Trung Quốc âm mưu gì khi phái 100 tàu cá xâm nhập lãnh hải Malaysia?
Truyền thông Malaysia và một quan chức cảnh sát biển hôm nay 26.3 xác nhận khoảng 100 tàu cá của Trung Quốc ngày 25.3 được phát hiện xâm nhập lãnh hải Malaysia. Câu hỏi đặt ra Bắc Kinh đang có âm mưu gì nữa trên Biển Đông?
Đây là hành động bành trướng mới nhất của Bắc Kinh, làm dấy lên các quan ngại tại khu vực Đông Nam Á về âm mưu của Trung Quốc nhằm độc chiếm Biển Đông.
Bộ trưởng An ninh quốc gia Malaysia Shahidan Kassim cho biết Hải quân và Cơ quan thực thi hàng hải Malaysia đã phái các tàu tới hiện trường gần bãi cạn Luconia để theo sát tình hình, hãng thông tấn Bernama cho biết.
Bộ trưởng Shahidan không nêu cụ thể loại tàu nào của Trung Quốc được phát hiện. Tuy nhiên, một quan chức Cơ quan thực thi hàng hải Malaysia cho biết các tàu trên là các tàu đánh cá được hộ tống bởi hai tàu hải giám Trung Quốc.
Bộ trưởng Shahidan còn cho biết Malaysia có thể sẽ áp dụng các giải pháp pháp lý nếu các tàu trên của Trung Quốc được phát hiện xâm nhập và đặc khu kinh tế của Malaysia.
Hàng ngàn tàu cá của Trung Quốc chuẩn bị đổ ra Biển Đông.
Trong khi đó, Cơ quan hàng hải Malaysia cho hay đã phái 3 tàu để theo dõi thủy đoàn trên của Trung Quốc.
Video đang HOT
“Các mệnh lệnh của chúng tôi đưa ra là không được khiêu khích các tàu trên của Trung Quốc”, quan chức giấu tên tiết lộ.
Khi được hỏi về thông tin của phía Malaysia nói trên tại cuộc họp báo ngày 25.3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết không hiểu những chi tiết cái mà phía Malaysia đưa ra là ý gì.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn ngang ngược tuyên bố: “Đây là thời điểm bước vào mùa đánh bắt tại Biển Đông…Tại thời điểm này của năm, hàng năm các tàu cá Trung Quốc hoạt động trong vùng lãnh hải để tiến hành đánh bắt cá thông thường”.
Tuần này, Indonesia cũng phản đối Trung Quốc về sự cố liên quan đến một tàu hải giám và một tàu cá Trung Quốc đã xâm nhập lãnh hải Indonesia. Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố các tàu trên hoạt động trong vùng đánh bắt và không vi phạm lãnh hải Indonesia.
Indonesia không liên quan đến tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông và lâu nay được xem là “quốc gia dàn xếp chân thực” cho các tranh chấp lãnh hải.
Trung Quốc cam kết giải quyết các tranh chấp lãnh hải chỉ thông qua đàm phán song phương. Phát biểu tại cuộc họp gần đây, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Liu Zhenmin lặp lại quan điểm này của Bắc Kinh.
Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền gần trọn diện tích Biển Đông, nơi các tuyến vận chuyển thương mại quốc tế trị giá lên đến 5.000 tỷ USD mỗi năm.
Theo Danviet
Trung Quốc điều 2 tàu 1.000 tấn tuần tra trái phép quần đảo Hoàng Sa
Bắc Kinh hôm nay (4/5) lại tiếp tục có hành vi ngang ngược, khi lại đưa biên đội tàu Hải giám gồm 2 chiếc tải trọng 1.000 tấn tới khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam để tiến hành hoạt động tuần tra trái phép.
Trung Quốc điều 2 tàu hải giám tuần tra trái phép quần đảo Hoàng Sa. (Ảnh: China News)
Tờ China News cho biết sáng 4/5, Trung Quốc đã điều 2 tàu chấp pháp thuộc biên chế của tỉnh Hải Nam là tàu "Hải giám 2168" và "Hải giám 2169" loại 1.000 tấn, xuất phát từ Hải Khẩu tới khu vực Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam để tuần tra trái phép.
Ngoài ra, các tàu của Bắc Kinh cũng dự kiến tới tuần tra tại "quần đảo Trung Sa" (?) Thực chất, cái mà Trung Quốc gọi là "quần đảo Trung Sa" chỉ là bãi ngầm Macclesfield nằm ở phía Đông Nam quần đảo Hoàng Sa.
Macclesfield là bãi ngầm rộng nhất trên biển Đông (cùng với bãi Cỏ Rong trong quần đảo Trường Sa) và không phải là quần đảo đúng nghĩa như quy định trong Công ước Luật biển 1982 (UNCLOS 1982).
Tham dự hoạt động tuần tra trái phép này có một số đơn vị của tỉnh Hải Nam như: Cơ quan giám sát hải dương và ngư nghiệp, Trung tâm nghiên cứu dự báo khí tượng biển, Viện nghiên cứu địa chất biển.
Đặc biệt, trong chuyến đi lần này, biên đội tàu ngoài việc tiến hành các hoạt động tuần tra bất hợp pháp như mọi lần, còn thực hiện các hoạt động khảo sát biển nhằm tìm kiếm tài nguyên biển, điều tra đánh giá môi trường khí hậu biển, môi trường sinh thái biển và tài nguyên ngư nghiệp.
Hoạt động tuần tra trái phép quần đảo Hoàng Sa lần này của biên đội tàu Hải giám trên sẽ kéo dài khoảng hơn một tuần (từ ngày 4-11/5).
Trước đó, vào ngày 21/4, Bắc Kinh cũng điều biên đội tàu Hải Tuần 21 và Hải Tuần 1103 tới Hoàng Sa để tuần tra bất hợp pháp trong 11 ngày.
"Hải giám 2168" và "Hải giám 2169" là tàu hải giám loại 1.000 tấn của Trung Quốc, có chiều dài 79,9 m, chiều rộng 10,6 m, lượng giãn nước 1.330 tấn, tốc độ 20 hải lý/giờ, có thể di chuyển liên tục trên biển 5.000 hải lý.
Các hoạt động này tiếp tục thể hiện ý đồ của Bắc Kinh muốn độc chiếm Biển Đông và quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa bằng biện pháp tuần tra trái phép.
Ngày 28/4 vừa qua, Trung Quốc đã điều thêm một giàn khoan bán ngầm nước sâu loại "khủng" là giàn khoan Hưng Vượng xuất phát từ Yên Đài để tới khu vực Biển Đông hoạt động.
Hương Giang
Theo Dantri/ China News