Trung Quốc – 36 giờ sau phán quyết của Toà Trọng tài
36 giờ sau khi Toà Trọng tài ra phán quyết, mọi phản ứng của Trung Quốc đều đang là ẩn số, khó lòng đoán được điều gì sắp xảy ra.
Ngay sau khi Tòa Trọng tài tuyên bố Trung Quốc không có “chủ quyền lịch sử” trên Biển Đông, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết phán quyết này “vô giá trị và không có hiệu lực ràng buộc”.
Trong tuyên bố của mình, Trung Quốc tiếp tục khẳng định luận điệu chủ quyền mà nước này đã sử dụng kể từ khi bị Philippines đưa ra Tòa trọng tài Liên Hợp Quốc từ năm 2013.
Cùng với tuyên bố chính thức của Nhà nước Trung Quốc, truyền thông, cư dân mạng và hàng loạt ngôi sao Trung Quốc ngày 13.7 lên tiếng tấn công phán quyết này.
Trên mạng xã hội WeChat của Trung Quốc, rất nhiều cư dân mạng chia sẻ các bài báo và các bài chế nhạo nhắm đến Manila và tuyên bố rằng họ cảm thấy “bị sốc” và “bị tổn thương”. Trong khi đó, một số người khác lại chỉ trích Washington khi họ nhận định rằng chính Mỹ không phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 ( UNCLOS), nhưng lại kêu gọi Bắc Kinh chấp nhận phán quyết của Toà Trọng tài do đã ký công ước này.
Ngoài những tranh luận, Bắc Kinh đã có những động thái khó đoán như ám chỉ đến việc sẽ lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông. Tiếp đến Trung Quốc đã điều một máy bay dân sự Cessna CE-680 bay ra Biển Đông ở khu vực giữa rặng Mischief và Subi.
Video đang HOT
Trung Quốc cũng trình làng tàu chiến phóng tên lửa Type 052D Yinchuan.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng trình làng tàu chiến phóng tên lửa Type 052D Yinchuan tại căn cứ Hải quân gần thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam. Theo một chuyên gia quân sự, nó có thể sánh với các tàu chiến hiện đại nhất của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Một điểm đáng chú ý nữa, sau khi Toà ra phán quyết, trang web của Toà Trọng tài bị sập trong vòng 5 giờ, lý do có thể là do lượng truy cập quá tải.
Về triển vọng hậu phán quyết, CNN đăng tải bài viết của giáo sư luật Mỹ William Burke-White, nguyên cố vấn của bộ Ngoại Giao Mỹ, với tựa đề “Liệu Trung Quốc phải chấp nhận phán quyết về Biển Đông?
Theo giáo sư William Burke-White, về dài hạn Trung Quốc sẽ có lợi khi tuân thủ phán quyết của Tòa, bởi như vậy, sẽ tránh được nguy cơ bùng nổ xung đột quân sự, và điều này phù hợp với mong muốn “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc. Giáo sư William Burke-White nhấn mạnh, việc tuân thủ luật pháp quốc tế cũng giúp Trung Quốc “tiếp tục gia tăng ảnh hưởng về kinh tế ngày càng lớn tại khu vực này”, không tự biến mình thành mối đe dọa về an ninh với các láng giềng.
Nhà bình luận Ben Westcott trên kênh CNN nhận định, phán quyết của Tòa Trọng tài mang tính bắt buộc cho dù không có phương tiện để buộc các bên tuân thủ.
Các phán quyết của Tòa cũng sẽ có các hệ quả về ngoại giao, nếu Trung Quốc từ chối tuân thủ. CNN dẫn lời nhà nghiên cứu Ian Storey, Viện nghiên cứu về Đông Nam Á tại Singapour theo đó, nếu không tuân thủ phán quyết, Bắc Kinh sẽ hủy hoại uy tín của chính mình, khi chống lại các nền tảng pháp lý mà chính Trung Quốc cam kết ủng hộ.
Tuy nhiên, như bình luận của tờ The Diplomat, phản ứng của Bắc Kinh còn là một ẩn số.
Theo Danviet
Hội Luật gia Châu Á - TBD kêu gọi tôn trọng phán quyết Toà Trọng tài
Hiệp hội Luật gia Châu Á - Thái Bình Dương (COLAP) kêu gọi các bên tranh chấp tôn trọng quyết định của Tòa Trọng tài nhằm mục đích duy trì an ninh, ổn định và hòa bình trong khu vực.
Tuyên bố của COLAP nêu rõ: Tòa Trọng tài của Liên Hợp Quốc đã ra phán quyết về vụ tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông giữa Cộng hòa Philippines và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa, trong đó đã bác bỏ yêu sách về các quyền lịch sử của Trung Quốc đối với vùng biển được Trung Quốc gọi là "đường chín đoạn" và tuyên bố về quy chế pháp lý của một số khu vực theo đề nghị của Phillipines căn cứ theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông đã kéo dài hơn 20 năm qua. Trước khi tranh chấp được đệ trình lên Tòa Trọng tài của Liên Hợp Quốc vào năm 2013, các bên đã nỗ lực giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán song phương, đa phương và giữa các nước trong khu vực.
Hiệp hội Luật gia Châu Á - Thái Bình Dương (COLAP) kêu gọi các bên tranh chấp tôn trọng quyết định của Tòa Trọng tài nhằm mục đích duy trì an ninh, ổn định và hòa bình trong khu vực.
Chúng tôi cũng lưu ý rằng hai nước (Philippines và Trung Quốc) có quan hệ ngoại giao tốt đẹp lâu dài trong hơn 4 thập kỷ qua và hi vọng rằng mối quan hệ đó sẽ trở nên tốt đẹp hơn kể cả khi có phán quyết của Tòa.
COLAP kêu gọi tất cả các quốc gia sử dụng các chế tài của Liên Hợp Quốc và/hoặc thông qua các cuộc đàm phán giữa các bên liên quan để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ. Các bên cần tôn trọng nhau trên tinh thần bình đẳng về chủ quyền và quyền tự quyết.
Nhân dịp này, Hiệp hội Luật gia châu Á - Thái Bình Dương một lần nữa nhắc lại Hiến chương của Liên Hợp Quốc rằng "Tất cả các thành viên của Liên Hợp Quốc cần giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, không gây tổn hại đến công lý, hoà bình và an ninh quốc tế" và "Các bên đương sự trong các cuộc tranh chấp, mà việc kéo dài các cuộc tranh chấp ấy có thể đe dọa đến hoà bình và an ninh quốc tế, trước hết, phải cố gắng tìm cách giải quyết tranh chấp bằng con đường đàm phán, điều tra, trung gian, hoà giải, trọng tài, toà án, sử dụng những tổ chức hoặc những điều ước khu vực, hoặc bằng các biện pháp hoà bình khác tùy theo sự lựa chọn của mình."
Cuối cùng, Hiệp hội Luật gia Châu Á - Thái Bình Dương muốn nhấn mạnh: trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, tất cả các cá nhân nói riêng và các quốc gia nói chung đều có sự liên hệ gắn kết mật thiết. Một bất ổn nhỏ tại khu vực cũng có thể gây ảnh hưởng lớn đến hòa bình, an ninh toàn cầu. Do vậy, để đảm bảo sự hòa hợp, cùng tồn tại và phát triển giữa con người với con người và rộng hơn là giữa các quốc gia, các tranh chấp cần phải được xử lí thông qua các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Hiệp hội Luật gia Châu Á - Thái Bình Dương (COLAP) với sự tham gia của các thẩm phán, công tố viên, luật gia từ 20 nước Châu Á - Thái Bình Dương, được thành lập tại Hội nghị Luật gia Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 6 tại Kathmandu, Nepal (17-19/6/2016); 05 hội nghị trước đã được tổ chức tại New Delhi, Ấn Độ (1988), Tokyo, Nhật Bản (1991), Hà Nội (2001), Seoul, Hàn Quốc (2005) và Manila, Philippines (2010) thông qua sáng kiến của Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế (IADL).
Các hội nghị này thảo luận rộng rãi về những thách thức đối với các dân tộc và các phong trào tại Châu Á - Thái Bình Dương có liên quan đến hòa bình, nhân quyền, phát triển, dân chủ, đoàn kết quốc tế, chủ quyền, quyền tự quyết và các vấn đề khác. Kết quả của các hội nghị này đã được ủng hộ mạnh mẽ bởi các tổ chức, các phong trào trong khu vực và đã được sử dụng trong các chiến dịch của họ.
Hiệp hội Luật gia Châu Á - Thái Bình Dương (COLAP) được thành lập với mục tiêu tăng cường và củng cố các kết quả từ các hội nghị này. Nhiệm vụ của COLAP là thúc đẩy hòa bình và phát huy quyền con người, quyền tự quyết của các dân tộc trong khu vực. COLAP cũng hy vọng sẽ tăng cường hợp tác và đoàn kết không chỉ giữa các luật gia và các dân tộc ở châu Á và Thái Bình Dương, mà còn trên khắp thế giới.
Về cơ cấu, Hiệp hội có Chủ tịch (ông Jitendra Sharma, Luật sư Ấn Độ), 04 Phó Chủ tịch; Tổng thư ký (ông Jun Sasamoto, Luật sư Nhật Bản); Ban thư ký.
Theo Danviet
Trung Quốc bóng gió chuyện lập ADIZ trên Biển Đông Phát biểu với các phóng viên tại Bắc Kinh, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân ngày 13.7 đã bóng gió đến việc thiết lập một Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên Biển Đông. Theo Reuters, ông Lưu Chấn Dân ngang ngược cho rằng, "Trung Quốc có quyền thiết lập một ADIZ ở Biển Đông, song điều này sẽ phụ...