Trung Quốc – Ấn Độ đua gươm, đấu giáo
Trung Quốc và Ấn Độ đang đua nhau mua sắm vũ khí. Đến năm 2021, ngân sách chi cho quốc phòng của Bắc Kinh sẽ lên tới 207 tỉ USD. Con số phía Ấn Độ là 200 tỉ USD
Theo trang TsRus.cn của Nga, châu Á đang trở thành miếng mồi béo bở được các nhà thầu quốc phòng Nga, Mỹ, châu Âu săn đón. Những cuộc xung đột có thể xảy ra trong khu vực đã khiến các nước châu Á ráo riết nhập khẩu vũ khí, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ.
Mặc dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tuy nhiên Cơ quan nghiên cứu quốc phòng IHS Jane’s của Mỹ vẫn dự đoán, trong 8 năm tới, các nước châu Á – Thái Bình Dương sẽ tăng 35% ngân sách để mua sắm trang vị vũ khí với trị giá 501 tỉ USD. Châu Á – Thái Bình Dương là thị trường quân sự có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới, các nhà thầu quốc phòng châu Âu, Mỹ và Nga đều mong muốn chiếm thị lớn trong thị trường này.
Các chuyên gia cho biết, tình hình chính trị bất ổn ở châu Á – Thái Bình Dương và các cuộc xung đột vũ trang có thể xảy ra như Triều Tiên và Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản, Ấn Độ và Pakistan là những nguyên nhân quan trọng khiến nhu cầu về vũ khí không ngừng gia tăng. Những năm qua, các quốc gia này không những đều gia tăng ngân sách chi cho quốc phòng, mà còn tập trung vào các chương trình phát triển vũ khí quân sự trang bị cho lực lượng quân sự nước mình.
Sự đầu tư của Trung Quốc và Ấn Độ cho trang bị vũ khí lớn hơn nhiều so với các quốc gia khác. Theo dự báo của IHS Jane’s, đến năm 2021, ngân sách chi cho quốc phòng của Bắc Kinh sẽ lên tới 207 tỉ USD, biên độ tăng 64%. Còn ngân sách chi cho quốc phòng của Ấn Độ cũng lên tới 200 tỉ USD, biên độ tăng 54%. Hai nước Trung Quốc và Ấn Độ đều mong muốn ngành công nghiệp quốc phòng nước mình có thể chế tạo ra các trang bị vũ khí tối tân nhằm đám ứng mọi ngu cầu của lực lượng vũ trang nước mình.
Trung Quốc và Ấn Độ đều coi mình là nhà lãnh đạo toàn cầu chứ không chỉ bó hẹp trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, từ lâu đây đã không còn là điều bí mật. Chính vì vậy so với các nước láng giềng khác ở châu Á – Thái Bình Dương, hai nước này đều mong muốn sức mạnh quốc phòng của mình có thể tiến gần với Mỹ. Ví dụ điển hình nhất là cả hai đều đang tích cực phát triển hàng không mẫu hạm, tàu ngầm hạt nhân chiến lược, đồng thời thực thi kế hoạch quân sự không gian đầy tham vọng.
Các chuyên gia nhấn mạnh, trái ngược với việc các nước châu Á – Thái Bình Dương gia tăng ngân sách chi cho quốc phòng thì ngân sách chi cho quốc phòng của Mỹ và châu Âu lại duy trì ở mức thấp thậm chí sụt giảm. Chỉ riêng năm 2013, Washington có kế hoạch cắt giảm gần 28% ngân sách – khoảng 472 tỉ USD cho vũ khí. Châu Âu cũng đang đối mặt với tình hình tương tự. Chính vì thế, Đông Nam Á đã trở thành thị trường quan trọng có ý nghĩa chiến lược của ngành công nghiệp quốc phòng toàn cầu, và cạnh tranh khá gay gắt. Mỹ đã nới lỏng những hạn chế xuất khẩu vũ khí, năm 2011, thậm chí Washington còn xóa tên một số công ty và tổ chức của ẤN Độ như Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng (DRDO) và Tổ chức nghiên cứu không gian Ấn Độ (ISRO) khỏi danh sách hạn chế xuất khẩu vũ khí.
Cùng với đó, người châu Âu cũng không chịu ngồi yên. Công ty hàng không Dassault Aviation của Pháp đã giành được hợp đồng bán 126 chiếc máy bay chiến đấu hạng nhẹ với trị giá 12 tỉ USD cho Ấn Độ và đồng ý sẽ sản xuất máy bay trên đất Ấn Độ. Để giành được hợp đồng đấu thầu từ lực lượng không quân Hàn Quốc, công ty châu Âu (ECR) cũng đã đáp ứng điều kiện tương tự.
Người phụ trách của Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ của Nga (CAST) cho biết: “Kết quả này là hoàn toàn có thể dự toán. Chúng ta luôn cố hữu cho rằng Ấn Độ sẽ mua hàng loạt vũ khí giá rẻ của Nga. Tuy nhiên vài năm trở lại đây, GDP của Ấn Độ tăng trưởng với tốc độ khá cao 9%, người Ấn Độ có tiền và mong muốn mua được các trang bị vũ khí tiên tiến. Trong khi khoảng cách trong lĩnh vực trang bị vũ khí công nghệ cao giữa Nga và nước ngoài vẫn còn một khoảng cách nhất định, chính vì thế người Ấn Độ đang chuyển hướng sang các nhà cung cấp vũ khí của châu Âu và Mỹ”.
Nga đã để lỡ mất hợp đồng bán máy bay vận tải cho Ấn Độ. Vì loại máy bay mà Nga có thể cung cấp là IL-76, trong khi người Ấn Độ lại lựa chọn máy bay vận tải hạng khủng Super Hercules C-130J-30 của Mỹ. Ấn Độ đã phải trả 1 tỉ USD cho 6 chiếc máy bay này. Nếu mua IL-76, Ấn Độ sẽ tiết kiệm được một khoản tiền lớn, chính vì thế 1 tỉ USD có thể coi là con số khổng lồ. Tuy nhiên, giá cả không phải là nhân tố duy nhất ảnh hưởng đến sự lựa chọn của Ấn Độ. Chắc chắn Ấn Độ đã xem xét đến việc ngay từ năm 2005, Nga và Trung Quốc đã ký hợp đồng chuyển nhượng 40 chiếc máy bay vận tải IL-76, chính vì lẽ đó cuối cùng Ấn Độ mới lựa chọn máy bay vận tải hạng khủng Super Hercules C-130J-30.
Nga cam kết sẽ cung cấp lô máy bay vận tải với tổng trị giá 1 tỉ USD, tuy nhiên phía Nga chưa bao giờ có ý định chế tạo chúng. Trên thực tế, không có công ty hàng không nào của Nga sản xuất máy bay IL-76 theo lô. Có thể Nga hy vọng sẽ sử dụng số tiền mà Trung Quốc đã đặt cọc để dịch chuyển các thiết bị sản xuất IL-76 từ công ty sản xuất máy bay ở Tashkent (Uzbekistan) về nhà máy sản xuất máy bay của mình ở Vononezh, sau đó lại chuyển đến Ulyanovsk. Tuy nhiên dường như kế hoạch này đã thất bại vì một số nguyên nhân nào đó.
Tuy nhiên, người phụ trách của Tập đoàn xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport cho biết “tình hình không bi quan như vậy”, hiện tại lượng giao dịch với khu vực châu Á – Thái Bình Dương chiếm trên 50% tổng lượng giao dịch của tập đoàn. Và vài năm trở lại đây, Nga đã phê chuẩn hình thức trả góp cho các hợp đồng xuất khẩu vũ khí trả góp với tổng trị giá 7 tỉ USD. Nhờ áp dụng hình thức này, Nga đã ký kết được các hợp đồng mua bán vũ khí với Myanma, Malaysia, Indonesia, Srilanka và Việt Nam. Nga quyết tâm sẽ duy trì thị phần của mình ở thị trường Đông Nam Á và giữ vững vị thế nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới của mình. Năm 2012, Rosoboronexport đã ký kết được các hợp đồng với tổng trị giá 17,6 tỉ USD, tăng 150% so với năm 2011. Tổng giá trị hợp đồng xuất khẩu vũ khí của tập đoàn này đã lên tới 37,4 tỉ USD, là một con số rất khả quan.
Video đang HOT
Theo VNE
10 điều thú vị về Ấn Độ có thể bạn chưa biết
Với nhiều người, Ấn Độ là một quốc gia nổi tiếng với nạn kẹt xe, những khu ổ chuột hay tệ quan liêu. Nhưng đây cũng là nơi chỉ 3% người dân nộp thuế, người dân thích được khen tăng cân, báo giấy vẫn rất thịnh hành và không ít sự mê tín hài hước...
Dưới đây là 10 điều thú vị về Ấn Độ mà có thể bạn chưa biết qua quan sát của phóng viên BBC Rajini Vaidyanathan.
1. Hầu như không ai nộp thuế
Là một đất nước có tới 1,2 tỷ dân nhưng chỉ khoảng 3% người Ấn Độ nộp thuế. Một cách giải thích cho hiện tượng này đó là hoạt động nông nghiệp được miễn thuế, trong khi 2/3 người Ấn Độ sống tại nông thôn. Chiếm một tỷ lệ lớn trong nền kinh tế là các hoạt động lao động không chính thức, tự phát, khiến việc thu thuế càng khó khăn.
2. Thám tử hôn nhân
Tại Ấn Độ, có một dịch vụ có từ lâu đời và vẫn đang phát triển mạnh đó là thám tử hôn nhân. Do ngày càng nhiều cô gái quen biết bạn trai qua mạng cũng như kết hôn với người bố mẹ họ không biết rõ, để chắc chắn chàng rể tương lai là con nhà đàng hoàng, trước khi cưới bố mẹ cô dâu thường thuê các thám tử tìm hiểu về thân thế của chú rể.
Số lượng các công ty cung cấp dịch vụ này tại Ấn Độ đang tăng vô cùng nhanh, với khoảng 15.000 công ty hoạt động. "Đây không phải là do thám", một phụ nữ từng sử dụng dịch vụ để kiểm tra con rể tương lai cho biết. "Cậu ta nói cậu ta xuất thân từ gia đình tử tế nhưng chúng tôi cần chắc rằng đó là sự thật".
3. Báo giấy vẫn thịnh hành
Trong khi ở nhiều quốc gia, nhất là phương Tây, báo giấy đang chết dần chết mòn thì tại Ấn Độ ngành công nghiệp in ấn vẫn phát đạt. Việc ngày càng nhiều người biết chữ, tỷ lệ sử dụng internet thấp và việc có quá nhiều ngôn ngữ cũng tồn tại khiến nhiều người vẫn chỉ muốn đọc tờ báo của riêng mình. Trong khi đó giá báo giấy lại rất rẻ.
Đáng chú ý là thị trường báo cũ cũng rất phát triển. Bạn có thể bán lại những tờ báo và tạp chí cũ cho những người thu gom bên đường, và người này sẽ bán chúng lại cho những người sẵn lòng đọc những ấn phẩm đã xuất bản cả năm trước, miễn là giá rẻ hơn báo mới.
4. "Xin mời bóp còi"
Hầu như mọi chiếc xe tải tại Ấn Độ đều sơn lên phía đuôi dòng chữ: "Còi, OK, xin mời". Tại đây việc bóp còi inh ỏi không bị phản đối mà còn được khuyến khích. Một lái xe lôi ước tính mỗi ngày ông bóp còi khoảng 150 lần, dù đây là mức ước tính khiêm tốn. Bởi lúc tắc đường các lái xe có lẽ bóp còi cứ 30 giây một lần.
Xe lôi ở đây đều trang bị loại còi có công suất tới 90 decibel, ngang với còi hơi. Trong khi đó, cường độ âm thanh chung khi tham gia giao thông không khác nào đứng gần một chiếc máy bay phản lực đang cất cánh.
5. Đây là quốc gia trẻ trung
Có truyền thống lịch sử rất lâu đời nhưng Ấn Độ là một quốc gia trẻ về dân số. Hơn một nửa trong số 1,2 tỷ người ở đây dưới 25 tuổi và hai phần ba là dưới 35. Nhiều thanh niên Ấn Độ có cảm giác tự tin về quốc gia mình và không quá "sính Tây". Tại Mumbai, bầu không khí âm nhạc không khác nào tại Brooklyn của New York với rất nhiều tài năng trẻ đang nở rộ.
6. Ghế nhựa có mặt ở khắp nơi
7. Ai cũng thích tăng cân
"Ồ, cậu mới lên cân đó à", là một lời khen xã giao rất thường thấy giữa những người bạn thân, bởi nó được xem là dấu hiệu cho thấy bạn trông thật khỏe mạnh. Nhưng có một điều dễ thấy đó là Ấn Độ cũng sắp phải đối diện nạn béo phì (không chỉ ở người mà cả ở vật nuôi).
Nếu dừng chân ở bất kỳ trạm dịch vụ sửa chữa nào bạn cũng có thể thấy những hàng dài người Ấn Độ ngấu nghiến bánh McDonalds hay các đồ ăn nhanh khác. Trong khi hàng triệu người dân ở nông thôn đang đối mặt với thiếu đói, thì nhìn chung cư dân thành thị đang đối mặt với vấn đề về cân nặng.
8. "Thú" khạc nhổ
PB Majmudar, thẩm phán một tòa án tại Mumbai từng tuyên bố: "Chúng tôi không thể tin rằng người Ấn Độ lại không khạc nhổ. Đó đã là một tính cách điển hình của người dân chúng ta".
Tại Mumbai, chính quyền đã phải thành lập đội "thanh tra khạc nhổ", chuyên xử phat những người khạc nhổ nơi công cộng. Nhiều người khạc nhổ sau khi nhai trầu, để lại những vệt ố màu đỏ trên những bức tường trắng. Những cảnh báo "đừng khạc nhổ" thường xuất hiện trên xe taxi, phía sau xe kéo và trước các tòa nhà. Trước mối lo khạc nhổ bừa bãi có thể làm lây lan vi khuẩn lao, Ấn Độ từng mở một chiến dịch truyền thông chống nạn khạc nhổ.
9. Nền kinh tế vỉa hè
Bất kỳ ai từng tới Ấn Độ, dù chỉ vài ngày, cũng sẽ thấy sự nở rộ của các dịch vụ hàng rong quán cóc vỉa hè. Dù bạn muốn mua thứ gì cứ ra vỉa hè là có. Bị hỏng ô? Sẽ có thợ sửa ô. Cần dán đế giày? Chỉ cần gọi là có người đến tận nhà phục vụ. Bạn muốn cắt tóc? Có rất nhiều lựa chọn kèm theo cả dịch vụ lấy ráy tai, vệ sinh móng chân.
Đây là những dịch vụ có truyền thống hàng thế kỷ và vẫn đang tiếp tục phát triển mạnh. Chỉ có một trở ngại có thể khiến nó biết mất đó là bị chính quyền giải tỏa vỉa hè.
10. Đừng mặc quần áo mới vào thứ Bảy
Ấn Độ là nơi sản sinh ra nhiều nhà khoa học, kỹ sư nổi tiếng thế giới, nhưng mọi lý luận khoa học đều bị "ném qua cửa sổ" khi nói đến những chuyện mê tín như: không mặc quần áo mới vào thứ Bảy, không quét nhà vào buổi tối vì có thể làm cô tiên Lakshmi sợ chạy mất, hay sẽ không may khi đưa hoặc nhận thứ gì đo bằng tay trái. Với rất nhiều người Ấn Độ, bất kể giàu nghèo, việc tuân thủ những phong tục này vẫn là một phần của cuộc sống.
Khi mua xe mới người ta vẫn treo vòng hoa lên trước đầu xe trước khi lái để mong được thánh thần ban cho may mắn. Ớt và vôi còn được treo bên trong xe hoặc trên cửa chính để xua đuổi ma quỷ. Rất nhiều hãng hàng không Ấn Độ cũng tránh đánh số ghế 13 vì sợ xui xẻo.
Theo Dantri
Người Australia có họ hàng với người Ấn Độ Australia đã chứng kiến một làn sóng nhập cư từ Ấn Độ cách đây khoảng 4.000 năm, một nghiên cứu mới về gen hé lộ. Trước đây, giới khoa học từng cho rằng lục địa Australia gần như bị cô lập từ sau khi những cư dân đầu tiên đặt chân tới nơi này cách đây khoảng 40.000 năm cho tới khi người...