Trừng phạt SWIFT là gì mà Ukraine mong đợi, phương Tây dè chừng?
Việc Nga can thiệp quân sự ở Ukraine làm dấy lên luồng dư luận kêu gọi Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) áp đòn trừng phạt hà khắc nhất nhằm vào lĩnh vực kinh tế của Nga.
SWIFT là nền tảng xương sống trong thanh toán tài chính toàn cầu. Ảnh: NE
Một trong những yêu cầu then chốt nhất mà chính quyền Ukraine đưa ra với Mỹ và phương Tây là ngắt Nga khỏi SWIFT, hệ thống kết nối liên ngân hàng hữu dụng nhất thế giới. Vậy SWIFT là gì và tại sao Nga vẫn chưa bị ngắt khỏi hệ thống này?
Sơ lược về SWIFT
SWIFT là tên viết tắt của Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication). SWIFT được thành lập năm 1970, đặt trụ sở tại Bỉ, có ban điều hành gồm 25 người và được hàng chục tổ chức tài chính sử dụng để gửi tin nhắn và lệnh thanh toán.
Đây là một hệ thống nhắn tin an toàn giúp thực hiện nhanh chóng các giao dịch xuyên biên giới. Tiêu chuẩn hóa cao khiến SWIFT trở thành hệ thống giao dịch có độ tin cậy, cho phép các ngân hàng xử lý giao dịch khối lượng lớn trong thời gian ngắn.
SWIFT đã trở thành xương sống của hệ thống tài chính toàn cầu. Năm 2020, có khoảng 38 triệu tin nhắn được truyền qua nền tảng SWIFT – theo thống kê của Annual Review. Mỗi năm, có hàng nghìn tỉ euro được chuyển qua hệ thống này. Dù vẫn có một số lựa chọn thay thế khác, như cách Nga và Trung Quốc thanh toán qua hoán đổi tiền tệ, nhưng SWIFT là hệ thống được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới.
Lý do cấm vận SWIFT lại gây tác động lớn
Nếu bị ngắt kết nối khỏi SWIFT, các ngân hàng của Nga sẽ gặp khó khăn lớn trong tiếp cận các thị trường tài chính toàn cầu. Cụ thể, các doanh nghiệp, cá nhân có tài khoản ngân hàng tại Nga sẽ bị hạn chế trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, vay vốn và đầu tư ở nước ngoài. Hiện có khoảng 300 ngân hàng, định chế tài chính của Nga sử dụng nghiệp vụ thanh toán, chuyển tiền liên ngân hàng qua hệ thống SWIFT.
Nếu Nga bị cấm vận SWIFT, đó cũng không phải là lần đầu tiên biện pháp này được áp dụng. Trên thực tế, năm 2019, một số ngân hàng của Iran đã bị ngắt khỏi hệ thống này , sau khi chính quyền Donald Trump áp trừng phạt chống Tehran. Trước đó, Iran cũng từng bị “đóng băng” khỏi SWIFT trong giai đoạn 2012-2016. Theo bà Maria Shagina, học giả tại Trung tâm Carnegie Moscow, trừng phạt này đã khiến Iran đã mất gần 50% doanh thu xuất khẩu dầu và 30% giá trị trao đổi ngoại thương.
Video đang HOT
Tại sao Mỹ và phương Tây chần chừ trừng phạt SWIFT nhằm vào Nga?
Bị loại khỏi SWIFT, kinh tế Nga sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực, nhưng cùng với đó, châu Âu cũng gánh thiệt hại. Đây mới là nguyên nhân khiến lãnh đạo nhiều nước châu Âu không ủng hộ áp đặt biện pháp này. Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner thừa nhận chặn Nga tiếp cận SWIFT sẽ đẩy Đức đứng trước nguy cơ cao không nhận được khí đốt và nguyên liệu thô từ Nga – một quan ngại được nhiều nước EU như Italy, Hungary, Cyprus và Latvia chia sẻ.
Trừng phạt SWIFT khiến Nga bị loại khỏi phần lớn các giao dịch tài chính quốc tế, trong đó có lợi nhuận thu được từ xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt, vốn đem lại 40% tổng thu ngân sách của Nga. Nhưng biện pháp này cũng khiến các chủ nợ khó khăn hơn trong việc thu lại tiền. Mỹ và Đức có nhiều thiệt hại nhất nếu Nga bị ngắt kết nối, bởi vì ngân hàng của họ là những người sử dụng SWIFT thường xuyên nhất để kết nối, giao dịch với các ngân hàng Nga.
Vì thế, Mỹ và các đồng minh châu Âu đã lựa chọn hướng trừng phạt khác nhằm vào các ngân hàng, thiết chế tài chính của Nga. Các ngân hàng trong EU bị cấm nhận tiền gửi từ công dân Nga với giá trị từ 100.000 euro trở lên. Một số tập đoàn, công ty sở hữu nhà nước của Nga cũng bị tước quyền tiếp cận nguồn tài chính từ EU. Bên cạnh đó là đòn phong tỏa tài sản đặt trên lãnh thổ EU nhằm vào một số tài phiệt Nga, cá nhân có mối quan hệ với Tổng thống Putin.
Về phía Mỹ, trong vòng cấm vận được đưa ra hôm 24/2, Tổng thống Joe Biden tuyên bố áp trừng phạt đối với 5 ngân hàng lớn của Nga, trong đó có hai ngân hàng lớn nhất là Sberbank và VTB, chặn các ngân hàng này trong các giao dịch bằng đồng USD. Bộ Tài chính Mỹ cho biết mỗi ngày, các định chế tài chính Nga thực hiện khoảng 46 tỷ USD giao dịch ngoại hối, trong đó 80% bằng USD và phần lớn giao dịch đó sẽ bị cắt đứt theo trừng phạt mới.
Đáng chú ý, Tổng thống Joe Biden thừa nhận các biện pháp trừng phạt Nga sẽ không bao gồm việc loại Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. “Đây luôn là một lựa chọn, nhưng ở thời điểm này đó chưa phải là quan điểm thống nhất của EU”, ông Biden nêu quan điểm khi trả lời trước báo giới hôm 24/2.
Tổng hợp phản ứng của Mỹ và phương Tây về cuộc xung đột Nga-Ukraine
Mỹ và các đồng minh phương Tây đã có phản ứng sau khi Nga triển khai quân vào lãnh thổ Ukraine.
Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Chiến tranh Mỹ (ISW), ngay sau động thái của Mỹ và EU, NATO ngày 24/2 đã có một loạt hành động phản ứng về cuộc xung đột có nguy cơ lan rộng ở châu Âu.
Xe tăng Nga di chuyển vào Ukraine. Ảnh: REUTERS
Biện pháp trừng phạt
Mỹ và các đồng minh châu Âu đã thông qua các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào các lĩnh vực kinh tế, quân sự, công nghệ của Nga, nhưng cố gắng giảm thiểu hậu quả tiềm tàng từ các lệnh trừng phạt đó đối với thị trường năng lượng của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với các ngân hàng lớn của Nga và các công ty con; các hạn chế về nợ và vốn chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp và thực thể quan trọng của Nga; các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với giới tinh hoa Nga và các thành viên gia đình; các hạn chế đối với hàng hóa xuất khẩu của Mỹ sang Nga. Ông Biden cũng công bố các lệnh trừng phạt đối với 24 cá nhân Belarus, 2 ngân hàng quốc doanh Belarus, 9 công ty quốc phòng, 7 quan chức và giới tinh hoa có quan hệ gần gũi với chính quyền Belarus vì đã hỗ trợ Nga tấn công Ukraine. Ông Biden nói thêm rằng các biện pháp trừng phạt trực tiếp đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn đang được bàn.
Cùng ngày, các nhà lãnh đạo EU đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp tại Brussels để thông qua vòng thứ hai biện pháp trừng phạt chung với Nga. Các quốc gia lân cận với EU như Thụy Sĩ, Israel và Thổ Nhĩ Kỳ đã lên án cuộc tấn công của Nga vào Ukraine, nhưng đã ngừng tham gia các lệnh trừng phạt của châu Âu kể từ ngày 24/2. Còn Anh công bố các biện pháp trừng phạt toàn diện đối với giới tinh hoa, công ty và tổ chức tài chính của Nga, trong đó có việc đóng cửa hoàn toàn hệ thống ngân hàng của Nga khỏi hệ thống tài chính của Anh.
Các gói trừng phạt của Mỹ và phương Tây vẫn không loại Nga ra khỏi mạng thanh toán SWIFT, vốn có thể gây ra tổn thất lớn cho hoạt động tài chính của Nga ở nước ngoài, nhưng cũng có khả năng châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng năng lượng ở các nước châu Âu, vốn phụ thuộc vào hàng nhập khẩu của Nga. Ngoại trưởng Ukraine, Latvia, Estonia và Litva đã kêu gọi EU chấm dứt cho Nga tham gia SWIFT, nhưng ông Biden cho biết, loại Nga khỏi SWIFT không phải là hướng đi mà phần còn lại của châu Âu muốn thực hiện vào lúc này. Ông Biden nhấn mạnh rằng các biện pháp trừng phạt mà Mỹ áp dụng đối với các ngân hàng Nga là có hậu quả tương đương, có thể lớn hơn so với việc loại Nga khỏi SWIFT.
Động thái quân sự
Các đồng minh của Mỹ và NATO đã triển khai lực lượng bổ sung tới sườn phía đông của NATO để ngăn chặn và ngăn ngừa xung đột lan rộng ra ngoài biên giới Ukraine.
Binh sĩ NATO được triển khai tăng cường tại Estonia trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine. Ảnh: DW
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố rằng NATO đã kích hoạt các kế hoạch phòng thủ để cho phép triển khai lực lượng ở những nơi cần thiết, trong đó có khả năng kích hoạt Lực lượng phản ứng của NATO. NATO sẽ triển khai "lực lượng bổ sung trên bộ và trên biển tới khu vực phía đông của Liên minh và sẽ đảm bảo hỗ trợ trên không để tăng cường an ninh và quốc phòng của các đồng minh".
Mỹ đã triển khai 7.000 lính đóng ở châu Âu tới Estonia, Latvia, Litva, Ba Lan và Romania; cho phép các lực lượng bổ sung của Mỹ cơ động từ Mỹ đến Đức; kéo dài thời gian đồn trú của 500 lính Mỹ tại Litva và triển khai một số máy bay chiến đấu F-35 đến Estonia.
Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) tuyên bố mở rộng lệnh cấm bay đối với máy bay dân dụng Mỹ trên các khu vực Đông Âu và không phận Nga, bao gồm toàn bộ Ukraine, Belarus và miền Tây nước Nga.
Đức cũng gửi thêm 350 binh lính đến Litva và ba máy bay chiến đấu bổ sung đến Romania. Chính phủ Litva và Moldova tuyên bố tình trạng khẩn cấp vào ngày 24/2. Litva đã triển khai một số đơn vị dọc theo biên giới với Belarus.
Đan Mạch tuyên bố sẽ triển khai 200 quân đến Estonia và hai máy bay chiến đấu F-16 tới giám sát không phận Ba Lan vào đầu tháng 3 tới, sẵn sàng bổ sung thêm một tiểu đoàn gồm 700-800 binh sĩ để đóng góp vào các hoạt động phòng thủ của NATO.
Các quốc gia thành viên NATO khác như Ba Lan, Estonia, Latvia, Slovakia và Litva đã kích hoạt Điều 4 để khởi động các cuộc tham vấn trong NATO, tiến hành các cuộc triển khai bổ sung của NATO tới sườn phía Đông của Liên minh (điều 4 của Hiệp ước NATO cho phép các quốc gia thành viên bắt đầu tham vấn chính thức nếu một quốc gia thành viên cảm thấy bị đe dọa và có thể dẫn đến hành động tập thể của NATO).
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nhấn mạnh, NATO sẽ tiếp tục thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để tăng cường an ninh bằng cách triển khai thêm các lực lượng trên bộ, trên không và trên biển. Ông Stoltenberg kêu gọi Nga rút lực lượng quân sự khỏi Ukraine và tham gia đối thoại với NATO.
Ông Stoltenberg cũng kêu gọi tổ chức hội nghị thượng đỉnh trực tuyến giữa các nguyên thủ NATO vào ngày 25/2 để thảo luận về phản ứng của NATO. Tuy nhiên, trong một cuộc điện đàm với Tổng thư ký NATO Stoltenberg, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin nhấn mạnh rằng cam kết của Mỹ đối với phòng thủ chung trong Điều 5 của NATO là "khó khăn".
Chuẩn bị cho làn sóng tị nạn
Một số nước có biên giới với Ukraine đã điều binh sĩ tới khu vực biên giới để kiểm soát dòng người tị nạn. Ảnh: Euronews.com
Các quốc gia Đông Âu và các tổ chức viện trợ quốc tế đang chuẩn bị cho làn sóng người tị nạn Ukraine. Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres thông báo Liên hợp quốc sẽ giải ngân 20 triệu USD từ quỹ cứu trợ nhân đạo để hỗ trợ dân thường Ukraine. Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) cũng tuyên bố sẵn sàng cung cấp viện trợ cho dân thường Ukraine và kêu gọi các nước láng giềng mở cửa biên giới để tiếp nhận người tị nạn Ukraine. UNHCR ước tính rằng vài nghìn người tị nạn Ukraine đã chạy đến miền bắc Moldova và Romania và khoảng 10.000 người đã phải di tản ở Ukraine kể từ khi cuộc tấn công của Nga nổ ra.
Tổ chức Y tế Thế giới đã cảnh báo về một thảm họa nhân đạo có thể xảy ra và bày tỏ lo ngại đối với những thường dân bị kẹt lại trong cuộc xung đột. Chính phủ Ba Lan thông báo họ dự kiến sẽ tiếp nhận khoảng một triệu người tị nạn Ukraine vào Ba Lan. Đức tuyên bố sẽ cung cấp viện trợ cho Ba Lan và các nước láng giềng khác trong trường hợp xảy ra cuộc khủng hoảng tị nạn quy mô lớn. Hungary và Slovakia cũng triển khai quân đội dọc theo biên giới của họ với Ukraine để quản lý dòng người tị nạn.
Thổ Nhĩ Kỳ bác đề nghị của Ukraine ngăn tàu chiến Nga vào Biển Đen Đáp lại yêu cầu của Kiev về đóng cửa eo biển Dardanelles, Ankara nói rằng luật pháp quốc tế cho phép các tàu Hải quân Nga đi qua eo biển này để trở về căn cứ. Một tàu tuần tra của Nga đi qua Địa Trung Hải đến Biển Đen, ngoài khơi bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 16/2/2022. Ảnh: AFP Theo đài...