Trung Quốc bàn “quy tắc ứng xử” cho quan chức từ Bộ chính trị trở xuống
Chìa khóa nằm ở các thành viên chủ chốt trong Bộ chính trị. Nó phụ thuộc vào việc họ có quyết tâm chính trị để đi đầu làm gương hay không
Báo quân đội Trung Quốc: Cải cách quân sự sẽ đụng đến lợi ích nhóm”Không thể cợt nhả với ảnh hưởng của Giang Trạch Dân”Cải cách Tập Cận Bình vấp phải kháng cự mãnh liệt
Ông Lý Quân Như, cựu Phó Giám đốc Trường Đảng trung ương. Ảnh: SCMP.
South China Morning Post ngày 9/9 đưa tin, lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ siết chặt hơn nữa công tác quản lý cán bộ đảng viên của họ sau khi một loạt các quan chức, cựu quan chức cấp cao bị điều tra, xử lý. Ông Lý Quân Như, cựu Phó giám đốc Trường Đảng trung ương cho biết, nước này đang xem xét ban hành một quy tắc ứng xử cho các cán bộ, từ Bộ chính trị trở xuống.
“Kể từ khi bắt đầu chiến dịch chống tham nhũng, hàng loạt vấn đề đã xuất hiện với các nhà lãnh đạo cấp cao trong đó có Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Từ Tài Hậu, Lệnh Kế Hoạch, Tô Vinh. Nhó nhắc nhở Ban chấp hành trung ương bắt đầu phải suy nghĩ làm thế nào để quản lý các cán bộ nắm quyền trong đảng và bộ máy nhà nước”, ông Lý Quân Như phát biểu tại hội thảo về quản trị của Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương hôm Thứ Ba.
Video đang HOT
Hội thảo này được tổ chức cùng với Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc đương đại, với sự tham dự của 80 chuyên gia từ trong và ngoài Trung Quốc. Đáp lại một câu hỏi về tham nhũng xuất phát từ sự “độc quyền lãnh đạo” của đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Lý Quân Như cho biết các nhà lãnh đạo của đảng đã được báo cáo đầy đủ về các quan chức cấp cao tham nhũng. Kết quả của sự phản ánh đó là kế hoạch ban hành một bộ quy tắc ứng xử cho 2000 quan chức cao cấp.
Phạm vi của quy tắc ứng xử này sẽ bao gồm cả 25 thành viên Bộ chính trị. “Cán bộ cấp cao cũng là đảng viên và họ phải chịu sự quản lý của kỷ luật đảng, pháp luật nhà nước”, ông Như nói. Ông không cung cấp thông tin chi tiết về bộ quy tắc này.
Bình luận về động thái mới này, chuyên gia quản trị từ đại học Bắc Kinh Trang Đức Toại cho biết, gia đình người thân của quan chức cũng được hưởng lợi từ đặc quyền của quan chức. Vì vậy những hạn chế về quyền lực cũng nên áp dụng với vợ con, người thân của quan chức.
“Vợ chồng, con cái của các quan chức cấp cao không nên làm việc trong các doanh nghiệp, đồng thời quan chức và gia đình họ phải công khai thu nhập của mình cho người dân biết”, ông Trang Đức Toại cho biết.
“Việc thực hiện quy tắc này chẳng khác nào yêu cầu các nhà lãnh đạo cấp cao công khai về mình. Chìa khóa nằm ở các thành viên chủ chốt trong Bộ chính trị. Nó phụ thuộc vào việc họ có quyết tâm chính trị để đi đầu làm gương hay không”, ông Toại nói.
Chu Lực Hạ từ Học viện Quản trị Trung Quốc bình luận: “Nếu các quan chức cấp cao thậm chí không thể thực hiện đầy đủ các yêu cầu đối với một đảng viên bình thường, làm sao họ có thể làm được các tiêu chuẩn cao hơn?”
Hồng Thủy
Theo giaoduc
Thái Lan cam kết ủng hộ bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông
Thái Lan sẽ tiếp tục đảm bạo việc thực thi một bộ quy tắc ứng xử giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam, trong bối cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông vẫn tiếp diễn.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino và Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha. (Ảnh: Manila Times)
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha đã khẳng định điều đó trong cuộc hội đàm với Tổng thống Philippines Benigno Aquino tại Manila ngày 28/8.
Thái Lan đã đóng vai trò điều phối quan hệ ASEAN và Trung Quốc trong giai đoạn 2012-2015.
Ông Prayut, người đang có chuyến thăm Manila lần đầu tiên kể từ khi nhậm chức hồi năm ngoái, cho hay ông và Tổng thống Aquino đã thảo luận quan điểm của họ về vấn đề Biển Đông trong cuộc họp đàm được tổ chức tại dinh tổng thống Malacanang vào sáng qua.
"Tôi đã bày tỏ sự cảm kích đối với Philippines vì ủng hộ Thái Lan trong vai trò điều phối quan hệ Trung-Quốc-ASEAN. Thái Lan cam kết hợp tác với Philippines và các nước ASEAN trong việc thực thi đầy đủ Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và thúc đẩy tham vấn về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
ASEAN và Trung Quốc từ lâu đã thảo luận một bộ quy tắc ứng xử để giải quyết các vấn đề mà các quốc gia cùng có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông gặp phải. Tuy nhiên, cho tới nay chỉ có DOC được nhất trí và ký kết vào năm 2002.
DOC tái khẳng định cam kết của các kết đối với Công ước về Luật Biển của Liên hợp quốc và các điều luật quốc tế khác. Tuyên bố cũng nói rằng các quốc gia ASEAN và Trung Quốc nên giải quyết các tranh chấp bằng "biện pháp hòa bình, không sử dụng đe dọa hoặc vũ lực, thông qua các cuộc đàm phán và tham vấn".
Thủ tướng Prayut cho hay chính phủ của ông sẽ ủng hộ Singapore khi nước này tiếp quản cương vị điều phối quan hệ ASEAN-Trung Quốc trong năm nay.
Về phần mình, Tổng thống Aquino chúc mừng Thái Lan vì thành công trong vai trò nước điều phối. "Thái Lan thực sự là một người bạn tin cậy của Philippines trong việc thúc đẩy sự hiểu biết, hòa bình và ổn định", ông Aquino nói.
An Bình
Theo Dantri/ Inquirer
ASEAN "lo ngại nghiêm trọng" về hoạt động cải tạo đất ở Biển Đông Các quốc gia thành viên ASEAN "đặc biệt lo ngại" về hoạt động cải tạo đất ở Biển Đông, theo một bản dự thảo tuyên bố chung sẽ được đưa ra vào cuối hội nghị ở Malaysia vào hôm nay 6/8. Ngoại trưởng các nước trong một hoạt động chụp ảnh chung tại Kuala Lumpur (Ảnh: AFP) Theo Reuters, tuyên bố chung sẽ...