Trung Quốc, ASEAN tìm kiếm một Biển Đông an toàn hơn
Các quan chức và chuyên gia về an ninh biển của ASEAN và Trung Quốc dành hai ngày bàn cách tăng cường hợp tác trong cứu hộ cứu nạn, để tạo một môi trường an toàn hơn cho ngư dân và tàu thuyền trên Biển Đông.
40 người, là đại diện của các thành viên Hiệp hội và Trung Quốc, sẽ đề xuất các giải pháp tăng cường hợp tác tìm kiếm và cứu người gặp nạn, xây dựng lòng tin, trong bối ảnh các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông chưa được giải quyết triệt để.
Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Vinh cho rằng hiện nay trên khu vực biển còn “phức tạp và tiềm ẩn rủi ro” kể cả do thiên tai thời tiết và do con người, khiến cho ngư dân và người đi biển có thể gặp nạn. Ông nhấn mạnh rằng trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Việt Nam đề cao quan điểm đối xử nhân đạo với người bị nạn.
“Ngư dân hay người đi tàu thuyền gặp nạn là đối tượng cần được đối xử nhân đạo. Cho dù còn có các vấn đề trong khu vực nhưng không thể để bất kỳ điều gì ảnh hưởng đến việc đối xử nhân đạo” với họ, ông Vinh nói bên lề một cuộc hội thảo hôm nay ở Hà Nội.
Video đang HOT
Tàu cá xa bờ của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam, trên Biển Đông. Ảnh: Trí Tín
Đề xuất của Việt Nam nhằm tăng hợp tác cứu hộ cứu nạn, như từng nêu ra từ năm 2010, được ông nhắc lại gồm: nguyên tắc nhân đạo; chia sẻ chính sách để các bên hiểu rõ; xác định đầu mối liên lạc của các quốc gia để mỗi khi có sự cố có thể liên lạc trực tiếp và nhanh chóng; thực hiện các biện pháp hỗ trợ ban đầu mỗi khi cần thiết; và xây dựng cơ chế hợp tác cứu nạn trong khu vực.
Ông Vinh nói thêm rằng điều quan trọng nhất cần làm hiện nay là xây dựng lòng tin, trong bối cảnh có tranh chấp. Điều này cũng được đề xuất bởi Trung Quốc, khi đại diện đoàn quan chức và học giả nước này nêu ý tưởng về các biện pháp cụ thể.
Ông Zhou Min, Phó chủ nhiệm văn phòng trực ban Trung tâm tìm kiếm cứu nạn của Trung Quốc, cho biết phái đoàn của ông đề xuất thiết lập đường dây nóng về tìm kiếm cứu nạn nhằm thông tin thông suốt và nhanh chóng. Một ý tưởng nữa là tổ chức các cuộc diễn tập cứu hộ trên phương diện thông tin cũng như diễn tập cứu hộ thực địa để dần dần tăng năng lực tìm kiếm cứu nạn của các bên.
Đại diện đoàn Indonesia, ông Agus Haryono, phó giám đốc Cục tác chiến tìm kiếm cứu nạn, thuộc Cơ quan tìm kiếm cứu nạn Quốc gia, cho rằng những buổi thảo luận như thế này rất hữu ích bởi nó giúp xây dựng cơ chế hợp tác nhằm cứu hộ nhanh chóng hơn.
“Nên có thỏa thuận hai chiều giữa ASEAN và Trung Quốc về việc làm sao để đảm bảo an toàn hàng hải trên vùng biển khu vực”, ông Agus nói. “Sự cố nào (trên Biển Đông) cũng nên được thảo luận và giải quyết trên tinh thần hữu nghị giữa Trung Quốc và các nước ASEAN. Mọi vấn đề đều có thể bàn bạc”.
Việc thảo luận về tăng hợp tác trong tìm kiếm cứu nạn giữa các nước ASEAN và Trung Quốc là một phần trong kế hoạch hành động nhằm triển khai bản Quy tắc hướng dẫn thực thi Tuyên bố chung về ứng xử Biển Đông (DOC), qua đó xây dựng lòng tin. Các bên tham gia cuộc thảo luận, diễn ra đến hết ngày mai, sẽ đưa những khuyến nghị của mình lên các chính phủ liên quan xem xét.
Theo VNE
Asean cần tiếp tục phát huy vai trò trong vấn đề Biển Đông
Trả lời phỏng vấn báo chí ngay trước thềm Hội nghị Cấp cao ASEAN sẽ diễn ra trong hai ngày 24 và 25 tháng 4 tới, tại Brunei, Thứ trưởng ngoại giao Phạm Quang Vinh cho biết: Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN sắp tới các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ cho ý kiến chỉ đạo về phương hướng, sẽ tiếp tục phấn đấu trong thời gian tới để tiếp tục phát huy vai trò và tiếng nói của mình trong vấn đề Biển Đông
Trả lời câu hỏi các nhà lãnh đạo ASEAN dự kiến sẽ tập trung thảo luận khía cạnh gì trong vấn đề biển Đông tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 22, Thứ trưởng Phạm Quang Vinh cũng cho biết: Trong bối cảnh thời gian gần đây có những diễn biến phức tạp ở biển Đông, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN vừa qua (ngày 10 và 11-4), các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN cho rằng, hiệp hội cần tiếp tục phát huy vai trò và tiếng nói của mình trong vấn đề biển Đông.
Vì vậy, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN sắp tới các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ cho ý kiến chỉ đạo về phương hướng, sẽ tiếp tục phấn đấu trong thời gian tới để đạt các mục tiêu chung này như thế nào. Theo tôi, những nội dung quan trọng mà ASEAN thỏa thuận cần tiếp tục phát huy, đó là phải bảo đảm các nỗ lực xây dựng lòng tin, thực hiện kiềm chế, không làm phức tạp thêm tình hình.
Thứ hai là phải đề cao, đồng thời bảo đảm thực hiện hiệu quả những cam kết, những thỏa thuận đã có liên quan đến vấn đề Biển Đông, trong đó có Tuyên bố 6 nguyên tắc của ASEAN, Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) cũng như tuyên bố của Hội nghị cấp cao ASEAN - Trung Quốc kỷ niệm 10 năm DOC, trong đó rất nhiều nguyên tắc chung đã được đề ra. Tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS)...
Bên cạnh vấn đề Biển Đông, những nội dung chính đang được dư luận khu vực và quốc tế quan tâm cũng sẽ được Hội nghị cấp cao (HNCC) ASEAN lần thứ 22 diễn ra tại Brunei đề cập, Thứ trưởng ngoại giao Phạm Quang Vinh cho biết.
Theo đó, Dự kiến, ưu tiên cao của Hội nghị lần này là bàn những định hướng ưu tiên trong năm 2013 của ASEAN, cũng như bàn về các biện pháp hợp tác dưới chủ đề do Brunei đề xuất là "ASEAN - Người dân và tương lai của chúng ta".
Cụ thể: Một là, định hướng ưu tiên của ASEAN trong năm 2013 và định hướng tương lai cho ASEAN, từ nay đến năm 2015 và sau 2015. Thứ hai, tập trung vào trọng tâm ưu tiên làm sao đẩy nhanh lộ trình xây dựng cộng đồng ASEAN tới 2015. Thứ ba, làm sao phát huy vai trò chủ đạo, trung tâm của ASEAN trong các vấn đề quan trọng của khu vực và trong cấu trúc khu vực đang định hình. Cuối cùng, theo thông lệ các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ bàn về các vấn đề khu vực cùng quan tâm.
Về sự tham gia và dự kiến những đóng góp của đoàn Việt Nam tại hội nghị lần này, thứ trưởng Phạm Quang Vinh khẳng định :Đoàn của chúng ta tham dự Hội nghị lần này do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu.
Việt Nam rất coi trọng một ASEAN đoàn kết, vững mạnh, liên kết hướng tới Cộng đồng và phát huy được vai trò trung tâm trong các vấn đề quan trọng của khu vực. Đây là ưu tiên chiến lược và cũng chính là lợi ích của Việt Nam. Cho nên, chúng ta sẽ chủ động tham gia tích cực, có trách nhiệm vào những công việc chung của ASEAN, làm sao đề cao được đoàn kết, hướng ASEAN vào những lĩnh vực ưu tiên của nội khối cũng như của khu vực, phù hợp với lợi ích của các nước thành viên; đồng thời tăng cường quan hệ của ASEAN với các nước đối tác trong các vấn đề chẳng hạn như: Biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, phòng chống tội phạm xuyên quốc gia...Những lĩnh vực này chúng ta ủng hộ và chắc chắn sẽ tham gia đóng góp vào những ưu tiên đó của ASEAN.
Theo vietbao
Biển Đông sẽ "nóng hầm hập" nghị trường ASEAN 22 Theo Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh, Biển Đônglà vấn đề quan tâm chung của ASEAN - liên quan đến hòa bình, ổn định vàan ninh của cả khu vực. Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, Phạm Quang Vinh. Sau 2 ngày làm việc (10-11/4) tại Brunei, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã cơ bản hoàn tất các công việc chuẩn...