Trung Quốc: 18 quan chức bị xử lý sau thảm kịch hỏa hoạn
Sáu quan chức cấp cao và 12 cán bộ khác đã bị xử lý kỷ luật sau một vụ hỏa hoạn xảy ra tại một phòng hát karaoke khiến 12 người thiệt mạng và 28 người bị thương ở tỉnh Hà Nam (Trung Quốc), hãng Tân Hoa xã đưa tin ngày 7-12. Đám cháy này xảy ra ngày 15-12-2014 ở huyện Trường Viên, thành phố Tân Hương (tỉnh Hà Nam).
Cơ sở karaoke Hoàng Quán xảy ra thảm kịch hỏa hoạn
Giám đốc Cơ quan PCCC huyện Trường Viên Chức Tiếu Cường, Phó Giám đốc công an huyện Trường Viên Triệu Các Ủy và 4 quan chức khác thuộc lực lượng công an, du lịch và phòng chống cháy nổ của huyện này đã bị bắt giữ vì tội xao lãng trách nhiệm. Trong khi đó, Phó Chủ tịch quận Trường Viên Trương Tuyết Phong và 11 quan chức khác bị xử lý kỷ luật, bao gồm cách chức và cảnh cáo.
Nhóm điều tra kết luận, quán karaoke Hoàng Quán ở huyện Trường Viên không có giấy tờ chứng minh an toàn phòng tránh cháy nổ. Chủ của quán này bị bắt giữ ngay sau hỏa hoạn xảy ra.
Theo_An ninh thủ đô
Pháp: Thấy gì qua thảm kịch 'Đêm thứ Sáu'?
Thảm kịch tại Paris gióng lên hồi chuông cảnh báo về hiểm họa chiến tranh, ngay trong lòng nước Pháp và châu Âu.
Với 129 người chết, 353 người bị thương, các cuộc tấn công khủng bố vào nhiều điểm tại trung tâm thủ đô Paris vào đêm thứ Sáu tuần qua khiến mọi người kinh hoàng và một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về hiểm họa chiến tranh, ngay trong lòng nước Pháp và châu Âu.
Vụ việc cho thấy các chi nhánh của Nhà nước Hồi giáo (IS) đã luồn sâu vào Pháp và châu Âu, có thể tổ chức các cuộc tấn công liên hoàn, vào nhiều vị trí, gây hậu quả nghiêm trọng, gây bất ổn về an ninh.
Video đang HOT
Cuộc tấn công khủng bố khiến dân chúng vô cùng hoảng loạn (Ảnh: AP).
Một cuộc chiến tranh vô hình, không chiến tuyến, khó lường đang là thách thức lớn trước các nhà lãnh đạo Pháp và thế giới.
Mặc dù nghiêm trọng, nhưng vụ việc không là điều quá bất ngờ vì Pháp vốn là đối tượng tấn công của Al Qaida và các phần tử Hồi giáo cực đoan. Đây được coi như một đòn trả đũa của IS trước việc Pháp quyết định không kích và đưa tầu sân bay Charle de Gaule tới tham chiến tại Syrie.
Trong các phát biểu sau sự kiện đêm thứ Sáu vừa qua, cả Tổng thống F. Holland và Thủ tướng M. Valls đều khẳng định "nước Pháp đang có chiến tranh", một cuộc chiến tranh "không khoan nhượng", đầy cam go và lâu dài chống khủng bố và chủ nghĩa cực đoan.
Cuộc chiến tranh vô hình, quy mô
Cuộc chiến với khủng bố mà nước Pháp và phương Tây đang đối mặt là một cuộc chiến vô hình, không chiến tuyến. Đây cũng là điểm yếu của các đội quân nhà nghề, chỉ mạnh khi đối phó với một đối phương ở bên kia một chiến tuyến rõ ràng. Nhưng khủng bố là "bóng ma" khó nhận diện, có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu, bất cứ lúc nào.
Riêng ở Pháp, có thể thấy rõ điều đó: hồi tháng giêng, nó bất ngờ gây nên cuộc xả súng ở tòa soạn báo Chalie Hebdo; giữa năm là các hành động nhỏ lẻ hơn ở Lyon, Marseille và một số địa phương; và vừa qua là cuộc tấn công liên hoàn tại nhiều điểm ở Paris...
Sự kiện đêm thứ Sáu tuần qua cũng cho thấy quy mô ngày càng lớn của các cuộc tấn công khủng bố.
Về tổ chức: Đây rõ ràng là một cuộc tấn công liên hoàn lớn đầu tiên của bọn khủng bố trên đất Pháp. Cuộc tấn công được lên kế hoạch tỷ mỷ, bản thân lãnh đạo IS đã thừa nhận điều này trong tuyên bố nhận trách nhiệm về các vụ tấn công. Các cuộc tấn công do nhiều phần tử IS thực hiện, gần như đồng thời, tại nhiều điểm khác nhau. Hình thức tấn công trực diện, liều chết, rất khó khống chế, ngăn chặn.
Về mục đích: IS muốn thể hiện sự răn đe mạnh mẽ chính quyền Pháp. Trong tuyên bố nhận trách nhiệm về sự kiện đêm thứ Sáu vừa qua, IS cảnh báo "sẽ tiếp tục hành động nếu chính quyền Pháp không thay đổi chính sách của mình". Tại hiện trường các vụ đánh bom, người ta tìm thấy khẩu hiệu viết bằng tiếng Arab "Hãy thiêu cháy Paris".
Để thực hiện mục đích ấy, IS đã lựa chọn một thời điểm phù hợp, tấn công đồng loạt nhiều vị trí: Đánh bom tại gần Stade de France, nơi diễn ra trận đấu giao hữu giữa 2 đội tuyển Pháp và Đức, có Tổng thống F. Holland tham dự; Xả súng tại các tụ điểm đông người tại khu trung tâm, đặc biệt tại phòng hòa nhạc Bataclan. Đây cũng là thời gian Pháp đang chuẩn bị gấp Hội nghị COP21 và nhiều hoạt động đối ngoại; Năm tới tại Pháp sẽ tổ chức cúp bóng đá Euro...
Vũ khí được lựa chọn vẫn chủ yếu gồm thuốc nổ và tiểu liên AK. Đây là 2 loại vũ khí cơ bản nhất, dễ tìm kiếm và sử dụng, nhưng với cách đánh táo bạo, liều chết sẽ sát hại nhiều người, gây hiệu ứng lớn.
Để tạo sự hoang mang, hoảng loạn trong dân chúng, gây bất ổn an ninh, tác động mạnh tới đời sống chính trị-xã hội, những mục tiêu tấn công của IS không dừng lại ở những đối tượng có lựa chọn (như ở tòa báo Chalie Hebdo là các phóng viên, biên tập viên, chủ bút đã có bài vở, ký họa châm biếm thánh Mohamed của đạo Hồi...), mà nhằm cả vào dân thường, người nước ngoài.
Ở đây, hội chứng của các cuộc tấn công khủng bố đẫm máu của Mặt trận cứu nguy Hồi giáo (FIS) tại Algérie hồi những năm 1990 nhằm cô lập chính phủ nước này với thế giới lại nổi lên. Mặc dù ra đời sau FIS rất lâu, chỉ là một chi nhánh ly khai của Al Qaeda, nhưng IS lại có hoạt động quy mô và tàn bạo hơn nhiều.
Bài toán khó với Lãnh đạo Pháp và phương Tây
Tổng thống Pháp Hollande rời khỏi sân Stade de France ngay sau các vụ nổ, triệu tập nhóm làm việc với Thủ tướng M. Valls, Bộ trưởng Nội vụ Bernard Cazeneuve... tới trực tiếp hiện trường quan trọng nhất là nhà hát Bataclan để xử lý vụ việc; họp khẩn Hội đồng Quốc phòng, ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc và ra lệnh đóng cửa biên giới; không tham gia Hội nghị G20 tại Thổ Nhĩ Kỳ mà ở nhà giải quyết tình hình, trước hết là tham vấn những người có kinh nghiệm như nguyên Tổng thống Nicolaz Sarkozy, Chủ tịch Thượng, Hạ viện...; ra những tuyên bố mạnh mẽ...
Những động tác của Tổng thống F. Holland sau sự kiện tối thứ Sáu thể hiện trách nhiệm và quyết tâm của người đứng đầu nước Pháp trong cuộc chiến chống khủng bố. Tuy nhiên, đây là bài toán khó chưa có lời giải.
Giải quyết câu hỏi khủng bố với vấn đề nhập cư
Coi Syria là cái nôi của IS và với lý luận để bảo đảm an ninh trong nước, cần thủ tiêu hiểm họa này từ gốc, cuối tháng 9, Pháp đã quyết định không kích và điều tàu sân bay tới tham chiến tại Syrie. Tuy nhiên, hệ quả trước mắt là một đòn trả đũa đẫm máu tối thứ Sáu vừa qua ngay tại thủ đô Paris. Điều này cho thấy, IS không chỉ ở Syria, Iraq mà đã luồn sang Pháp và châu Âu.
Lo ngại sự thâm nhập của các phần tử IS, nhưng Pháp phải chấp nhận dòng người tỵ nạn từ Syrie, Trung Đông, một việc "không thể đừng" với tư cách là một trụ cột Liên minh châu Âu (EU).
Mặc dù tăng cường cảnh binh, cảnh sát ở khắp nơi, nhưng điều đó mang nặng tính hình thức, hiệu quả mang lại không cao. Các sự cố vẫn tiếp diễn. Trong vụ việc vừa qua, việc lực lượng an ninh để lọt một số phần tử đã ghi trong "sổ đen" phản ánh điều này.
Cho tới giải quyết khối u khủng bố trong lòng nước Pháp và châu Âu
Mặc dù dã man, tàn bạo, nhưng giáo lý mà IS theo đuổi vẫn có sức "thôi miên" với một bộ phận thanh niên Pháp, đặc biệt những nhóm đối tượng tại các vùng nông thôn nghèo. Người ta lo ngại một phong trào "thánh chiến" của những Djihad (chiến binh Hồi giáo) nổi lên ngay trong lòng nước Pháp và châu Âu.
Để giải quyết vấn đề, dùng quân sự là điều bất đắc dĩ. Lãnh đạo Pháp và phương Tây phải giải quyết căn nguyên tâm lý chống phương Tây của những người Hồi giáo cực đoan. Đây là điều khó khăn, nếu không nói là không thể, bởi khó có sự dung hòa giữa hai hệ giá trị khác biệt.
Pháp và châu Âu cũng phải giải quyết khối u khủng bố mọc lên từ trong chính nội tại. Điều đó đòi hỏi nhiều chính sách toàn diện, từ kinh tế, xã hội đến chính trị... Và rõ ràng là nhiệm vụ bất khả thi ./.
Thái Dương
Theo_VOV
Trại tị nạn bốc cháy sau khủng bố liên hoàn ở Paris Chỉ vài giờ sau vụ khủng bố liên hoàn ở Paris khu trại tị nạn Jungle gần cảng Calais của Pháp bất ngờ bốc cháy dữ dội Chỉ vài giờ sau vụ khủng bố liên hoàn ở Paris, khu trại tị nạn Jungle gần cảng Calais của Pháp bất ngờ bốc cháy dữ dội. RT dẫn lời phó thị trưởng Calais cho biết,...