Trung Nguyên chịu mất trắng hàng chục tỷ đồng?
Bỏ mặc dự án ngàn tỷ thành bãi rác, vua cà phê Trung Nguyên sắp mất tiền tỷ
Tập đoàn Trung Nguyên đang đứng trước nguy cơ bị thu hồi nhiều dự án và mất trắng hơn 24 tỷ tiền ký quỹ khi thời hạn thực hiện đã… sắp hết mà dự án còn ngổn ngang.
Sở KH-ĐT tỉnh Đắk Lắk cho biết, Tập đoàn Trung Nguyên (gồm 3 công ty con là Công ty cổ phần cà phê Trung Nguyên, Công ty cổ phần đầu tư Trung Nguyên và Công ty TNHH đầu tư du lịch Đặng Lê) hiện là chủ đầu tư của 6 dự án “đắc địa” trên địa bàn tỉnh.
Dự án được phê duyệt mới nhất năm 2014, lâu nhất từ 2004. với diện tích quy hoạch từ 5 đến gần 600 ha, các dự án có mức vốn đăng ký đầu tư từ 50 tỷ đồng lên đến hơn 2.000 tỷ đồng.
Theo quy định, mỗi dự án chủ đầu tư phải ký quỹ đảm bảo thực hiện 1% trên tổng số vốn đầu tư. Tuy nhiên, kết quả rà soát đến tháng 8/2015, tất cả các dự án của Trung Nguyên đều chậm tiến độ và chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý.
Dự án Khu du lịch sinh thái văn hóa cà phê Suối Xanh được phê duyệt từ 2009 nhưng đến nay vẫn chỉ là “khu ổ chuột”
Chậm triển khai dự án, Dự án khu du lịch Suối Xanh bị biến thành các bãi chứa rác
Tại dự án đầu tư trang trại và phát triển chăn nuôi gia súc kết hợp du lịch sinh thái tại huyện M’Đrắk được tỉnh đồng ý chủ trương năm 2004. Quy mô dự án 595 ha, vốn đầu tư đăng ký khoảng 68 tỷ đồng. Năm 2010, UBND tỉnh đã đồng ý cho chủ đầu tư thuê gần 400ha đất tại xã Krông Á (M’Đrắk).
Tuy nhiên, hiện tại, chủ đầu tư vẫn chưa triển khai xong các thủ tục chuẩn bị đầu tư. Đã 11 năm trôi qua, Trung Nguyên chỉ đầu tư tu bổ một số đường đất nội bộ và xây dựng một số nhà sàn và nhà chăn thả vật nuôi như ngựa và heo rừng
Video đang HOT
Trước thực tế này, tỉnh Đắk Lắk đã có văn bản hối thúc đẩy nhanh tiến độ, nếu không sẽ thu hồi các dự án. Tập đoàn Trung Nguyên đã phải ngồi vào bàn thương lượng, xin gia hạn thời gian thực hiện dự án và được tỉnh này đồng ý.
Ngoài ra, Đắk Lắk cũng yêu cầu chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án khu du lịch sinh thái – văn hóa cà phê Suối Xanh phải khởi công trước 19/5/2016, khai thác trước 19/5/2020; cụm thác Dray Sáp Thượng và Dray Nur phải hoàn thành trước 30/9/2017; trang trại chăn nuôi gia súc kết hợp du lịch sinh thái M’Drắk và nhà khách Trung Nguyên phải khởi công trước 30/9/2016 và hoàn thành, đưa vào khai thác trước 30/9/2018.
Đồng ý cho gia hạn thời gian thực hiện, UBND tỉnh Đắk Lắk cũng nhắc lại: nếu không triển khai đúng tiến độ sẽ thu hồi dự án và mất luôn số tiền ký quỹ.
Đại diện Công ty cổ phần cà phê Trung Nguyên, xác nhận đã cử người làm việc, thương lượng và được gia hạn thời gian thực hiện các dự án. “Phía tập đoàn cũng đã ký quỹ đảm bảo nên yên tâm. Công ty đang “chạy”, “chạy” được rồi thì triển khai xây dựng thôi” – vị này cho hay.
Những dự án… rùa bò
Dự án Khu du lịch sinh thái văn hóa cà phê Suối Xanh (thuộc phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột) được giao cho Tập đoàn Trung Nguyên đầu tư xây dựng và phê duyệt quy hoạch chi tiết năm 2009. Quy mô dự án 45,45 ha, tổng mức vốn trên 2 nghìn tỷ đồng.
Mãi đến tháng 3/2011, tập đoàn này mới hợp đồng với cơ quan chức năng lập phương án đền bù, giải phóng mặt bằng, với trên 400 hộ dân sẽ phải giải tỏa, di dời. Tuy nhiên, từ đó đến nay, dự án vẫn án binh bất động.
Người dân phải sống trong những căn nhà tạm bợ vì không được xây dựng do dính quy hoạch
Dự án đầu tư trang trại và phát triển chăn nuôi gia súc kết hợp du lịch sinh thái tại huyện M’Đrắk được tỉnh đồng ý chủ trương năm 2004, sau 11 năm vẫn là mớ hỗn độn.
Rừng nguyên sinh Cư H’Lâm với hàng ngàn cây gỗ quý lớn đến 3-4 vòng tay người lớn ôm. Nếu được đầu tư xây dựng khu du lịch, nguy cơ phá vỡ sinh thái, làm mất không gian văn hóa thiêng của đồng bào nơi đây.
Ghi nhận thực tế tại dự án, hàng trăm người dân đang phải sống trong những căn nhà tạm bợ, che bằng tôn mà không dám xây dựng. Ngoài ra, có những hộ lấn chiếm đất quy hoạch dựng những căn nhà bằng tôn ở tạm cả chục năm nay. Những khu đất dọc con suối còn trở thành điểm tập kết rác thải sinh hoạt, xà bần xây dựng tạo nên cảnh nhếch nhác ngay trung tâm thành phố.
Một dự án khác là Dự án Nhà khách Trung Nguyên (tại phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột) được đồng ý chủ trương năm 2014. Quy mô 5,9 ha, vốn đầu tư đăng ký khoảng 139 tỷ đồng, lẽ ra phải khởi công trong tháng 1/2016 nhưng nay vẫn là bãi đất trống.
Dự án Nhà máy chế biến cà phê nhân (Cụm Công nghiệp Tân An, TP. Buôn Ma Thuột) có quy mô 5ha, tổng vốn đầu tư khoảng 114 tỷ đồng và được phê duyệt năm 2010. Tuy nhiên, đến nay công ty mới chỉ xây lắp hoàn thiện một số hạng mục, chưa hoàn thiện về thủ tục đầu tư.
Dự án Khu du lịch cụm thác Dray Sáp thượng và thác Dray Nur (huyện Krông Ana) được tỉnh đồng ý chủ trương năm 2010 trên diện tích 105ha, vốn đầu tư 50 tỷ đồng, thủ tục pháp lý cũng chưa xong.
Dự án được giao cho Trung Nguyên đầu tư năm 2014 là Dự án Khu danh lam thắng cảnh đồi Cư H’Lâm (thị trấn Ea Pốk, huyện Cư M’gar), quy mô 62ha, vốn đầu tư hơn 82 tỷ đồng dự kiến khởi công tháng 1/2016 nay vẫn dậm chân tại chỗ.
“Địa phương luôn hoan nghênh và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp có năng lực, có tâm, có tầm đầu tư xây dựng vào địa phương. Nếu năng lực yếu thì nên rút lui để nhường cơ hội cho doanh nghiệp khác, không nên dự án nào cũng “xía” chân như thế” – lãnh đạo huyện Cư M’gar nêu quan điểm.
Theo Trùng Dương (Vietnamnet)
Lửa bao trùm 5 cửa hàng ở phố núi
Đám cháy bùng lên ở cửa hàng gỗ, lan sang các ki-ốt trang trí nội thất, điện thoại di động... giữa trung tâm TP Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk.
Lửa bao trùm dãy ki-ốt. Ảnh: Kh.Uyên
Rạng sáng 8/1, ông Trần Tất Vy (86 tuổi) dậy đun nước trong cửa hàng gỗ trên đường Lê Duẩn (TP Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk), phát hiện lửa bùng lên dữ dội, vội chạy ra ngoài hô hoán.
Lửa lan nhanh sang cửa hàng đồ trang trí nội thất, điện thoại di động... xung quang, không có người ngủ lại. Rất đông người tìm cách dập lửa nhưng không thể tiếp cận do cửa ngoài bị khóa.
Cảnh sát cứu hỏa chia nhiều mũi dập tắt đám cháy. Ảnh: Nhật Hạ
150 Cảnh sát PCCC chia nhau khoanh vùng dập lửa, không cho đám cháy lan qua các căn liền kề. Lính cứu hỏa phá cửa sắt, kéo vòi rồng phun nước xối xả vào trong.
Đại tá Nguyễn Tiến Tuấn - Trưởng phòng Cảnh sát PCCC số 1 - cho biết không có thương vong, song hỏa hoạn đã làm 3 ki-ốt cháy rụi và 2 cửa hàng cháy xém, ước thiệt hại nhiều tỷ đồng. Nguyên nhân đang được điều tra.
Chợ Tân Tịch tan hoang sau vụ cháy. Ảnh: A.X
Cũng rạng sáng nay, chợ Tân Tịch ở thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, bất ngờ bốc cháy dữ dội, thiêu rụi nhiều tài sản, khiến hàng trăm người hoảng loạn. Lửa phát ra tại các ki ốt bán cá - nơi sinh sống của 10 hộ dân tại chợ từ nhiều năm qua.
Gần 100 Cảnh sát PCCC Công an tỉnh Đồng Tháp cùng nhiều xe chuyên dụng đến hiện trường cùng người dân dập lửa, sơ tán tài sản, người già và trẻ em khỏi khu vực nguy hiểm. Tuy nhiên, do các ki ốt có diện tích lớn như một ngôi nhà (hơn 60 m2) làm bằng gỗ chứa nhiều vật dụng, đồ dạt dễ cháy nên hơn một tiếng sau lửa mới được dập tắt hoàn toàn.
Nhóm phóng viên
Theo VNE
Bé trai 14 tuổi bị cha xích chân, trị nghiện game Nhiều lần con trai bỏ nhà đi chơi game online suốt mấy ngày liền, không khuyên giải được, ông Hải phải xích chân con vào hiên nhà. Làm việc với cac cơ quan ban nganh và Công an phương Tân Hoa, TP Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk) ngày 16/11, ông Hải đa thao sơi xich chân cho con trai tên Hậu (14 tuôi,...