Trung Quốc bán lại khí đốt hóa lỏng của Mỹ cho châu Âu với giá hời
Báo Bloomberg đưa tin Trung Quốc đã bán lại một số lô hàng khí đốt tự nhiên hóa lỏng ( LNG) của Mỹ cho châu Âu và thu về mức lợi nhuận chênh lệch cao.
Một tàu chở khí đốt hóa lỏng. Ảnh: Reuters
Đây là động thái hiếm thấy của quốc gia nhập khẩu hàng đầu thế giới này, cho thấy mức giá cao ngất trời trên thị trường nhiên liệu hiện nay đang định hướng lại dòng chảy thương mại.
Unipec, chi nhánh thương mại của tập đoàn Sinopec thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc, đã bán ít nhất ba lô hàng LNG giao trong mùa hè của Mỹ cho các cảng ở châu Âu thông qua một chương trình đấu thầu vào cuối tuần qua.
Bloomberg trích dẫn thông tin từ một số thương nhân giấu tên trong ngành cho biết các lô hàng sẽ được vận chuyển từ cơ sở xuất khẩu Calcasieu Pass của Venture Global LNG ở Louisiana, Mỹ.
Video đang HOT
Giá khí đốt tự nhiên của châu Âu đã tăng lên mức cao kỷ lục vào tuần trước do lo ngại rằng cuộc xung đột ở Ukraine làm gián đoạn dòng chảy từ nhà cung cấp hàng đầu là Nga. Động thái này đã khiến Unipec “quay lưng” lại với thị trường Trung Quốc đang có mức giá thấp hơn, bất chấp việc chính quyền Bắc Kinh đã yêu cầu các nhà nhập khẩu trong nước phải đảm bảo về nhiên liệu trong bối cảnh lo ngại bị gián đoạn nguồn cung do chiến sự.
Khí đốt châu Âu thường được giao dịch với giá chiết khấu đối với mặt hàng LNG ở thị trường Bắc Á – nơi tập trung các nhà nhập khẩu hàng đầu. Thế nhưng, sau khi châu Âu lên kế hoạch giảm phụ thuộc vào khí đốt của Nga, giới chức khu vực này sẽ cần phải tăng cường nhập khẩu LNG, với mức giá luôn cao ở thị trường châu Á.
Theo trang tin chuyên về dầu mỏ Oilprice.com ngày 13/3, châu Âu gần đây đã trở thành khách hàng lớn nhất của các nhà sản xuất LNG tại Mỹ, chiếm hơn 50% tổng số lô hàng của Washington trong ba tháng qua.
Trung Quốc ký 3 hợp đồng khủng mua khí đốt hóa lỏng từ Mỹ
Trung Quốc đã ký 3 hợp đồng 20 năm với nhà xuất khẩu khí đốt hóa lỏng (LNG) Venture Global của Mỹ, trong bối cảnh nền kinh tế số 2 thế giới đang tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng thiếu điện.
Một tàu chở khí đốt hóa lỏng rời cảng tiếp nhận tại Trung Quốc - Ảnh: REUTERS
Theo thông tin được đăng tải trên trang web Bộ Năng lượng Mỹ, thỏa thuận đạt được giữa Tập đoàn Sinopec thuộc Nhà nước Trung Quốc và Venture Global.
Trong số này có 2 hợp đồng thời hạn 20 năm cung cấp tổng cộng mỗi năm 4 triệu tấn LNG. Venture Global cũng ký hợp đồng thứ ba với Unipec, một công ty con của Sinopec, để cung cấp 1 triệu tấn LNG/năm trong vòng 3 năm từ ngày 1-3-2023.
Sinopec và Venture Global từ chối bình luận nhưng theo Bộ Năng lượng Mỹ, hai bên đã đạt được thỏa thuận vào tháng trước, giai đoạn Trung Quốc đang trải qua cuộc khủng hoảng điện.
Hãng tin Reuters bình luận việc Tập đoàn Sinopec ký hợp đồng khủng với Mỹ nằm trong nỗ lực đảm bảo nguồn cung LNG ổn định trong dài hạn cho Trung Quốc.
Việc giá khí đốt tăng cao và tình trạng thiếu điện trong nước vừa qua đã làm dấy lên nhiều lo ngại tại Trung Quốc về an ninh nhiên liệu. LNG có thể được sử dụng cho nhiều đối tượng như nhà máy sản xuất điện khí và các ngành công nghiệp.
Trước hợp đồng giữa Sinopec và Venture Global, Công ty khí đốt tư nhân ENN và Tập đoàn Cheniere Energy cũng đã ký hợp đồng 13 năm, đánh dấu thỏa thuận thương mại lớn nhất giữa Mỹ và Trung Quốc từ năm 2018.
Theo thống kê từ hải quan Trung Quốc, nước này đã nhập 5,4 triệu tấn LNG từ Mỹ trong 8 tháng đầu năm 2021, tăng 375% so với cùng kỳ năm 2020. Cũng trong khoảng thời gian này, Trung Quốc nhập 20,5 triệu tấn LNG từ Úc, gần bằng mức 19,1 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái.
Thời báo Hoàn Cầu của chính quyền Trung Quốc giải thích Bắc Kinh phải đa dạng hóa nguồn cung LNG trong bối cảnh quan hệ với Úc đang căng thẳng.
Theo tờ này, trong tương lai Úc sẽ chịu thiệt hại nếu xuất khẩu LNG sang Trung Quốc sụt giảm và những mặt hàng mà các nước khác có thể thay thế, chẳng hạn như thịt bò.
Chính quyền Bắc Kinh đã cam kết giảm bớt sự phụ thuộc vào điện than trong kế hoạch giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu. Theo Thời báo Hoàn Cầu , LNG được coi là một nguồn năng lượng sạch và sẽ có vai trò ngày càng thiết yếu với Trung Quốc.
Khí hóa lỏng Mỹ không thể thay thế hoàn toàn khí đốt Nga ở châu Âu Châu Âu phải đối mặt với một số thách thức trong việc nhập khẩu thêm khí hóa lỏng LNG của Mỹ. Theo trang tin chuyên về dầu mỏ Oilprice.com ngày 13/3, châu Âu gần đây đã trở thành khách hàng lớn nhất của các nhà sản xuất khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ, chiếm hơn 50% tổng số lô hàng...