạo ra một mạng lưới bố phòng và an ninh rất rõ ràng nhằm thực hiện các mục tiêu quân sự hóa với những ý đồ lâu dài của mình trên Biển Đông dù Trung Quốc luôn không thừa nhận công khai.

Theo ông, tại sao Trung Quốc lại chọn thời điểm thực hiện các diễn tiến leo thang mới ở Biển đông trong bối cảnh diễn ra Hội nghị cấp cao đặc biệt Mỹ - ASEAN đang diễn ra ở Sunnylands, California?

Dàn tên lửa Trung Quốc kéo ra Hoàng Sa lựa chọn đúng thời điểm Mỹ và ASEAN tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh nhằm thống nhất lập trường chống quân sự hóa Biển Đông, bảo vệ luật pháp và trật tự quốc tế, tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông, bên cạnh các vận động hành lang, là một &'đòn dằn mặt' của Trung Quốc nhằm vào Mỹ và các bên liên quan, trong đó có Việt Nam.

Trung Quốc vừa muốn ngăn chặn các hoạt động bảo vệ tự do hàng không, hàng hải mà Hoa Kỳ tiến hành trên Biển Đông như thời gian qua. Mặt khác nước này cũng muốn &'chặn trước' các bên liên quan không &'tuần tra chung', không "theo Mỹ" chống hành vi bành trướng của Trung Quốc. Bước leo thang mới này cũng nhằm mục đích chia rẽ khối ASEAN nhằm phân tán sức mạnh đoàn kết của ASEAN và phá vỡ mọi nỗ lực của khối trong việc thống nhất lập trường chống quân sự hóa, leo thang xung đột ở Biển Đông. Một khi ASEAN bị chia rẽ, không coi Biển Đông là vấn đề chung của Hiệp hội mà chỉ là vấn đề giữa Trung Quốc với một nước ASEAN thì Trung Quốc có thể dễ đạt được các thỏa hiệp có lợi nhất về vấn đề chủ quyền của họ trên Biển Đông.

Mặt khác, thời điểm này trên mặt trận Trung Đông, Mỹ cũng đang phải &'căng mình' để giải quyết các vấn đề bất ổn tại một số quốc gia liên quan đến IS. Trong bối cảnh Mỹ còn đang lúng túng và phải phân tán lo toan nhiều phương, lực lượng bị trải ra tại nhiều mặt trận thì Trung Quốc rất rảnh tay để thực hiện những chiến lược của mình. Đây cũng là cách mà Bắc Kinh khẳng định lại vị thế của mình tại khu vực Đông Á sau một thời gian dài khu vực này gặp khoảng trống về quyền lực.

Trung Quốc sẽ đẩy mạnh quân sự hóa các đảo nhân tạo

Việc Trung Quốc điều tên lửa đến đảo Phú Lâm theo ông có phải chỉ là bước đầu của quá trình đưa vũ khí trái phép đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam không? Ông dự đoán thế nào về các bước đi tiếp theo của Trung Quốc?

Theo tôi, tình hình Biển Đông năm 2016 sẽ tiếp tục nóng lên và căng thẳng hơn, xu hướng quân sự hóa của Trung Quốc vẫn được đẩy mạnh và ngày càng gia tăng. Bắc Kinh vẫn sẽ tiếp tục giả danh các hoạt động dân sự để triển khai các hoạt động quân sự, để phát triển các địa khu hành chính của Tp. Tam Sa (Trung Quốc thành lập trái phép năm 2012), bao gồm quần đảo: Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, và Đông Sa (tranh chấp với Đài Loan). Đặc biệt tại 2 vị trí chiến lược là Hoàng Sa và Trường Sa, phía Trung Quốc sẽ tiến hành đồng bộ và tập trung hơn các hành động tôn tạo, mở rộng đảo nhân tạo trong quần đảo Trường Sa.

Thứ 2, theo tôi Trung Quốc sẽ tiếp tục tìm cách nắn gân các nước trong khu vực để khống chế được các quần đảo các nước đang chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa và khống chế đường tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông. Cụ thể, sau khi tôn tạo các bãi cạn thành đảo nhân tạo ở khu vực Trường Sa, tăng cường các lực lượng quân sự, dân sự và phát triển cơ sở hạ tầng dưới &'chiêu bài' bảo đảm an toàn tự do hàng hải thì Trung Quốc sẽ ngăn cấm quyền tự do đánh bắt cá, tự do đi lại vận chuyển hàng hóa của Việt Nam, Philippines và của các nước đang chiếm giữ ở Trường Sa. Nếu những nước này &'lùi bước', họ sẽ bao vây các con đường tiếp tế ra các đảo của các nước. Và đây là kịch bản có thể xảy ra ngay trong năm 2016. Năm 2013, 2014 họ đã làm điều này với đảo Cỏ Mây của Philippines. Đây là những bước đi tưởng là nhỏ nhưng rất nguy hiểm, gặm nhấm &'chủ quyền' của các nước bé.

Mưu đồ thâm hiểm của Trung Quốc khi đưa tên lửa ra Hoàng Sa - Hình 3

Ảnh chụp gần đây cho thấy tên lửa được triển khai trên đảo Phú Lâm (Ảnh: Guardian)

Thứ ba, bên cạnh đẩy nhanh quân sự hóa, Trung Quốc sẽ tiến hành tập dượt để &'đo phản ứng' của các nước. Về hàng không, họ sẽ ngang nhiên tiếp tục cho các máy bay dân sự không thông báo bay vào những vùng kiểm soát không lưu (FIR) của các nước láng giềng quanh Biển Đông.

Thứ tư, Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường một cách &'sâu hơn' mức độ dân sự hóa tại các vùng biển-đảo mà họ chiếm giữ trái phép. Nghĩa là họ đưa dân ra các &'khu vực tranh chấp' theo quan niệm riêng của họ là càng đông càng tốt.

Thứ năm, họ không dừng mở rộng, tôn tạo các đảo đã có đồng thời Trung Quốc sẽ mở rộng các đảo khác. Trung Quốc sẽ tiến hành &'lấp đầy' những &'khoảng trống địa lý' để lấn chiếm, khẳng định chủ quyền đơn phương của mình, họ sẽ làm căng thẳng bằng cách vẽ lại bản đồ của Tp. Tam Sa, với ý đồ vẽ mở rộng hơn để hợp pháp hóa yêu sách phi lý của Trung Quốc về &'Đường lưỡi bò'.

Vậy theo ông, Mỹ sẽ làm gì ngoài việc cử các tàu tuần tra áp sát các khu vực đảo nhân tạo của Trung Quốc trong thời gian vừa qua?

Tôi nghĩ, vừa rồi Mỹ làm chưa &'đủ liều' để Trung Quốc dừng các ý đồ quân sự hóa, cho nên sắp tới Mỹ một mặt phải tăng dày hơn các hoạt động tuần tra, áp sát hơn các khu vực Trung Quốc chiếm giữ và tôn tạo trái phép. Việc Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa và một số bãi cạn ở Trường Sa là hành động phi pháp, vi phạm luật pháp quốc tế và chưa có nước nào thừa nhận nên Trung Quốc cũng không có chủ quyền 12 hải lý như họ muốn. Vì thế, Mỹ và các quốc gia khác có quyền đi vào các khu vực như vậy trên cơ sở tôn trọng Công ước Luật biển 1982 và luật pháp quốc gia. Nếu tham vọng của Trung Quốc không giảm thì những căng thẳng Biển Đông chắc chắn sẽ chuyển sang một cục diện mới. Tôi nghĩ, Mỹ phải có những kịch bản cụ thể để chuẩn bị cho những tình huống có thể xảy ra, trong đó không loại trừ khả năng Mỹ và đồng minh thực hiện biện pháp cấm vận đối với Trung Quốc. Mặt khác, Mỹ nên tiếp tục củng cố mối quan hệ hiệu quả và thiết thực với các nước ASEAN, vì nếu ASEAN ngày càng mạnh lên, cấu trúc mới được hình thành, thực lực ngày càng thay đổi thì khả năng ảnh hưởng của ASEAN đối với khu vực càng mạnh và rõ ràng những hành vi của Trung Quốc cũng sẽ phải thay đổi.

Việc gia tăng áp lực và có giảm được gây hấn hay không, tôi cho rằng, nó phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ giữa các cường quyền chính trị. Tức là, &'ngòi nổ' phụ thuộc vào cách ứng xử của Mỹ và Trung Quốc. Nếu Trung Quốc tự thấy mình phải thay đổi, kiềm chế hơn thì chắc chắn Mỹ cũng sẽ không đơn phương tăng cường những sức ép đối với Trung Quốc. Nhưng nếu những căng thẳng vẫn tiếp tục diễn tiến thì các quốc gia trong khu vực sẽ tăng cường những hành động của mình để đối phó, để tự vệ.

Hà Trang

Video: Xuân Ngọc

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Sự thật clip 'chồng đưa vợ đi cấp cứu bị CSGT giữ xe, mặc kệ 30 phút'Sự thật clip 'chồng đưa vợ đi cấp cứu bị CSGT giữ xe, mặc kệ 30 phút'
07:02:26 25/01/2025
3 người tử vong ở nhà máy xi măng: Nghệ An chỉ đạo khẩn3 người tử vong ở nhà máy xi măng: Nghệ An chỉ đạo khẩn
14:23:40 25/01/2025
Ngày đầu nghỉ Tết có 27 người tử vong vì tai nạn giao thôngNgày đầu nghỉ Tết có 27 người tử vong vì tai nạn giao thông
21:54:07 25/01/2025
Chuyển công an điều tra vụ xe con chặn xe khách trên cao tốcChuyển công an điều tra vụ xe con chặn xe khách trên cao tốc
07:02:50 25/01/2025
Người đàn ông cầm dao xông vào tiệm vàng rồi rơi từ tầng 3 xuống đất tử vongNgười đàn ông cầm dao xông vào tiệm vàng rồi rơi từ tầng 3 xuống đất tử vong
08:53:21 25/01/2025
Nam thanh niên hít xà đơn trên metro Bến Thành - Suối Tiên gây phản cảmNam thanh niên hít xà đơn trên metro Bến Thành - Suối Tiên gây phản cảm
16:18:29 25/01/2025
Tập trung mọi nguồn lực cấp cứu cho 32 bệnh nhi ngộ độc thuốc diệt chuộtTập trung mọi nguồn lực cấp cứu cho 32 bệnh nhi ngộ độc thuốc diệt chuột
09:17:26 26/01/2025
Tai nạn liên hoàn trên đường về quê đón Tết, 2 người tử vongTai nạn liên hoàn trên đường về quê đón Tết, 2 người tử vong
18:45:44 25/01/2025

Tin đang nóng

Người đáng thương nhất 17 Chị Đẹp vào Chung Kết: Trắng tay thành đoàn lẫn giải phụ, netizen "dí" bằng được nhân vật nàyNgười đáng thương nhất 17 Chị Đẹp vào Chung Kết: Trắng tay thành đoàn lẫn giải phụ, netizen "dí" bằng được nhân vật này
20:35:14 26/01/2025
Bức ảnh bị bắt gặp ngày Tết dấy lên chuyện yêu đương của Mỹ Tâm và tình trẻBức ảnh bị bắt gặp ngày Tết dấy lên chuyện yêu đương của Mỹ Tâm và tình trẻ
19:54:40 26/01/2025
Ông Trump bất ngờ đề cập tái gia nhập WHOÔng Trump bất ngờ đề cập tái gia nhập WHO
20:34:46 26/01/2025
Nghệ sĩ Tuấn Linh đột ngột qua đời, vợ xót xa: "Tự dưng ông ấy nói lạnh quá rồi kêu buồn nôn"Nghệ sĩ Tuấn Linh đột ngột qua đời, vợ xót xa: "Tự dưng ông ấy nói lạnh quá rồi kêu buồn nôn"
23:31:41 26/01/2025
Diva Hồng Nhung yêu xa ở tuổi U60: "Anh lo sợ còn tôi là người quá từng trải rồi"Diva Hồng Nhung yêu xa ở tuổi U60: "Anh lo sợ còn tôi là người quá từng trải rồi"
19:29:53 26/01/2025
Một Anh Trai về quê ăn Tết, bố mẹ dựng rạp bày 25 mâm cỗ làm "fanmeeting" để báo cáo tình hình năm quaMột Anh Trai về quê ăn Tết, bố mẹ dựng rạp bày 25 mâm cỗ làm "fanmeeting" để báo cáo tình hình năm qua
20:31:47 26/01/2025
Nghệ sĩ Hạnh Thúy: Nhiều người đòi làm mai vì nghĩ tôi là mẹ đơn thânNghệ sĩ Hạnh Thúy: Nhiều người đòi làm mai vì nghĩ tôi là mẹ đơn thân
23:17:52 26/01/2025
Cuộc sống của NSND Ngọc Giàu ở tuổi 80Cuộc sống của NSND Ngọc Giàu ở tuổi 80
23:26:19 26/01/2025

Tin mới nhất

Ngày thứ hai nghỉ tết Ất Tỵ 2025, 25 người chết do tai nạn giao thông

Ngày thứ hai nghỉ tết Ất Tỵ 2025, 25 người chết do tai nạn giao thông

22:11:59 26/01/2025
Trong ngày thứ hai kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, toàn quốc xảy ra 53 vụ tai nạn giao thông, làm 25 người chết.
Ô tô lật xuống ruộng trong đêm, người dân đập cửa giải cứu hành khách

Ô tô lật xuống ruộng trong đêm, người dân đập cửa giải cứu hành khách

22:11:48 26/01/2025
Tiếng động mạnh lúc rạng sáng khiến nhiều người xã Nghĩa Long, Nghĩa Đàn, Nghệ An choàng tỉnh và phát hiện xe khách lật dưới ruộng, họ đã phá cửa kính, bắc thang đưa hành khách bị mắc kẹt ra ngoài.
Huy động hơn 60 người tìm kiếm 2 cháu nhỏ mất tích khi lên rẫy cùng bố

Huy động hơn 60 người tìm kiếm 2 cháu nhỏ mất tích khi lên rẫy cùng bố

21:51:29 26/01/2025
UBND xã Đông, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đang huy động hơn 60 người tìm kiếm 2 cháu nhỏ mất tích khi đi lên rẫy cùng bố.
Mưa to gió lớn 27 Tết, quất đào đổ la liệt, tiểu thương co ro đợi khách

Mưa to gió lớn 27 Tết, quất đào đổ la liệt, tiểu thương co ro đợi khách

21:23:20 26/01/2025
Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (phường Nguyễn Du) là điểm bán cây cảnh lớn nhất thành phố Hà Tĩnh. Tuy nhiên, những ngày qua, sức mua tại điểm bán này chậm hơn so với các năm trước. Ảnh: T.L
Tang tóc nơi gia đình các công nhân gặp nạn tại nhà máy xi măng ở Nghệ An

Tang tóc nơi gia đình các công nhân gặp nạn tại nhà máy xi măng ở Nghệ An

07:54:59 26/01/2025
Những ngày cận Tết, không khí tang thương bao trùm các gia đình có công nhân tử vong do tai nạn lao động tại nhà máy xi măng ở huyện Anh Sơn, Nghệ An.
Nguyên nhân sự cố khiến 3 người tử vong tại nhà máy xi măng ở Nghệ An

Nguyên nhân sự cố khiến 3 người tử vong tại nhà máy xi măng ở Nghệ An

18:42:18 25/01/2025
Trong quá trình vệ sinh trong lò Silo tại nhà máy xi măng Sông Lam 2, 3 công nhân không may gặp tai nạn ngạt khí, dẫn đến tử vong trong ngày làm việc cuối năm Giáp Thìn.
Thanh Hóa: Kiến nghị khởi tố công ty may chậm đóng bảo hiểm cho người lao động

Thanh Hóa: Kiến nghị khởi tố công ty may chậm đóng bảo hiểm cho người lao động

16:20:20 25/01/2025
Chậm đóng bảo hiểm cho người lao động, Công ty cổ phần may Vạn Hà ở Thanh Hóa đã bị đơn vị bảo hiểm đề nghị công an khởi tố hình sự.
TP.HCM: Phát hiện bộ xương nam giới trong khu dân cư Phú Xuân

TP.HCM: Phát hiện bộ xương nam giới trong khu dân cư Phú Xuân

14:31:51 25/01/2025
Ngày 25.1, Công an H.Nhà Bè (TP.HCM) phối hợp các đơn vị liên quan truy tìm danh tính nạn nhân, điều tra vụ phát hiện mộtbộ xươngngười bên trongkhu dân cưPhú Xuân.
Tai nạn trên cầu Rạch Miễu, một phụ nữ tử vong

Tai nạn trên cầu Rạch Miễu, một phụ nữ tử vong

14:21:27 25/01/2025
Khi lưu thông từ Tiền Giang qua Bến Tre, xe máy của chị T. bất ngờ va chạm với xe khách. Cú tông trực diện làm người phụ nữ tử vong tại chỗ.
Vụ cầm dao xông vào tiệm vàng rồi rơi lầu tử vong: Âm tính với ma túy

Vụ cầm dao xông vào tiệm vàng rồi rơi lầu tử vong: Âm tính với ma túy

12:12:53 25/01/2025
Ngày 25/1, Cơ quan chức năng Đắk Lắk xác nhận, đã bàn giao thi thể của người đàn ông tử vong sau khi nhảy từ tầng 3 của một tiệm vàng xuống đất, cho gia đình mai táng.
Vật vờ chờ đợi ở bến xe đến nửa đêm để về quê ăn Tết

Vật vờ chờ đợi ở bến xe đến nửa đêm để về quê ăn Tết

07:47:58 25/01/2025
Lo ngại tình trạng kẹt xe vào ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ Tết Ất Tỵ 2025, nhiều người mang theo cả vali đến nơi làm việc để kịp ra bến xe rời TPHCM tối 24/1.
Ô tô cháy đỏ rực khi đỗ bên đường ở Lâm Đồng

Ô tô cháy đỏ rực khi đỗ bên đường ở Lâm Đồng

07:41:41 25/01/2025
Chiếc xe đang đỗ bên đường ở huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng) bất ngờ bốc cháy. Lửa bùng dữ dội khiến cả khu phố náo loạn.

Có thể bạn quan tâm

Đường đua phim Tết 2025: Trấn Thành khó giữ ngôi vương?

Đường đua phim Tết 2025: Trấn Thành khó giữ ngôi vương?

Hậu trường phim

23:52:51 26/01/2025
Trong bối cảnh đường đua phim Tết có nhiều đối thủ đáng gờm, Trấn Thành tự nhận phim năm nay của mình - Bộ tứ báo thủ - không nặng đô như Mai và có thể thua về doanh thu.
MC Thảo Vân đến thăm NSND Công Lý ngày giáp Tết

MC Thảo Vân đến thăm NSND Công Lý ngày giáp Tết

Sao việt

23:49:58 26/01/2025
MC Thảo Vân và NSND Công Lý vẫn giữ mối quan hệ tốt đẹp sau khi chia tay. Cả hai thoải mái trò chuyện, chụp ảnh cùng nhau.
Đệ nhất mỹ nhân phim Sex is Zero gây sốc với nhan sắc biến dạng, mặt sưng tấy đến mức phải lên tiếng xin lỗi

Đệ nhất mỹ nhân phim Sex is Zero gây sốc với nhan sắc biến dạng, mặt sưng tấy đến mức phải lên tiếng xin lỗi

Sao châu á

23:44:55 26/01/2025
Mỹ nhân phim Sex is Zero Song Ji Hyo gần đây trở thành chủ đề được quan tâm tại Hàn khi cô xuất hiện với dáng vẻ khác lạ tại một chương trình thực tế.
Loài rắn lạ lắm răng, mang tên một ngôi sao Hollywood

Loài rắn lạ lắm răng, mang tên một ngôi sao Hollywood

Lạ vui

23:43:14 26/01/2025
Rắn Himalaya DiCaprio sở hữu lớp vảy màu đồng, đầu ngắn, nhiều răng. Đây là loài bò sát có khả năng sinh tồn ở độ cao gần 1.900 m.
Phim Hàn mới chiếu đã chiếm top 1 Việt Nam, nam chính là trai đẹp diễn hay đóng phim nào cũng đỉnh nóc

Phim Hàn mới chiếu đã chiếm top 1 Việt Nam, nam chính là trai đẹp diễn hay đóng phim nào cũng đỉnh nóc

Phim châu á

23:41:57 26/01/2025
Tại Việt Nam, chỉ sau 1 ngày ra mắt, phim đã lập tức vượt mặt hàng loạt bom tấn để chiếm vị trí top 1 trên BXH series truyền hình được xem nhiều nhất Netflix.
Nguyễn Hồng Nhung: Khán giả soi ảnh nhạy cảm, bỏ về khi tôi đi hát sau scandal

Nguyễn Hồng Nhung: Khán giả soi ảnh nhạy cảm, bỏ về khi tôi đi hát sau scandal

Tv show

23:28:31 26/01/2025
Trong cuộc trò chuyện với MC Nguyên Khang, Nguyễn Hồng Nhung đã có những trải lòng về chặng đường làm nghệ thuật, đặc biệt là quãng thời gian khó khăn sau scandal.
Cường Seven và Trọng Hiếu trình diễn bùng nổ sau công bố lập nhóm nhạc

Cường Seven và Trọng Hiếu trình diễn bùng nổ sau công bố lập nhóm nhạc

Nhạc việt

23:19:55 26/01/2025
Cường Seven và Trọng Hiếu chọn chung kết Chị đẹp đạp gió 2024 làm sân khấu trình diễn đầu tiên sau khi công bố ra mắt nhóm Sx7.
Hat-trick hoàn hảo của Mbappe

Hat-trick hoàn hảo của Mbappe

Sao thể thao

22:29:39 26/01/2025
Lần này, cú hat-trick đầu tiên trong màu áo Real Madrid giúp đội bóng Hoàng gia Tây Ban Nha giành chiến thắng dễ dàng 3-0 trên sân của Valladolid thuộc vòng 21 La Liga hôm 26/1,
Đức triển khai tên lửa Patriot bảo vệ Ukraine từ xa

Đức triển khai tên lửa Patriot bảo vệ Ukraine từ xa

Thế giới

21:35:26 26/01/2025
Dự kiến, các tổ hợp phòng thủ tên lửa Patriot do Đức triển khai ở Ba Lan để bảo vệ trung tâm hậu cần của Ukraine sẽ đi vào hoạt động đầy đủ từ ngày 27/1.
Người Hà Nội chen chân làm đẹp trước ngày đón Tết

Người Hà Nội chen chân làm đẹp trước ngày đón Tết

Netizen

20:24:46 26/01/2025
Trong ngày nghỉ Tết đầu tiên, các tiệm làm móng (nail), spa, salon tóc ở Hà Nội đều đông đúc khách đến tân trang sắc đẹp. Tiệm nail của chị Dung Nguyễn (quận Cầu Giấy), luôn trong trạng thái bận rộn, người làm gần như không có thời gian...