Trung Quốc âm mưu gì khi đưa “công xưởng” chế biến cá “khủng” đến Biển Đông?
Tờ Nhật báo Khoa học Trung Quốc vừa đưa tin, Bắc Kinh đang có kế hoạch triển khai một tàu chở cá sống trọng tải 200.000 tấn đến khu vực Đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Quá trình Trung Quốc xây dựng trái phép ở Đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam từ 1995-2012.
Cũng theo tờ báo, “công xưởng” chế biến cá “khủng” này vốn là một tàu chở dầu mà Học viện khoa học thủy sản Trung Quốc dự định mua lại và cải hoán. Tàu không chỉ được dùng một cơ sở chế biến cá di động, mà còn cung cấp nhiều dịch vụ cho các tàu quân sự và dân sự của Trung Quốc trong vùng.
Tin tức này xuất hiện chỉ 2 tháng sau khi Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 mà họ đã hạ đặt trái phép trong vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ tháng 5/2014, đồng thời, đúng vào lúc dư luận thế giới đang hết sức quan ngại về các hoạt động cải tạo trái phép, biến đá thành đảo nhân tạo của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Đá Vành Khăn bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép từ năm 1995 và hiện nay nằm dưới sự quản lý của nước này. Bắc Kinh đã tiến hành cải tạo trái phép và dần biến khu vực này thành một công -sự nhà nổi kiên cố làm nơi đồn trú cho lực lượng quân sự (dưới danh nghĩa lực lượng Ngư chínhPV) chiếm đóng (dưới cái mác là nơi trú ẩn cho ngư dân PV) bất hợp pháp.
Video đang HOT
Có thể, Bắc Kinh triển khai kế hoạch này là nhằm củng cố quyền kiểm soát trái phép của tại khu vực. Tuy nhiên, động thái này cũng đánh dấu một bước phát triển mới của Trung Quốc trong quá trình khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông.
Thậm chí, Lôi Cát Lâm một nhà khoa học ở Viện nghiên cứu ngư nghiệp Trung Quốc còn ngang nhiên “hiến kế” trên tờ Nhât báo khoa học: “Bảo vệ biên giới quốc gia không phải là nhiệm vụ duy nhất các nhà lãnh đạo Trung Quốc mà còn cần phải biết khai thác tài nguyên đúng cách. Nếu kế hoạch trên thành công tại Đá Vành Khăn, Trung Quốc nên triển khai một hạm đội tàu chở cá sống, dưới sự yểm trợ của Hải quân, đến các vùng biển Hoa Đông và Biển Đông trong tương lai”.
Theo PetroTimes
Học giả Trung Quốc: Việt Nam, Phi, Mỹ, Nhật đều bị bất ngờ vụ đảo hóa Gạc Ma?!
Nói theo thuật ngữ cờ vây, với thủ đoạn biến đá thành đảo không chỉ giúp Trung Quốc chiếm được đất (biển - đảo) mà còn chiếm được thế.
Thạch Tề Bình, một trong những "hỏa lực mồm" của truyền thông Trung Quốc
Đài Phượng Hoàng tại Hồng Kông ngày 12/9 dẫn lời Thạch Tề Bình, một nhà phân tích Trung Quốc bình luận, biến đá thành đảo (bất hợp pháp) ở Trường Sa sẽ giúp Trung Quốc tạo ra mối uy hiếp chiến lược về mặt quân sự đối với các nước ven Biển Đông. Nói theo thuật ngữ cờ vây, với thủ đoạn biến đá thành đảo không chỉ giúp Trung Quốc chiếm được đất (biển - đảo) mà còn chiếm được thế.
Lâm Vĩ Tiệp, một học giả Trung Quốc khác tham gia diễn đàn trực tuyến cùng Thạch Tề Bình cho biết, trong số gần 10 đảo, đá, rặng san hô mà Trung Quốc, Đài Loan chiếm đóng (bất hợp pháp) ở Đài Loan, Trung Quốc đã biến 6 bãi đá thành đảo nhân tạo chỉ trong vòng nửa năm trở lại đây.
Thạch Tề Bình xác nhận, việc biến đá thành đảo ở Trường Sa đã được phía Trung Quốc hoàn thành trong tháng 7 vừa rồi. Ông Bình cho rằng đây là một nước cờ "quá đẹp" của Bắc Kinh, giúp Trung Quốc từ chỗ thế yếu trong cục diện bàn cờ Trường Sa thành thế thượng phong.
Cái gọi là "thế thượng phong" mà Thạch Tề Bình đề cập bao gồm 2 góc độ. Thứ nhất từ góc độ pháp lý hàng hải quốc tế, Trung Quốc mưu đồ đòi hỏi 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế bằng (thủ đoạn bóp méo) Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Với tham vọng này, Thạch Tề Bình cho rằng Trung Quốc đã giành được thực lực rất lớn.
Thứ hai, Thạch Tề Bình cho rằng quần đảo Trường Sa nằm ở trung tâm Biển Đông, một khi xây được căn cứ quân sự (phi pháp) ở Gạc Ma, Chữ Thập và đưa radar ra khu vực này thì bán kính tác chiến của quân đội Trung Quốc ở khu vực Biển Đông chỉ khoảng 700, 800 km nên hình thành mối uy hiếp chiến lược về mặt quân sự đối với các nước xung quanh Biển Đông. Nói theo thuật ngữ cờ vây, Trung Quốc vừa chiếm được đất vừa chiếm được thế.
Xung quanh vấn đề quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, bị Trung Quốc cất quân thôn tính năm 1974), Thạch Tề Bình cho rằng thế kỷ trước Trung Quốc và Việt Nam đã từng giao chiến ở đây, ngày nay quần đảo này nằm trong phạm vi kiểm soát (bất hợp pháp) của Trung Quốc nên "đương nhiên có thể biến đá thành đảo, biến đảo nhỏ thành đỏa lớn và Trung Quốc đã làm như vậy với đảo Phú Lâm".
Thạch Tề Bình cho rằng, kể cả ở Hoàng Sa hay Trường Sa, thủ đoạn biến đá thành đảo của Trung Quốc chỉ 1 năm trước đây cả Việt Nam lẫn Philippines, thậm chí là Mỹ và Nhật Bản không ai lường trước được.
Ông Bình cho rằng chỉ Trung Quốc mới có đủ tiền và sức mạnh quân sự biến đá thành đảo (bất hợp pháp) ở Trường Sa, còn dù Việt Nam và Philippines hiện đang nắm giữ một phần các đảo, bãi đá và rặng san hô ở Trường Sa nhưng không đủ tiền để làm, không đủ sức mạnh quân sự để bảo vệ. Còn Mỹ và Nhật Bản dù có rất muốn, nhưng 2 nước này không có "danh phận" để làm việc đó ở Biển Đông.
Về những gì Trung Quốc sẽ làm tiếp theo, Thạch Tề Bình cho rằng có 2 điều: Thứ nhất, Trung Quốc sẽ tiếp tục xây đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở bãi James mà họ gọi là "Tăng Mẫu" nằm ở cực Nam quần đảo Trường Sa, cách bờ biển Malaysia khoảng 80 km.
Thứ hai, một khi Eo đất Kra nối bán đảo Malay với lục địa châu Á được đả thông, toàn bàn cờ (Biển Đông) sẽ nằm trong tay Trung Quốc. Thạch Tề Bình cho rằng, lúc đó Trung Quốc sẽ "toàn thắng". Đến lúc đó thì bản đồ khổ dọc Trung Quốc mới phát hành thay cho bản đồ khổ ngang, trong đó đưa trọn vẹn Biển Đông vào (cái gọi là) chủ quyền lãnh thổ mới thực sự "có ý nghĩa"!?
Theo Giáo Dục
Bãi Cỏ Rong: Mục tiêu của Trung Quốc ở Biển Đông Với tiềm năng về dầu khí, bãi Cỏ Rong đang dần trở thành một mục tiêu hấp dẫn tiếp theo mà Trung Quốc khó lòng cưỡng lại được. Bài viết của ông David Brown là nhà báo tự do và nhà ngoại giao về hưu của Mỹ Chương trình Châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế. Dưới đây là...