Trừng phạt Nga, hãng hàng không châu Âu đứng bên bờ vực phá sản
Hàng loạt quốc gia áp đặt lệnh trừng phạt đóng cửa bầu trời đối với Nga, song hệ lụy của các đòn trừng phạt là nguy cơ các hãng hàng không của châu Âu chịu thiệt hại lớn.
Các hãng hàng không đều thiệt hại vì cuộc chiến trừng phạt lẫn nhau giữa phương Tây và Nga. Ảnh: Euronews
Sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm vào Ukraine, hàng loạt quốc gia châu Âu và đồng minh của Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt và đóng cửa không phận với máy bay Nga.
Liên minh châu Âu (EU) đi tiên phong trong việc đóng cửa không phận của khối này với các hãng hàng không Nga, coi đây như một phần trong gói biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Moskva. Mỹ từ cuối tháng 3 cũng chính thức áp lệnh cấm với các máy bay và hãng hàng không Nga bay vào không phận nước này.
Các lệnh cấm về cơ bản đều yêu cầu ngừng hoạt động của tất cả các máy bay có liên quan tới công dân Nga, dưới các hình thức như sở hữu, được chứng nhận, vận hành, đăng ký, cho thuê hoặc kiểm soát. Nhiều lệnh cấm còn khắc nghiệt hơn, khi áp dụng đối với cả các chuyến bay vận chuyển hàng hóa, các chuyến bay theo lịch trình hay thuê bao.
Đáp lại, Cơ quan hàng không dân dụng Nga cũng đóng cửa bầu trời đối với ít nhất 36 quốc gia và vùng lãnh thổ. Máy bay của hàng loạt hãng hàng không châu Âu như của Anh, Đức, Ba Lan, Romania, Bulgaria, Thụy Sĩ và CH Séc… bay đến Nga hoặc bay qua không phận Nga đều bị cấm.
Hoạt động hàng không của Nga, châu Âu và thế giới đã bị ảnh hưởng nặng nề với động thái này. Chi phí vận hành tăng mạnh một phần do phải thay đổi đường bay xa hơn, nhất là trong bối cảnh giá dầu thô thế giới tăng phi mã do đứt gãy nguồn cung vì các đòn trừng phạt chống dầu mỏ Nga.
Video đang HOT
Nhiều hãng hàng không thậm chí đứng bên bờ vực phá sản, trong đó có Hãng hàng không Finnair của Phần Lan. Kể từ khi các lệnh cấm bay được áp dụng, Finnair đã chịu thiệt hại tài chính nặng nề do không thể bay qua không phận của Nga, quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới.
Theo hãng tin RT ngày 26/6, Hãng hàng không Finnair của Phần Lan đã trở thành nạn nhân mới nhất của cuộc chiến trừng phạt “ăn miếng trả miếng” giữa Nga và phương Tây. Finnair đang phải hứng chịu những thua lỗ tài chính nghiêm trọng do buộc phải bay vòng để tránh không phận Nga.
Hãng hàng không Finnair của Phần Lan thua lỗ nặng vì các lệnh trừng phạt trả đũa lẫn nhau giữa Nga và phương Tây. Ảnh: RT
Báo Helsingin Sanomat (Phần Lan) đưa tin, từ đầu năm 2022, khoản thua lỗ vận hành của Finnair, một trong các hãng hàng không lâu đời nhất thế giới, đã lên tới 133 triệu euro, trong đó 51 triệu euro chi phí gia tăng là phí nhiên liệu.
Kể từ tháng 12/2021, chi phí nhiên liệu của Finnair được cho là đã tăng từ 30% lên 55% tổng chi phí của hãng. Ngoài việc giá nhiên liệu tăng gần gấp đôi, hãng hàng không Phần Lan còn phải đối mặt với nhu cầu thay đổi đường bay.
Kết quả là Finnair đã để mất lợi thế quan trọng so với các nước khác ở khu vực Scandinavi – đó là khoảng cách ngắn nhất đến Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, các thị trường hàng không lớn ở châu Á. Một số chuyến bay đến khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nơi mang lại cho Finnair tới 50% lợi nhuận, đã bị hủy bỏ. Trước trừng phạt, đường bay đến Nhật Bản mất khoảng 9 giờ bay, nhưng nay mất tới 13 tiếng.
Bên cạnh đó, lượng hành khách đi máy bay của Finnair sụt giảm đáng kể vì không có du khách người Nga, những người chiếm khoảng 20% lưu lượng hành khách của hãng. Trong khi công dân các nước EU cũng cắt giảm chi tiêu đi lại trong bối cảnh bất ổn kinh tế và giá sinh hoạt phí gia tăng.
Nga – thị trường hàng không lớn thứ 11 thế giới – đang chịu áp lực lớn bởi cuộc chiến trừng phạt hiện nay. Các hãng hàng không Nga cũng không thể mua phụ tùng hoặc nhận được dịch vụ bảo dưỡng từ châu Âu hoặc Mỹ. Chính phủ Nga đã phải hỗ trợ các hãng hàng không nội địa hơn 230 triệu USD để bồi thường vé máy bay cho hành khách đi trên các tuyến bay bị hủy.
Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi tháng 3 tuyên bố chính phủ sẽ cấp 100 tỷ ruble (1,25 tỷ USD) để giúp các hãng hàng không nước này ứng phó với hậu quả từ các lệnh trừng phạt quốc tế. Nhà lãnh đạo Nga cho biết các chuyến bay nội địa sẽ nhận được trợ cấp của chính phủ trong năm 2022.
Thụy Điển, Đan Mạch đối mặt với tình trạng thiếu khí đốt 'nghiêm trọng'
Khi Nga giảm 60% nguồn cung cấp khí đốt cho Đức, Thụy Điển và Đan Mạch đã ban hành mức cảnh báo cho thấy những khó khăn về nguồn cung năng lượng.
Nga đã cắt nguồn cung khí đốt cho một số nước châu Âu sau cuộc xung đột với Ukraine và kéo theo là các lệnh trừng phạt của phương Tây. Ảnh: Tass
Theo trang tin Euractiv.com ngày 22/6, Cơ quan năng lượng Thụy Điển và Đan Mạch đã đưa ra "cảnh báo sớm" về tình trạng thiếu khí đốt do nguồn cung khí đốt của Nga trên thị trường châu Âu giảm.
Khi Nga giảm 60% nguồn cung cấp khí đốt cho Đức, Thụy Điển và Đan Mạch đã ban hành mức cảnh báo thấp nhất trong ba mức cảnh báo của EU, báo hiệu những khó khăn về cung cấp năng lượng.
Martin Hansen thuộc Cơ quan Năng lượng Đan Mạch cho biết: "Đây là một tình huống nghiêm trọng mà chúng tôi đang gặp phải và ngày càng trở nên trầm trọng hơn do nguồn cung từ Nga sang thị trường khí đốt châu Âu bị giảm sút".
Theo ông Hansen, hầu hết các công ty sử dụng nhiều khí đốt đều có kế hoạch thay thế nguồn năng lượng này, nhưng Cơ quan Năng lượng Đan Mạch sẽ liên hệ lại với các công ty để xem liệu các nhà chức trách có thể làm gì để hỗ trợ họ hay không.
Bộ trưởng Khí hậu, Năng lượng Đan Mạch Dan Jrgensen tuyên bố nếu nước này rơi vào cuộc khủng hoảng khí đốt toàn diện, một kế hoạch dự phòng đã sẵn sàng được kích hoạt để người dân không bị lạnh giá trong suốt mùa Đông.
"Chúng tôi đã chuẩn bị cho khả năng xảy ra trường hợp khẩn cấp", Bộ trưởng Jrgensen nói và lưu ý rằng kế hoạch bao gồm việc các công ty tiêu thụ khí đốt lớn nhất có thể sẽ phải đóng cửa hoàn toàn hoặc một phần nguồn cung cấp khí đốt trong một thời gian.
Theo ông Jrgensen, vấn đề khí đốt cũng đã trở thành một phần của "cuộc đấu chính trị" giữa EU và Nga. Do đó, Đan Mạch phải chuẩn bị cho hai kịch bản: "Một là Nga cắt hoàn toàn nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu. Hai là, chính EU lựa chọn sẽ không nhập khẩu khí đốt từ Moskva".
Ông Jrgensen kết luận trong bất kỳ trường hợp nào, Đan Mạch nên chuẩn bị cho một cuộc khủng hoảng, nhấn mạnh rằng mỏ Tyrafelt, nơi sản xuất khí đốt của Đan Mạch trên Biển Bắc, sẽ mở cửa trở lại vào giữa năm 2023.
Trong khi đó, Cơ quan Năng lượng Thụy Điển cho biết, mặc dù nước này gặp khó khăn nhưng tình hình cung ứng vẫn được bảo đảm: "Các kho dự trữ ở châu Âu, đặc biệt trong phần hệ thống ở Thụy Điển-Đan Mạch đã được bổ sung đầy đủ cho mùa Thu năm nay".
Quốc gia châu Âu vẫn mua hàng tấn vàng của Nga Theo báo tài chính Bloomberg, Thụy Sĩ bắt đầu mua những thỏi vàng đầu tiên từ Nga - quốc gia bị trừng phạt nhiều nhất thế giới - kể từ tháng 2 năm nay. Ảnh minh họa - Getty Images Sau đó, Thụy Sĩ đã tiếp tục nhập khẩu vàng của Nga vào tháng 5 vừa qua, ước tính với số lượng hơn...