Trung Quốc bán hàng loạt công nghệ vũ khí cho Indonesia
Hàng loạt công nghệ vũ khí Trung Quốc mới đây đã được chính phủ Indonesia ký mua hàng loạt để sản xuất trong nước.
Indonesia sẽ có được công nghệ sản xuất 3 loại vũ khí từ Trung Quốc gồm pháo Type 90B, pháo tự động 30mm và trạm vũ khí tự động UW1.
Tạp chí Khán Hòa (Canada) đưa tin, Công ty Công nghiệp phương Bắc Trung Quốc đã chuyển giao 3 công nghệ sản xuất vũ khí cho công ty IndoMesin của Indonesia, gồm pháo phản lực phóng loạt cỡ 122mm 40 nòng Type 90B, hệ thống vũ khí điều khiển từ xa UW1 và pháo hải quân 30mm.
Những loại vũ khí này sẽ được sản xuất tại Indonesia và trang bị cho lục quân và hải quân nước này. Giai đoạn ban đầu Indonesia chỉ chịu trách nhiệm lắp ráp, còn toàn bộ linh kiện do công ty công nghiệp phương Bắc cung cấp, sau đó thì Indonesia tự sản xuất linh kiện. Tuy nhiên, các vũ khí này chỉ được phép sử dụng cho Quân đội Indonesia, mà không được phép xuất khẩu.
Pháo phản lực phóng loạt Type 90B.
Video đang HOT
Trong những năm gần đây, quan hệ hợp tác quân sự – kỹ thuật giữa Indonesia và Trung Quốc ngày càng được tăng cường. Indonesia không những mua sắm các hệ thống vũ khí Trung Quốc mà mua luôn công nghệ chế tạo. Điển hình như trường hợp tên lửa hành trình chống tàu C-705 – Indonesia đã mua 18 quả đạn từ Trung Quốc và sau đó đang đề nghị cấp giấy phép.
Pháo phản lực Type 90B là thiết kế cải tiến từ dòng Type 81 mà Trung Quốc sao chép công nghệ pháo BM-21 Grad Liên Xô. Type 90B được đặt trên khung gầm cơ sở xe bánh lốp 6×6 bánh Beifang Benchi 2629 lắp giàn pháo 40 nòng cỡ 122mm, tầm bắn đạt 20-40km tùy từng loại đạn rocket.
Điểm khác lớn nhất giữa Type 90B so với các thế hệ pháo trước đó nằm ở việc nó được bổ sung thêm xe trinh sát pháo binh tăng đáng kể sự chính xác hỏa lực.
Trong khi UW1 là trạm điều khiển vũ khí tự động có thể tích hợp đại liên 14,5mm hoặc 12,7mm trang bị khí tài trinh sát hiện đại gồm camera màu CCD, khí tài trinh sát hồng ngoại.
Còn pháo tự động 30mm thì không rõ kiểu loại, tên gọi, theo quan chức Indonesia, pháo này đạt tốc độ bắn 320 phát/phút, tầm bắn tối đa 4.000m, trang bị trên các tàu tuần tra cỡ nhỏ. Ngoài ra, cũng có thông tin cho biết, Indonesia đang đàm phán mua công nghệ pháo 76mm từ Trung Quốc.
Bằng Hữu
Theo_Kiến Thức
Ba Lan tăng tốc mua pháo phản lực tầm siêu xa WR-300
Quân đội Ba Lan sẽ sớm đưa vào trang bị các tổ hợp pháo phản lực phóng loạt WR-300 Homar có tầm bắn lên tới 300km.
Quân đội Ba Lan sẽ sớm đưa vào trang bị các tổ hợp pháo phản lực phóng loạt WR-300 Homar có tầm bắn lên tới 300km.
Tạp chí quân sự Jane's đưa tin cho hay, Cơ quan giám sát mua sắm vũ khí Ba Lan đã chính thức mở các cuộc đàm phán với công ty quốc phòng Huta Stalowa Wola (HSW), nhằm xúc tiến hợp đồng mua các tổ hợp pháo phản lực phóng loạt WR-300 Homar thế hệ mới để trang bị cho quân đội nước này.
HSW vốn là một công ty con của Tập đoàn quốc phòng Polish Armaments Group. Dự kiến các cuộc đàm phán đầu tiên sẽ diễn ra vào tháng 6 năm nay và hợp đồng chính thức sẽ được ký kết vào quý IV năm 2015. Giá trị ước tính của hợp đồng này là khoảng 690 triệu USD.
Bộ quốc phòng Ba Lan đang có kế hoạch đưa vào trang bị khoảng 60 tổ hợp WR-300từ nay cho đến năm 2022 và toàn bộ các tổ hợp pháo này sẽ được biên chế cho các đơn vị pháo binh chủ lực của Ba Lan. Bên cạnh đó, quá trình huấn luyện và đào tạo sử dụng loại vũ khí mới này sẽ được Quân đội Ba Lan triển khai đồng thời với quá trình trang bị.
Tổ hợp pháo phản lực WR-300 của Ba Lan sẽ có thiết kế gần giống với tổ hợp pháo phản lực M142 (HIMARS) của Mỹ.
Czeslaw Mroczek - Thứ trưởng Bộ quốc phòng và là người đứng đầu các chương trình hiện đại hóa quân đội của Ba Lan cho biết, Quân đội Ba Lan sẽ tiếp nhận các tổ hợp WR-300 đầu tiên vào năm 2018 và loại pháo phản lực phóng loạt này có tầm bắn hiệu quả lên tới 300km.
Tổ hợp pháo phản lực phóng loạt WR-300 được đặt trên khung gầm xe tải đặc chủng Jelcz 6x6 với tầm bắn hiệu quả là 300km, cao hơn nhiều so với tầm bắn 40km của tổ hợp pháo phản lực phóng loạt WR-40 đang được Quân đội Ba Lan sử dụng.
Bên cạnh đó, Quân đội Ba Lan cũng sẽ chi 370 triệu USD cho việc mua sắm đạn dược của WR-300. Ngoài ra các yêu cầu về cỡ nòng hay các loại đầu đạn sẽ được trang bị trên WR-300 cũng sẽ được thảo luận trong quá trình đàm phán. Trong khi đó, vẫn có nhiều đồn đoán rằng Ba Lan sẽ mua các tổ hợp pháo phản lực phóng loạt của Tập đoàn Lockheed Martin hay một số ứng viên khác đến từ châu Âu và Israel.
Tuấn Đặng
Theo_Kiến Thức
Pháo phản lực mạnh nhất Đông Nam Á: Việt Nam hay Thái Lan? EXTRA của Việt Nam và DTI-2 của Thái Lan được đánh giá là hai hệ thống pháo phản lực phóng loạt hàng đầu Đông Nam Á hiện nay. Pháo phản lực DTI-2 DTI-2 là hệ thống pháo phản lực phóng loạt tầm xa do Thái Lan sản xuất trong nước dựa trên nguyên mẫu WS-1B của Trung Quốc. Hệ thống gồm 4 ống...