Trừng phạt Nga: Putin ra ‘tối hậu thư’ cho Phương Tây
Tổng thống Vladimir Putin trông đợi báo cáo từ Nội các, Ngân hàng Trung ương và Gazprom về việc thực hiện chỉ thị chuyển đổi tiền tệ khi thanh toán khí đốt cho “các quốc gia không thân thiện” hạn chót vào ngày 31/3, Điện Kremlin cho hay.
Tổng thống Nga Putin. Ảnh DW
Thông cáo báo chí của Điện Kremlin cho biết: “Chính phủ Liên bang Nga, cùng với Ngân hàng Nga và công ty cổ phần đại chúng Gazprom cần thực hiện một loạt các biện pháp nhằm thay đổi đồng tiền thanh toán khi cung cấp khí đốt tự nhiên thành đồng rúp cho các nước thuộc Liên minh Châu Âu và các nước đã đưa ra các biện pháp hạn chế đối với công dân Liên bang Nga và các thực thể pháp lý của Nga. Báo cáo cần thực hiện vào ngày 31/3/2022, sau đó sẽ là báo cáo hàng tháng”.
Người Phát ngôn điện Kremlin cũng cho biết thêm, các phương thức thanh toán khí đốt của Nga bằng đồng rúp hiện đang được nghiên cứu, nhưng có thể khẳng định chắc chắn rằng Nga chắc chắn sẽ không cung cấp khí đốt miễn phí.
“Quá trình cung cấp khí đốt hết sức phức tạp. Đây không phải là chuyện đi mua một sản phẩm ở cửa hàng rồi ra thanh toán ở quầy thu ngân. Vì thế việc giao hàng, thanh toán và chốt sổ sách là cả một quá trình kéo dài. Hiện nay Nga đang nghiên cứu và soạn thảo các quy trình”, ông Peskov nói với các phóng viên.
Ông nói rõ rằng vấn đề đang được thảo luận giữa các ban ngành liên quan với Gazprom.
Sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine và các nước phương Tây siết chặt các lệnh trừng phạt, những lời kêu gọi cần giảm bớt sự phụ thuộc của Châu Âu vào các nguồn năng lượng của Nga ngày càng vang lên thường xuyên hơn. Thị trường đã phản ứng với điều này ngay lập tức, giá khí đốt lên đến gần 4.000 USD/1.000 m3.
Video đang HOT
Phó Thủ tướng Alexander Novak đã lưu ý, ngay cả cuộc thảo luận về việc châu Âu từ chối các nguồn nhiêu liệu từ Nga cũng ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường. Theo ông, nếu không có nguồn cung cấp khí đốt của Nga, thế giới sẽ lao đao và giá cả sẽ khó lường.
Trước đó, trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Welt ngày 25/3, Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner đã khuyến cáo các nhà cung cấp năng lượng Đức không nên trả tiền cho khí đốt của Nga bằng đồng rúp.
Claudio Descalzi – Giám đốc điều hành của tập đoàn năng lượng Eni của Ý cũng cho biết, Ý sẽ tiếp tục thanh toán năng lượng cho Nga bằng đồng euro, một cố vấn kinh tế hàng đầu của chính phủ Ý cho biết vào tuần trước.
“Vấn đề lớn duy nhất ở châu Âu là khí đốt và Nga đang yêu cầu chúng tôi trả bằng đồng rúp mà chúng tôi không có và không có trong hợp đồng”, ông Claudio Descalzi nói.
PGNiG của Ba Lan có hợp đồng với Gazprom đến cuối năm, cũng cho biết họ không thể chỉ đơn giản là chuyển sang thanh toán bằng đồng rúp.
EU đặt mục tiêu cắt giảm 2/3 sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga trong năm nay và chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga vào năm 2027.
Ukraine tiết lộ chiến thuật bao vây quân sự của Nga
Ukraine nói Nga đang chuẩn bị bao vây thành phố Dnipro sau khi kiểm soát một số khu vực và phá hủy các căn cứ quân sự.
Binh sĩ Ukraine tập trung xung quanh phương tiện quân sự Nga ở Kharkov, Ukraine (Ảnh: New York Times).
Thư ký Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine Oleksiy Danilov ngày 6/3 cho biết, Nga đang tập trung các nguồn lực để "bao vây" thành phố Dnipro ở miền trung Ukraine.
"Lực lượng Nga đang chuyển trọng tâm sang phía Nam (Ukraine), cố gắng ngăn chặn khả năng tiếp cận của Ukraine đối với Biển Đen và Biển Azov, từ đó tạo điều kiện để gây sức ép kinh tế đối với lực lượng kháng chiến Ukraine", quan chức Ukraine nói.
"Đối phương sẽ không từ bỏ hy vọng chiếm Kiev và tăng cường nguồn lực để bao vây Dnipro", ông Danilov nói, đồng thời cho biết kế hoạch của Nga là "bao vây các thành phố lớn, vô hiệu hóa lực lượng vũ trang Ukraine và gây ra tình huống thảm họa nhân đạo cho dân thường".
Quân đội Nga hiện giành ưu thế quân sự ở phía nam và được cho là đang chặn Ukraine tiếp cận vùng biển thông qua các cảng quan trọng ở phía nam nước này. Việc chặn đứng khả năng tiếp cận bờ biển của Ukraine sẽ giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế của nước này, đồng thời cho phép Nga xây dựng một hành lang trên bộ kéo dài từ biên giới của mình, xuyên qua Crimea, vùng lãnh thổ được Nga sáp nhập từ năm 2014, và kéo dài sang phía tây đến Romania.
Theo báo cáo do Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine công bố gần đây, quân đội Nga đã "bắt đầu tập trung các nguồn lực để tiến công vào thủ đô Kiev".
Báo cáo cho biết, tại thành phố Irpin ở ngoại ô phía tây Kiev, các đơn vị xe tăng và bộ binh cơ giới thuộc quân đội Nga đang tiến về thủ đô của Ukraine, đồng thời tìm cách tiếp cận vùng ngoại ô phía đông của Kiev thông qua các quận Brovarsky và Boryspil.
Bản đồ Ukraine (Ảnh: AFP).
Báo cáo được công bố vào thời điểm chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine bước sang ngày thứ 12. Tình hình chiến sự vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, bất chấp nỗ lực đàm phán của các bên.
Một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ cho biết Nga đã phóng tổng cộng 600 tên lửa kể từ khi nước này triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine. Các cuộc giao tranh vẫn đang diễn ra ở các thành phố Kherson và Mykolaiv, trong khi các lực lượng quân sự Nga đang nỗ lực bao vây Kiev, Khakhov, Chernihiv và Mariupol.
Tuy nhiên, đà tiến công của Nga đã vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của Ukraine, làm chậm chiến dịch quân sự của Moscow.
Các lực lượng Ukraine hôm nay tuyên bố chiếm lại sân bay ở khu vực Mykolaiv, miền nam Ukraine từ lực lượng Nga. Cùng ngày, các nhà chức trách Chuguiv cũng tuyên bố giành lại quyền kiểm soát thành phố phía đông gần Kharkov.
Phái đoàn Nga và Ukraine hôm nay bắt đầu vòng đàm phán thứ 3 tại Belarus. Nhà đàm phán Ukraine Mykhailo Podolyak kêu gọi Nga ngừng các cuộc tấn công vào dân thường khi hai bên chuẩn bị đàm phán.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm nay tuyên bố Nga sẵn sàng dừng chiến dịch quân sự tại Ukraine "ngay lập tức" nếu Kiev đáp ứng được các điều kiện do Moscow đưa ra.
Ông Peskov cho biết Moscow yêu cầu Ukraine ngừng hành động quân sự, thay đổi hiến pháp để duy trì trạng thái trung lập, thừa nhận Crimea là lãnh thổ của Nga và công nhận các vùng lãnh thổ ly khai Donetsk và Lugansk là các quốc gia độc lập.
Hầu hết máy bay chiến đấu bị phá hủy, Ukraine kêu gọi phương Tây hỗ trợ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi các nhà lãnh đạo phương Tây cung cấp máy bay quân sự nhằm đối phó với chiến dịch quân sự của Nga. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (Ảnh: Reuters). "Thế giới đủ mạnh để đóng cửa bầu trời của chúng ta đối với tên lửa, máy bay chiến đấu và trực thăng Nga. Ukraine cần máy...