Trung Quốc âm thầm mở rộng quyền lực ở châu Phi như thế nào?
Công ty cung cấp dịch vụ truyền hình vệ tinh StarTimes đang từng bước xâm chiếm thị trường châu Phi và được hậu thuẫn mạnh mẽ từ trong nước, bao gồm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
StarTimes là công ty Trung Quốc cung cấp dịch vụ truyền hình số trên khắp châu Phi.
Ở ngoại ô thủ đô Nairobi, Kenya, Michael Nganga đang xem một bộ phim Kung Fu của Trung Quốc, theo CNN.
Căn nhà nhỏ của người đàn ông này ở làng Limuru còn thiếu nước sạch, còn tường thì chỉ là tấm kim loại tạm bợ, trong khi ở bên ngoài, gà chạy khắp vườn.
Người đàn ông có hai con này sống bằng nghề sửa giày, có một thiết bị thu sóng truyền hình vệ tinh lớn do Trung Quốc sản xuất. Thiết bị kết nối với chiếc tivi cũ và xem được hàng trăm kênh khác nhau, nhiều kênh thậm chí được truyền thẳng từ Bắc Kinh.
“Có nhiều kênh truyền hình để xem cũng tốt”, Nganga nói. “Bởi vì nó giúp bạn biết thế giới đang thay đổi theo từng ngày”.
Nganga biết chuyện gì xảy ra trên khắp thế giới nhờ vào Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Năm 2015, ông Tập công bố dự án cung cấp truyền hình vệ tinh đến những ngôi làng hoang sơ như nơi Nganga sinh sống.
Trước khi có truyền hình vệ tinh Trung Quốc, việc xem truyền hình là quyền lợi riêng của những người giàu có ở Kenya.
Trụ sở StarTimes ở thủ đô Nairobi, Kenya.
Ông Tập đề ra mục tiêu lập mạng lưới truyền hình vệ tinh phủ sóng toàn bộ châu Phi, đến cả những nơi hẻo lánh nhất. Điều đáng nói là sóng truyền hình nhờ vệ tinh, được truyền thẳng từ Bắc Kinh, đến những ngôi nhà ở Kenya.
Theo CNN, đó là cách mà Trung Quốc đang mở rộng quyền lực mềm ở lục địa này, song song với những hoạt động như cho vay xây dựng cơ sở hạ tầng.
Sau 4 năm, đài truyền hình StarTimes của Trung Quốc phát sóng các dịch vụ trả tiền tại 30 quốc gia châu Phi, thu hút 10 triệu người đăng ký hàng tháng. Trung Quốc đặt mục tiêu thâu tóm thị trường truyền hình ở lục địa có 1,2 tỷ dân này.
Sự trỗi dậy của StarTimes khiến nhiều chuyên gia lo ngại, rằng một công ty có mối quan hệ gần gũi với chính quyền ở Bắc Kinh như vậy liệu đang có quá nhiều tầm ảnh hưởng đến mạng lưới truyền hình châu Phi?
Video đang HOT
Ở một phương diện nào đó, StarTimes cũng đang vươn lên mạnh mẽ như Huawei. Trong khi Huawei mở rộng thị trường đến Mỹ, đầu tư vào mạng 5G khiến cả phương Tây lo lắng, không nhiều người biết đến hoạt động âm thầm ở châu Phi của StarTimes.
Ngày nay, StarTimes cung cấp dịch vụ giá rẻ đến mức không ngờ cho người dân các quốc gia châu Phi. Họ chỉ phải trả số tiền tương đương 4 USD/tháng, trong khi công ty sẽ miễn phí lắp đặt các thiết bị thu, phát sóng.
StarTimes hiện là công ty tư nhân Trung Quốc duy nhất được cấp giấy phép kinh doanh truyền hình và radio ở nước ngoài. Ngân hàng nhà nước EXIM bank của Trung Quốc cho công ty này vay những khoản tiền hàng trăm triệu USD để đầu tư vào thị trường châu Phi.
Nhờ StarTimes, người dân châu Phi được tiếp cận truyền hình vệ tinh với giá rẻ.
Không rõ StarTimes làm ăn lời lãi ra sao, nhưng công ty đã khiến nhiều người phải lo lắng. Hàng loạt tờ báo ở châu Phi từng đăng tải bài viết với tựa đề: “StarTimes đang chiếm trọn cả thị trường truyền hình của châu Phi”.
Ở Zambia, StarTimes đạt thỏa thuận với đài truyền hình quốc gia, giúp quốc gia này chuyển sang phát sóng truyền hình số. Đổi lại, StarTimes kiểm soát tới 25% cổ phần truyền hình quốc gia Zambia trong 25 năm.
Điều tương tự cũng xảy ra ở các quốc gia khác như Ghana. StarTimes cam kết xây dựng toàn bộ cơ sở hạ tầng để phát sóng truyền hình số.
“Một ngày StarTimes rút khỏi các quốc gia này, truyền hình của họ đơn giản là ngừng hoạt động”, một chuyên gia tên Madrid-Morales nói.
Nhưng StarTimes không đơn thuần đem tiền từ Trung Quốc đến đầu tư. Để được xây dựng truyền hình vệ tinh, Zambia đã phải ký thỏa thuận vay 271 triệu USD từ ngân hàng EXIM bank của Trung Quốc. “Số tiền vay nằm trong dự án của chính phủ Trung Quốc đầu tư vào Zambia. Điều đó có nghĩa là nhiều người ở quốc gia châu Phi này coi StarTimes và chính phủ Trung Quốc là một”.
Dĩ nhiên, StarTimes cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các hãng truyền hình trả tiền khác của nước ngoài, nhưng hiếm có hãng nào cung cấp dịch vụ rẻ như công ty Trung Quốc.
StarTimes còn cung cấp dịch vụ đến cả những ngôi làng hẻo lánh ở châu Phi.
StarTimes cũng khéo léo cung cấp kênh truyền hình mà người châu Phi ưa thích, xen vào đó là những kênh truyền hình truyền tải văn hóa, phim ảnh Trung Quốc, để phác họa Trung Quốc là một quốc gia giàu có, hiện đại, Madrid-Morales nói.
Trong bối cảnh châu Phi vẫn đang chuyển mình sang công nghệ số, số người sử dụng dịch vụ thường xuyên của StarTimes được dự báo sẽ tăng lên 14,85 triệu vào năm 2024, vượt qua đối thủ sừng sỏ khác là MultiChoice của Nam Phi.
Điều này sẽ càng mở rộng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Phi, nơi vốn không được phương Tây đầu tư mạnh mẽ. Ở thời điểm hiện tại, các quốc gia châu Phi cũng không có lý do gì lo lắng về ảnh hưởng của StarTimes, so với phương Tây lo lắng về Huawei.
Madrid-Morales nói những lo ngại về việc StarTimes thống trị thị trường truyền hình châu Phi vẫn chỉ dừng lại ở mức khả năng. Bản thân các quốc gia châu Phi không thể có mạng lưới truyền hình số như ngày nay nếu không có Trung Quốc, vì chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng và mạng lưới là rất lớn.
“Để được xây dựng cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc hàng đầu thế giới, các quốc gia châu Phi đã chấp nhận đánh đổi, dù rủi ro luôn treo lơ lửng trên đầu”, Madrid-Morales nói.
Theo Danviet
Quốc gia châu Phi "dở khóc dở cười" vì dự án đường sắt của Trung Quốc
Dự án đường sắt tỷ USD do Trung Quốc rót vốn và xây dựng tại Kenya bỗng nhiên dừng lại, khiến quốc gia châu Phi phải loay hoay xử lý và tìm lối thoát cho mình.
Phần cuối của tuyến đường sắt do Trung Quốc xây dựng tại Duka Moja, Kenya (Ảnh: Luis Tato/Bloomberg).
Những thanh tà vẹt bằng bê tông sáng bóng chạy dọc theo cây cầu đường sắt mới ở Kenya. Đây là đoạn mới nhất trong tuyến đường sắt do Trung Quốc xây dựng từ bờ biển Kenya tới biên giới Uganda.
Tuy nhiên, tuyến đường này hiện vẫn chưa đến biên giới. Nó dừng đột ngột tại một ngôi làng im lìm, nơi cách thủ đô Nairobi của Kenya khoảng 120 km về phía tây. Đường ray vẫn nằm đó nhưng chưa được sử dụng.
Công trình đường sắt này được xem là dự án hạ tầng chủ lực của khu vực Đông Phi. Tuy nhiên, dự án bị tạm dừng hồi đầu năm nay, sau khi Trung Quốc rút khoảng 4,9 tỷ USD tiền cho vay cần thiết để hoàn thiện nốt tuyến đường.
Hành động bất ngờ của Trung Quốc khiến cả chính phủ Kenya và Uganda trở tay không kịp. Cả hai nước bây giờ buộc phải khôi phục lại một tuyến đường sắt khác từ thời thuộc địa để chắp nối và thúc đẩy thương mại trong khu vực.
Lý do khiến Trung Quốc dừng rót thêm tiền cho dự án đường sắt tại Kenya có thể nằm ở tính chất quan trọng của dự án. Truyền thông nhà nước Trung Quốc nhiều lần mô tả dự án Đường sắt Tiêu chuẩn Mombasa - Nairobi là bằng chứng điển hình cho Sáng kiến Vành đai và Con đường của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Tuy nhiên, sau khi cộng đồng quốc tế ngày càng lo ngại về việc Sáng kiến Vành đai và Con đường có thể đẩy các nước nghèo hơn vào nguy cơ bẫy nợ và không có khả năng chi trả, ông Tập Cận Bình hồi tháng 4 đã đánh tín hiệu rằng Trung Quốc sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn nữa đối với các dự án và siết chặt việc giám sát.
Sự thay đổi trong lập trường của Trung Quốc bắt đầu được cảm nhận trên toàn thế giới.
Một dự án đường sắt đã được lên kế hoạch từ trước tại Kazakhstan, vốn được xem là "ngôi sao" sáng của Sáng kiến Vành đai và Con đường, đã bị hoãn lại sau khi một ngân hàng địa phương tiếp nhận các khoản vay từ Trung Quốc bị sụp đổ.
Tại Zimbabwe, một dự án điện mặt trời khổng lồ cũng lâm vào cảnh thiếu tiền sau khi Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc dừng cấp vốn do lo ngại các khoản nợ chồng chất của chính phủ Zimbabwe.
Dự án đường sắt của Kenya có thể là "nạn nhân" tiếp theo.
Người Kenya nhảy múa bên cạnh đầu tàu do công ty Trung Quốc sản xuất cho dự án đường sắt Mombasa-Nairobi năm 2017. (Ảnh: Xinhua)
"Trung Quốc đang thực thi cách tiếp cận thận trọng hơn đối với các khoản nợ của họ tại châu Phi", Piers Dawson, chuyên gia tư vấn tại hãng tư vấn đầu tư Africa Matters có trụ sở tại London, Anh, cho biết, đề cập tới những "lùm xùm ngày càng tăng xung quanh tính bền vững và nguy cơ vỡ nợ" của các nước nhận dự án từ Trung Quốc.
Trung Quốc hiện là nước cho vay lớn nhất đối với các dự án cơ sở hạ tầng tại châu Phi. Cứ 5 dự án tại châu Phi sẽ có 1 dự án do Trung Quốc rót vốn, và cứ 3 dự án tại khu vực này sẽ có 1 dự án do Bắc Kinh xây dựng.
Ngân hàng Phát triển châu Phi ước tính khu vực này cần 130 - 170 tỷ USD mỗi năm để phát triển cơ sở hạ tầng. Do vậy, chính phủ các nước trong khu vực luôn sẵn sàng tiếp nhận các khoản vay từ Trung Quốc để đáp để đáp ứng nhu cầu phát triển.
Tuy nhiên, báo cáo do Trung tâm Phát triển Toàn cầu có trụ sở tại Washington công bố vào tháng 3/2018 cho thấy, Kenya là một trong 3 nước châu Phi có nguy cơ gặp khủng hoảng nợ do tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Hai nước còn lại là Ai Cập và Ethiopia.
"Trung Quốc cũng phải giải quyết các vấn đề của chính họ, bao gồm tâm lý cho rằng họ đang "gài bẫy" nhiều đối tác trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường bằng cách nhấn chìm các đối tác này trong nợ nần. Chính phủ Trung Quốc phải tạm dừng lại các kế hoạch mở rộng ra bên ngoài, hoặc ít nhất cũng tập trung hơn vào tính khả thi của các dự án do lo ngại nguy cơ vỡ nợ nhằm vào chính các doanh nghiệp của họ", Jacques Nel, chuyên gia kinh tế tại hãng NKC African Economics, nhận định.
Nửa đầu tiên của tuyến đường sắt Kenya - Uganda, trải dài 470 km nối thành phố cảng Mombasa với thủ đô Nairobi, đã đi vào hoạt động, song vẫn chưa tạo ra tiền. Trung Quốc dừng cấp thêm vốn để hoàn thành nốt tuyến đường nối với Uganda giữa lúc lo ngại về tính khả thi của dự án.
Kenya và Uganda đã bắt tay hợp tác để làm tuyến đường sắt mới với sự trợ giúp của Trung Quốc để giảm thiểu chi phí vận tải cũng như thời gian hàng hóa di chuyển vào mỗi nước. Tuy nhiên, sau khi nhận ra rằng Trung Quốc sẽ không rót thêm vốn để hoàn thiện dự án, Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta đã quyết định nối đoạn đường sắt mới làm với một tuyến đường sắt khổ hẹp hơn có tuổi đời hơn 90 năm. Trong khi đó, Uganda, một nước cũng đang vay tiền Trung Quốc, quyết định nâng cấp tuyến đường sắt từ thời thuộc địa của họ tại biên giới với Kenya.
Tuy vậy, kế hoạch trên vẫn khiến Kenya và Uganda phải gánh thêm nợ trong bối cảnh Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đang hối thúc họ hạn chế chi tiêu. Trung Quốc là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Kenya, chiếm khoảng 22% nợ nước ngoài của Kenya tính đến tháng 12/2018.
Nhận thức được rằng các khoản nợ phát sinh sẽ càng nới rộng thâm hụt ngân sách của Kenya, Tổng thống Kenyatta đang kêu gọi các nhà đầu tư tư nhân hoàn thành đoạn đường sắt nối tuyến đường sắt cũ và mới. Trong khi đó, Uganda cũng cần 205 triệu USD để cải tạo tuyến đường sắt cũ, song vẫn chưa biết làm thế nào để có được số tiền này.
Trước đó, vào thời điểm năm 2013, Tổng thống Kenyatta đã đề nghị Trung Quốc cho vay tiền xây dựng dự án đường sắt, với điều kiện Bắc Kinh sẽ cung cấp các nhà thầu. Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc đã cho vay 3,6 tỷ USD để xây dựng tuyến đường sắt tới Nairobi. Tập đoàn Cầu Đường Trung Quốc chịu trách nhiệm xây dựng, trong khi Công ty Xây dựng Giao thông Trung Quốc được chọn là đơn vị vận hành.
Doanh thu từ việc khai thác tuyến đường sắt tại Kenya dự kiến sẽ được dùng để trả nợ khoản vay của Trung Quốc. Tuy nhiên, giới chỉ trích cho rằng chi phí xây dựng quá cao và dự án sẽ không thể mang lại lợi nhuận trong khoảng thời gian dài.
Theo Dân trí
Gần 300 dân di cư ở Địa Trung Hải được giải cứu trên biển Gần 300 người di cư từ châu Phi hạ Sahara được giải cứu trên biển trong đêm, ở vùng giữa Tây Ban Nha và Morocco. Cơ quan cứu hộ hàng hải của Tây Ban Nha cho biết hôm 17/7, họ đã cứu được 220 người, trong đó 57 phụ nữ và bốn trẻ vị thành niên ở Biển Alboran, đoạn phía tây Địa...