Trừng phạt Trung Quốc vì mua vũ khí Nga, Mỹ muốn gì?
Việc Mỹ vừa quyết định trừng phạt một đơn vị quốc phòng Trung Quốc được cho là nhằm phát đi thông điệp răn đe đến những nước nào có ý định mua vũ khí Nga.
Tuy nhiên, theo một số nhà phân tích, bước đi này khó có thể tác động đến các thương vụ vũ khí của Trung Quốc với Nga hoặc trên thị trường quốc tế.
Những đơn vị, cá nhân Trung Quốc bị trừng phạt theo luật mới của Mỹ là Cục Phát triển Thiết bị (EDD) thuộc Bộ Quốc phòng và cục trưởng EDD, ông Li Shangfu vì mua chiến đấu cơ Su-35, tên lửa đất đối không của Nga.
Bắc Kinh lập tức phản đối quyết định này trong lúc Moscow nói Washington đang “đùa với lửa”.
Hai chiến đấu cơ Su-35 và máy bay ném bom H-6K của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Ảnh: THX
Mỹ trong vài tháng qua đã cảnh báo sẽ hành động chống lại những nước nào mua thiết bị quân sự Nga. Hồi tháng 1, Washington cho biết chính phủ một số nước đã hủy bỏ các thương vụ mua vũ khí Nga trị giá vài tỉ USD kể từ khi Đạo luật Chống lại các đối thủ của Mỹ thông qua biện pháp trừng phạt (CAATSA) có hiệu lực năm 2017.
Ông Peter Harrell, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, nhận định trong bối cảnh quan hệ Mỹ – Trung căng thẳng vì tranh cãi thương mại, tình hình biển Đông…, việc Washington chọn Bắc Kinh để ra tay đầu tiên trong khuôn khổ CAATSA là điều dễ hiểu.
Video đang HOT
Theo Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (Thụy Điển), Trung Quốc là nước mua vũ khí nhiều thứ 3 của Nga năm ngoái (sau Ấn Độ và Ai Cập) với các thương vụ có tổng giá trị 859 triệu USD.
Giới phân tích quân sự cho rằng ngay cả khi một số công ty quốc phòng phương Tây tỏ ra dè dặt hơn trong việc bán vũ khí cho Trung Quốc, động thái trừng phạt của Mỹ không có nhiều tác động đối với các giao dịch của Bắc Kinh trên thị trường vũ khí quốc tế.
Một phần lý do là Bắc Kinh sử dụng các bên trung gian, thay vì EDD (cơ quan giám sát việc mua thiết bị quân sự nước ngoài), để mua công nghệ và thiết bị của phương Tây kể từ khi Mỹ và Liên minh châu Âu cấm xuất khẩu vũ khí theo sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989.
Ông Li Shangfu. Ảnh: SCMP
“Tác động thực tế đối với các biện pháp trừng phạt của Mỹ nhằm vào sự hợp tác Trung Quốc – Nga sẽ không đáng kể. Thông qua động thái này, Mỹ muốn gửi thông điệp cảnh báo đến những khách hàng vũ khí tiềm tàng của Nga” – ông Vasily Kashin, chuyên gia tại Trường ĐH Nghiên cứu Quốc gia (Nga), nhận định.
Trong khi đó, nhà bình luận quân sự Song Zhongping ở Hồng Kông nhận định biện pháp trừng phạt có thể tạo ra một số rào cản đối với các công ty Mỹ và châu Âu trong việc cộng tác với Trung Quốc trong các dự án công nghệ. Ngoài ra, bước đi này có thể khiến Bắc Kinh phải chi nhiều tiền hơn đối với các thương vụ trên thị trường quốc tế.
Ông Michael Raska, chuyên gia tại Trường ĐH Công nghệ Nanyang, cho rằng trừng phạt sẽ không ngăn được Nga bán vũ khí cho nước ngoài vì điều này không chỉ mang lại nguồn thu đáng kể mà còn giúp Moscow duy trì vị thế địa chính trị của mình. Chưa hết, hành động của Mỹ có thể thúc đẩy Nga và Trung Quốc tăng cường hợp tác để chống lại sức ép của Washington.
Tuy nhiên, ông Raska nói thêm rằng lập trường cứng rắn của Mỹ ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến tính toán chiến lược của các khách hàng tiềm năng của vũ khí Nga trong thời gian tới.
Một số nhà phân tích khác cũng cho rằng tác động của trừng phạt có thể lớn hơn đối với những quốc gia có nguy cơ tổn thương cao hơn từ sức ép của Mỹ, như Ấn Độ.
Là đồng minh của Washington, Ấn Độ đang vận động để được miễn trừng phạt khi nước này đang trong quá trình chuyển hướng từ mua vũ khí Nga sang thiết bị quân sự phương Tây. Dù vậy, một quan chức Lầu Năm Góc hôm 19-9 cho biết vẫn chưa có gì bảo đảm New Delhi sẽ được miễn trừng phạt nếu mua vũ khí Nga lúc này.
Theo P.Võ
Người lao động
Triều Tiên và Syria bị nghi hợp tác phát triển tên lửa đạn đạo
Liên Hợp Quốc đang điều tra về khả năng Triều Tiên và Syria hợp tác phát triển vũ khí bao gồm cả tên lửa đạn đạo.
Tên lửa Hwasong-14 Triều Tiên phóng thử ngày 4/7. Ảnh: Reuters/KCNA.
Báo cáo của Liên Hợp Quốc (LHQ) mới đây cho biết hai chuyến hàng từ Triều Tiên chuyển đến một cơ quan phụ trách chương trình vũ khí hóa học của Syria đã bị chặn lại vào 6 tháng trước, Reuters hôm qua đưa tin.
Theo báo cáo, hai quốc gia thành viên LHQ đã chặn các lô hàng Triều Tiên vận chuyển đến Syria trong khi một quốc gia thành viên khác nhận định rằng nhiều khả năng số hàng hóa này là một phần trong hợp đồng của tập đoàn Thương mại Phát triển Khai mỏ Triều Tiên (KOMID) với Syria.
KOMID được xem là nhà xuất khẩu chính trang thiết bị liên quan tới tên lửa đạn đạo cũng như các loại vũ khí thông thường của Triều Tiên và từng bị liệt vào danh sách "đen" của Hội đồng Bảo an LHQ từ năm 2009.
Báo cáo không tiết lộ chi tiết thời gian địa điểm các chuyến hàng này bị ngăn chặn hoặc chúng bao gồm những gì nhưng nhấn mạnh LHQ đang điều tra việc hợp tác về chương trình tên lửa cũng như việc bảo dưỡng và sửa chữa những hệ thống phòng không đất đối không giữa Bình Nhưỡng và Damascus.
"Cơ quan này đang điều tra chất hóa học bị cấm, tên lửa đạn đạo và những vũ khí thường bị tố cáo giữa Syria và Triều Tiên" báo cáo cho biết.
Đầu tháng 8, LHQ đã thông qua nghị quyết nhằm thắt chặt các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên sau khi nước này liên tiếp thử tên lửa đạn đạo, bất chấp cảnh báo của cộng đồng quốc tế.
Nghị quyết cấm xuất khẩu các mặt hàng như than, sắt, chì và hải sản.... Các tài khoản của Ngân hàng Ngoại thương Triều Tiên cũng đã bị đóng băng. Ngoài ra, các tàu thuyền của Triều Tiên vi phạm nghị quyết của LHQ sẽ bị chặn tại tất cả các quốc gia.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Trung Quốc mua những vũ khí nào của Nga? Là một trong những khách hàng lớn của Nga trên thị trường vũ khí, Trung Quốc trong tuần này đã trở thành mục tiêu trừng phạt của Mỹ vì mua các máy bay chiến đấu, tên lửa đất đối không của Nga. Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) dẫn số liệu của công ty Rosoboronexport phụ trách xuất khẩu quốc phòng...