Trung – Nhật lại đấu đá kịch liệt nhằm mua tàu ngầm SMX-26
Cách đây hơn 2 tháng, ngày 24/11/2012, An ninh Thủ đô đã có bài viết với tiêu đề: “SMX-26 – Sự bổ sung hoàn hảo cho tàu ngầm Kilo Việt Nam”, phân tích sự bổ sung tác chiến tuyệt vời của loại tàu ngầm này cho tàu ngầm Kilo Việt Nam. Nhận định này giờ đã trở thành hiện thực khi Nhật và Trung đang tranh nhau mua loại tàu ngầm cỡ nhỏ của DCNS.
Ngày hôm nay – 26/01, Báo “Nhân dân” (The People) của Trung Quốc trích đăng một bài viết trên tờ “Sankei Shimbun” của Nhật cho biết, hiện Pháp đang có ý định bán loại tàu ngầm cỡ nhỏ thế hệ mới nhất SMX-26 cho cả Trung Quốc và Nhật Bản nhưng trên thực tế, loại tàu ngầm này cực kỳ có ý nghĩa đối với Trung Quốc. Có SMX-26 hải quân Trung Quốc mới có đủ khả năng xuyên phá qua các hệ thống trinh sát chống ngầm của Nhật, tung hoành trên Đông Hải.
2 cửa phóng ngư lôi hạng nặng và 8 cửa hạng nhẹ được bố trí phần đầu tàu.
Theo đà leo thang tranh chấp ở khu vực Senkaku/Điếu Ngư, bất cứ thông tin nào có liên quan đến mua sắm vũ khí, trang bị của 2 nước đều là tâm điểm chú ý của dư luận. “Sankei Shimbun” cho biết, tại triển lãm trang bị hải quân quốc tế châu Âu cuối tháng 10-2012, công ty DCNS đã giới thiệu mẫu thiết kế tàu ngầm tương lai SMX-26, thu hút sự chú ý của đông đảo các chuyên gia quân sự.
Đây là loại tàu ngầm cỡ nhỏ, có chiều dài 40m, chiều rộng và chiều cao đều là 15m, lượng giãn nước 1000 tấn. Về vũ khí, SMX-26 được trang bị một pháo Canon 20mm và hệ thống phóng tên lửa phòng không. Hai loại vũ khí này được tích hợp chung trên một trục nâng có điều khiển. Bình thường, trục này nằm trong thân tàu ở phần lưng, khi tác chiến, nhân viên điều khiển trục nhô lên mặt biển tấn công tàu thuyền và máy bay địch. Ngoài ra, nó còn được trang bị 2 quả ngư lôi cỡ lớn và 8 quả ngư lôi chống ngầm cỡ nhỏ được lắp đặt các đầu đạn hạng nặng, loại ngư lôi này còn có thể tấn công từ dưới nước vào các tàu sân bay.
Video đang HOT
Khi bị máy bay săn ngầm phát hiện, nó không thèm bỏ chạy mà còn nổi lên đẩy
hệ thống giá vũ khí lên mặt biển phóng tên lửa hạ thủ máy bay.
SMX-26 có khả năng lặn ngầm dưới nước 30 ngày liên tục không cần nổi lên điều khiển. Các thiết bị này tựa như các vây ngực và vây bụng của 1 con cá, tiếp tế và lấy dưỡng khí, 4 thiết bị đẩy chuyển hướng trục kép kiểu co – duỗi có giúp cho tàu có tính năng cơ động rất cao và khả năng chuyển hướng cực kỳ linh hoạt, giúp nó dễ dàng tiếp cận đáy biển và cơ động sát mặt nước mà vẫn giữ trạng thái ổn định rất tốt, di chuyển rất êm.
Vỏ tàu kiểu liền mạch làm giảm sức cản của nước và sóng âm làm tàu di chuyển cực êm, độ ồn rất thấp làm mù các hệ thống Sonar địch. Với khả năng tàng hình cao và hỏa lực rất mạnh, SMX-26 được coi là lực lượng tấn công hàng không mẫu hạm chủ lực hoặc lực lượng dự bị trong tác chiến răn đe hạt nhân.
SMX-26 dễ dàng hạ thủ các loại máy bay trinh sát chống ngầm bằng
hệ thống tên lửa phòng không và pháo Canon 20mm
Tờ “Nhân dân” cho biết, dường như SMX-26 được chế tạo dành riêng cho Trung Quốc bởi vì chướng ngại chủ yếu mà hải quân Trung Quốc khó khắc phục nhất chính là tác chiến trong khu vực nước nông. “Nhân dân” phân tích: “Trong trường hợp đổ bộ lên Đài Loan hoặc đổ bộ chi viện lên bán đảo Triều Tiên, chắc chắn sẽ gặp phải sự tiến công của các tàu sân bay Mỹ, vì thế Trung Quốc ít nhất phải có khả năng nghênh địch ở chuỗi đảo thứ nhất, thậm chí có thể vươn xa tới chuỗi đảo thứ 2″. Trung Quốc cần phải nắm chắc quyền kểm soát vũng biển từ Hoàng Hải cho tới Đông Hải. Thế nhưng, đại bộ phận khu vực Đông Hải có độ sâu trên dưới 40m, vùng có độ sâu nhất cũng chỉ có 150m, còn lại rất ít chỗ vượt qua 100m.
Nó còn có khả năng tiêu diệt các tàu mặt nước hạng nặng, có thể dùng tấn công tàu sân bay
Thông thường các tàu ngầm từ hạng bán trung trở lên rất khó hoạt động tại các vùng biển sâu tầm 50m, ít nhất cũng phải 100m, mới hoạt động được dễ dàng. Tàu ngầm phải thu nhận được các tín hiệu âm thanh từ tàu địch phát ra để xác định được đối tượng và khu vực phát xạ, địa hình đáy biển Đông Hải không bằng phẳng, kết hợp với các yếu tố như độ sâu đáy biển, nồng độ muối, địa hình đáy biển, tốc độ và hướng lưu chuyển của các dòng hải lưu đã gây ra hiện tượng phản xạ và tán xạ sóng sonar, đặt ra một thách thức rất lớn với tàu ngầm hoạt động ở khu vực này.
Bài báo nhận xét, hện nay thực lực của lực lượng chống ngầm của Nhật Bản rất mạnh bất kể là những những khu vực nước nông hay nước sâu, là một trở ngại rất lớn cho các tàu ngầm muốn tiến nhập khu vực này. SMX-26 còn được trang bị hệ thống tác chiến có hiển thị hải đồ số 3 chiều, đây là điều rất có lợi cho công tác đo đạc và thăm dò đáy biển, quan trắc tàu thuyền, vạch lộ tuyến tấn công và rút lui cho các tàu ngầm trong tác chiến ngầm trong tương lai.
Với 3 cái chân đặc biệt, nó có khả năng tìm kiếm các vực sâu hoặc các lạch nhỏ để ẩn nấp.
SMX-26 chính là loại tàu ngầm phù hợp nhất với môi trường đặc thù cả Đông Hải, có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng nếu được trang bị cho lực lượng tàu ngầm Trung Quốc. Hiện Pháp có ý định bán loại tàu ngầm này cho cả Trung Quốc và Nhật Bản nhưng nó là loại tàu ngầm phù hợp nhất đối với hải quân Trung Quốc, thể hiện rõ Pháp không có “hảo ý” gì với Trung Quốc.
Theo ANTD
Trung Quốc đẩy nhanh tốc độ xây dựng "Luật cơ bản về hải dương"
Tờ "Thời báo Nhật bản" (Japan Times) cho biết, trong một bản báo cáo đệ trình lên Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 19/12, Viện nghiên cứu Quốc phòng Nhật Bản cảnh báo, để bảo vệ lợi ích của mình trên các đại dương, Trung Quốc đang tăng cường hoàn thiện khả năng hợp tác giữa hải quân và lực lượng chấp pháp biển.
Trong một chuyên đề nghiên cứu về sự hợp tác giữa hải quân và lực lượng chấp pháp biển của Trung Quốc, Viện nghiên cứu Quốc phòng Nhật đã đưa ra "Báo cáo an ninh Trung Quốc năm 2012". Báo cáo đã chỉ ra: giữa hải quân và lực lượng an ninh hải dương Trung Quốc có tồn tại một "mô hình hợp tác chặt chẽ". Viện nghiên cứu Quốc phòng Nhật cảnh báo: Nếu như các nước xung quanh cử quân đội đến khu vực Trung Quốc tự cho là có tranh chấp, quân đội Trung Quốc nhất định sẽ điều hải quân đến giúp đỡ các lực lượng chấp pháp, vì vậy các nước có mâu thuẫn về vấn đề biển đảo với Trung Quốc cần có đối sách hợp lý khi xuất hiện những dấu hiệu leo thang xung đột.
Viện nghiên cứu Quốc phòng Nhật còn cho biết, hiện quân đội Trung Quốc đang đề nghị chính phủ xây dựng và ban hành "Luật cơ sở hải dương" để bảo vệ an ninh và chủ quyền cùng với lợi ích kinh tế quốc gia. Tại khu vực Đông Hải và biển Đông, Trung Quốc đang có mâu thuẫn về tranh chấp lãnh thổ với một số nước láng giềng như: Nhật Bản, Philippines, Việt Nam...
Biên đội tàu hải giám Trung Quốc
Hiện nay, Hải quân Trung Quốc và các cơ quan có chức năng chấp pháp trên biển như: Hải giám, Ngư chính, Hải tuần, Hải cảnh và Hải quan đang áp dụng các biện pháp tích cực, khởi thảo chiến lược hợp tác và các luật lệ trên biển, đẩy nhanh tốc độ xây dựng "Luật cơ sở hải dương".
Viện nghiên cứu Quốc phòng Nhật còn cảnh báo: sự hợp tác liên ngành giữa các lực lượng quân sự và dân sự Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng rất lớn, giúp Trung Quốc quyết liệt hơn trong sử dụng các biện pháp cứng rắn để bảo vệ chủ quyền và lợi ích của họ tại các khu vực tranh chấp trên biển.
Theo ANTD
Trung Quốc đưa tàu Ngư chính lớn nhất vào hoạt động Trung Quốc đã chính thức đưa tàu Ngư chính 206 tải trọng 5.800 tấn vào hoạt động, đánh dấu sự tăng cường đáng kể năng lực ngư chính của nước này, hãng Xinhua đưa tin ngày hôm qua. Lễ đưa tàu Ngư chính 206" vào hoạt động được tổ chức tại Thượng Hải. Tàu Ngư chính 206 biên chế vào Tổng đội Ngư...