Trung Quốc, ASEAN nhất trí tăng cường hợp tác giúp khu vực phục hồi sau đại dịch
Ngày 26/10, Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã nhất trí tăng cường hợp tác nhằm trợ giúp khu vực phục hồi sau đại dịch COVID-19, bao gồm việc thực thi sớm Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực ( RCEP).
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường phát biểu tại Hội nghị cấp cao ASEAN – Trung Quốc lần thứ 24. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Trong tuyên bố chung đưa ra sau Hội nghị Cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 24 diễn ra dưới hình thức trực tuyến, Trung Quốc nhất trí hỗ trợ Khuôn khổ phục hồi toàn diện ASEAN và Kế hoạch thực thi của khối, điều này sẽ dẫn dắt cả hai bên tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau, bao gồm y tế công cộng, an sinh xã hội, hội nhập kinh tế, chuyển đổi số và phát triển bền vững.
ASEAN đánh giá cao sự hợp tác tích cực của Trung Quốc trong việc thực hiện các ưu tiên chính được xác định trong khuôn khổ, chẳng hạn như đào tạo các giám đốc điều hành y tế và chuyên gia về ứng phó khẩn cấp về y tế, hỗ trợ quỹ ứng phó COVID-19 của ASEAN và mở rộng hợp tác về vaccine phòng COVID-19. Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của hội nhập kinh tế giữa Trung Quốc và ASEAN nhằm ứng phó với đại dịch COVID-19 và tăng tốc phục hồi kinh tế của khu vực.
Video đang HOT
Các nhà lãnh đạo nhất trí thúc đẩy Hiệp định Thương mại tự do Trung Quốc-ASEAN và xem xét mở cửa rộng rãi hơn với nhau trong các lĩnh vực khác theo hiệp định thương mại tự do, “bao gồm cả việc tạo ra nhiều cơ hội thương mại hơn trong nền kinh tế kỹ thuật số cũng như thúc đẩy các nguồn tăng trưởng và hợp tác mới”. Hai bên cũng nhấn mạnh cần phải tăng cường hợp tác để gia tăng sự kết nối và bền vững của các chuỗi cung ứng trong khu vực bằng cách xem xét “sự phát triển của các hành lang kinh tế, cũng như các khu vực kinh tế, thương mại và công nghiệp”.
Trong một tuyên bố chung khác, ASEAN và Trung Quốc nhất trí mở rộng hợp tác nhằm thúc đẩy phát triển xanh và bền vững trong khu vực.
Malaysia sẽ thông qua RCEP vào cuối năm 2021
Malaysia cam kết hoàn tất quá trình phê chuẩn Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) vào giữa tháng 12 năm nay.
Bộ trưởng Cấp cao kiêm Bộ trưởng Thương mại và Phát triển Quốc tế của Malaysia Mohamed Azmin Ali. Ảnh: malaymail.com
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, Bộ trưởng Cấp cao kiêm Bộ trưởng Thương mại và Phát triển Quốc tế của Malaysia Mohamed Azmin Ali ngày 21/9 cho biết, quá trình phê chuẩn tuân theo thỏa thuận được ký kết tại Hội nghị cấp cao RCEP lần thứ tư diễn ra ngày 15/11/2020.
Theo đó, dựa trên các quy định của RCEP, Hiệp định sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ khi ít nhất 6 quốc gia thành viên ASEAN và ba đối tác FTA ASEAN đệ trình các văn kiện phê chuẩn lên Ban thư ký ASEAN. Đến nay, các quốc gia đã phê chuẩn hiệp định gồm có Singapore, Trung Quốc và Nhật Bản. Myanmar đã gửi hồ sơ phê chuẩn tới Ban thư ký ASEAN trong khi Thái Lan đã hoàn tất quá trình phê chuẩn trong nước và sẽ đệ trình văn kiện phê chuẩn lên Ban thư ký ASEAN vào cuối năm nay.
Tại hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 53 vào ngày 9/9 vừa qua, các quốc gia thành viên ASEAN mong muốn RCEP có hiệu lực vào ngày 1/1/2022 theo mục tiêu đã đề ra. Các quốc gia như Brunei, Philippines, Indonesia, Campuchia và Việt Nam đã công bố ý định hoàn tất quá trình phê chuẩn trong nước vào tháng 11 tới.
Phát biểu tại phiên họp Quốc hội, ông Azmin cho biết đối với Malaysia, quy trình phê chuẩn RCEP yêu cầu sửa đổi ba Đạo luật dưới sự xem xét của Bộ Nội thương và Các vấn đề người tiêu dùng liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, đó là Đạo luật Sáng chế, Đạo luật Bản quyền và Đạo luật Nhãn hiệu.
Theo ông, điều này là để đảm bảo rằng các Đạo luật phù hợp với nghĩa vụ của quốc gia theo Hiệp định RCEP. Cũng theo ông Azmin, nếu Malaysia trì hoãn việc phê chuẩn, quốc gia này sẽ bị tụt hậu trong việc hưởng các lợi ích và đối xử ưu đãi như trong hiệp định.
Những lợi ích được kể đến bao gồm: Giảm thuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu, tiếp cận thị trường thương mại dịch vụ, sự di chuyển của các chuyên gia lành nghề cũng như các cơ hội tăng cường hoạt động đầu tư giữa các nước thành viên RCEP.
RCEP là FTA lớn nhất thế giới với thị trường chiếm gần 1/3 dân số thế giới, tương đương với khoảng 2,2 tỷ người. RCEP bao gồm 10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.
Tổng thống Joe Biden sẽ tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN - Mỹ Đại sứ quán Mỹ tại Brunei thông báo Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tham dự Hội nghị cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) - Mỹ diễn ra vào ngày 26/10. Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: AFP/TTXVN Theo Đại sứ quán Mỹ tại Brunei, Tổng thống Biden sẽ dẫn đầu phái đoàn Mỹ tham dự Hội nghị...