Trung Đông tiếp tục bất ổn ở Dải Gaza và Syria
Thông tin quân đội Israel tăng tốc xây dựng ở Dải Gaza khiến Mỹ lo ngại, trong khi tình hình tại Syria tiếp tục diễn biến phức tạp.
Sau khi báo The New York Times đưa tin về việc quân đội Israel đẩy nhanh tiến độ xây dựng tại vùng đất này của người Palestine, Bộ Ngoại giao Mỹ vừa lên tiếng phản đối mọi hoạt động xây dựng căn cứ thường trực của Tel Aviv tại Dải Gaza.
Phía Mỹ nhắc lại rằng Ngoại trưởng Antony Blinken đã phản đối sự hiện diện thường trực của Israel tại Gaza. “Không thể có bất cứ sự thu hẹp nào đối với lãnh thổ Gaza. Ngoài ra, cũng không thể có bất cứ việc ép buộc di dời nào đối với người dân Palestine khỏi nhà của họ”, AFP dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel nhấn mạnh.
Tương lai Gaza
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết chưa thể xác nhận những thông tin trong bài báo trên, trong đó có việc phân tích hình ảnh vệ tinh cho thấy hoạt động tăng tốc xây dựng căn cứ diễn ra cùng lúc với việc phá hủy hàng trăm tòa nhà ở miền trung Gaza.
Lực lượng Israel hoạt động tại khu vực hành lang Netzarim ở Gaza. ẢNH: IDF
Từ đầu xung đột hồi tháng 10.2023, lực lượng Israel đã kiểm soát tuyến đường dài khoảng 6,5 km được gọi là hành lang Netzarim, cắt ngang Dải Gaza từ biên giới Israel đến Địa Trung Hải, để ngăn người dân trở về phía bắc. Khu vực này dần mở rộng lên khoảng 45 km2 do lực lượng Israel kiểm soát, theo quân đội Israel và các hình ảnh vệ tinh. Trong 3 tháng qua, theo The New York Times, các binh sĩ Israel đã phá hủy hơn 600 tòa nhà, dường như nhằm tạo vùng đệm và mở rộng mạng lưới các tiền đồn với tháp liên lạc và công sự phòng thủ. Bài báo cho rằng Israel có ít nhất 19 căn cứ lớn và hàng chục căn cứ nhỏ trong khu vực này. Các động thái trên làm dấy lên nghi vấn Israel trú đóng lâu dài tại Gaza.
Phát ngôn viên quân đội Israel Nadav Shoshani xác nhận việc mở rộng khu vực ven hành lang Netzarim, nhưng khẳng định mục đích nhằm giúp lực lượng Israel dễ duy trì kiểm soát. “Bất cứ những gì được xây dựng tại đó đều có thể tháo dỡ trong vòng một ngày”, ông khẳng định. Trong động thái chuẩn bị cho tương lai Gaza, phong trào Fatah và Hamas vừa thỏa thuận lập một ủy ban để cùng điều hành vùng đất này, dù hai bên từng đối lập gay gắt.
Mỹ không kích Syria, Iran cân nhắc đưa quân giúp chính quyền Assad
Căng thẳng tại Syria
Liên quan bạo lực tại Trung Đông, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết quân đội nước này vừa thực hiện một cuộc “ tấn công tự vệ” nhằm vào các hệ thống vũ khí ở miền đông Syria.
Theo đó, lực lượng Mỹ đã phá hủy một số bệ phóng rốc két di động, một xe tăng và súng cối trong ngày 3.12. Reuters dẫn lời phát ngôn viên Lầu Năm Góc Pat Ryder cho biết những vũ khí trên “là mối đe dọa rõ ràng và sắp xảy ra đối với các lực lượng Mỹ và liên minh” chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
“Chúng tôi vẫn đang đánh giá xem ai là người sử dụng những vũ khí này, nhưng chúng tôi biết rằng có những nhóm dân quân được Iran hậu thuẫn trong khu vực từng tiến hành các cuộc tấn công”, ông phát biểu và cho biết cuộc tập kích của Mỹ không liên quan xung đột leo thang giữa lực lượng đối lập và quân chính phủ Syria.
Liên quan tình hình leo thang giao tranh ở Syria, Nga và Mỹ ngày 3.12 đấu khẩu nảy lửa trong cuộc họp của HĐBA LHQ về vấn đề này. Phó đại sứ Mỹ tại LHQ Robert Wood cáo buộc lực lượng của Tổng thống Syria Bashar al-Assad và Nga gây thương vong cho dân thường trong các cuộc tấn công vào trường học và bệnh viện. Ngược lại, Đại sứ Nga tại LHQ Vassily Nebenzia chỉ trích “Mỹ không có đủ can đảm lên án một cuộc tấn công khủng bố nhằm vào người dân tại các thành phố yên bình của Syria”.
Israel tổng tấn công trên tất cả các mặt trận: Trung Đông nóng rực
Israel đã phát động tổng tấn công trên tất cả các mặt trận tại Trung Đông. Trong đó, máy bay chiến đấu IDF ném bom Syria và vươn xa gần 2.000km để tập kích vào nhiều mục tiêu ở Yemen.
Tiêm kích F-15 của Không quân Israel (Ảnh: The War Zone).
Israel tấn công 4 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng lúc
Tình hình hiện nay ở Trung Đông dường như đang khá hỗn loạn, Israel đã và đang tiến hành nhiều động thái quân sự cứng rắn và không có ý định dừng lại.
Vào ngày 29/9, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đã ném bom 4 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng một lúc, gồm: Dải Gaza của người Palestine, Li Băng, Yemen và Syria.
Do lãnh thổ Yemen và Israel ở cách xa nhau tới 2.000km và có nhiều quốc gia ở giữa, nên Israel gần như không còn cách nào để đánh trả. Tuy nhiên lực lượng vũ trang Houthi ở Yemen vào ngày 28/9 đã sử dụng tên lửa siêu thanh tấn công sân bay quốc tế Ben Gurion của Israel được cho là âm mưu ám sát Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Trước các hành động tấn công công khai của Houthi, chính quyền Israel đã quyết định trả đũa. Trong ngày 29/9, Không quân Israel đã ném bom tỉnh Hudaydah của Yemen, khu vực do lực lượng vũ trang Houthi kiểm soát.
Máy bay Israel đã tập kích chính xác các mục tiêu như cảng Hudaydah, cảng Rais, nhà máy điện Khali và Ras Qusayb. Các vụ nổ liên tục xảy ra tại các bồn chứa nhiên liệu tại khu vực do Houthi kiểm soát.
Đây là lần thứ hai Không quân Israel tấn công các mục tiêu của Houthi ở Yemen. Giống như lần trước, Không quân Israel bị cáo buộc ném bom một số lượng lớn các mục tiêu sinh kế, mục tiêu dân sự và cơ sở hạ tầng của người Yemen.
Sở dĩ Israel thực hiện vụ ném bom lần này, nhằm trả đũa việc lực lượng vũ trang Houthi phóng tên lửa siêu vượt âm nhằm triệt hạ người đứng đầu nhà nước Israel.
Để ném bom Houthi ở Yemen, các máy bay chiến đấu F-15I và F-35I của Không quân Israel sẽ phải bay cả đi và về khoảng 5.000km, một chuyến bay đường dài, đòi hỏi phải tiếp nhiên liệu liên tục trên không và được sự đồng ý của các nước trên đường bay.
Lực lượng Houthi ở Yemen có lưới lửa phòng không tương đối mạnh. Họ cũng tuyên bố thành tích bắn hạ ít nhất 11 máy bay không người lái MQ-9, khiến quân đội Mỹ bị tổn thất không nhỏ.
Để đối phó với phòng không đối phương, trong lần tấn công thứ hai, Israel cũng đã không dám tỏ ra chủ quan khi thực hiện tấn công ngoài tầm hỏa lực của phòng không của Houthi.
IDF cho biết, vào ngày 29/9 hàng chục máy bay quân sự của Israel, bao gồm máy bay chiến đấu, máy bay tiếp dầu và máy bay trinh sát, đã tấn công các cảng Hodeidah và Ras Issa của Yemen cũng như các khu vực lân cận do lực lượng vũ trang Houthi kiểm soát. Các cuộc không kích nhằm đáp trả các cuộc tấn công của người Houthis vào Israel trong những ngày gần đây.
Nhật báo Times of Israel đưa tin, địa điểm xảy ra vụ tấn công cách Israel khoảng 1.800 km.
Kể từ khi bùng phát vòng xung đột mới giữa người Palestine và Israel vào tháng 10 năm ngoái, lực lượng vũ trang Houthi ở Yemen đã nhiều lần sử dụng tên lửa và máy bay không người lái để tấn công thành phố cảng Eilat phía nam Israel và ở Biển Đỏ, nhằm gây áp lực buộc Israel phải dừng các hoạt động quân sự của nước này ở Dải Gaza.
Ngoài ra họ dùng tên lửa để tấn công các mục tiêu liên quan đến tàu buôn của Israel và phương Tây trên khu vực biển Đỏ.
Xe tăng của quân đội Israel (Ảnh: AFP).
Israel nhằm mục tiêu vào anh trai Tổng thống Syria?
Syria và Israel đang có mối thù địch, nhưng trong cuộc xung đột giữa người Palestine và Israel, Chính phủ Syria luôn giữ thái độ trung lập và không muốn gây chiến với Israel. Họ muốn tập trung giải quyết cuộc nội chiến trong nước và vấn đề phiến quân trước tiên.
Tuy nhiên, Israel không chỉ thường xuyên thực hiện các cuộc không kích vào Syria, mà họ còn bị cáo buộc là đã bắt đầu ám sát các chỉ huy quân sự của chính phủ Syria.
Theo báo Newarab và các nguồn tin của Israel, mục tiêu được cho là Maher al-Assad, anh trai ruột của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Cuộc tấn công xảy ra khi ông Maher đang đàm phán với các quan chức cấp cao của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC) và quân đội Israel có ý định không để ai thoát.
Israel cũng tuyên bố rằng, Maher, anh trai ruột của Tổng thống Syria Assad, đã có mối quan hệ sâu sắc với IRGC.
Sự việc này có thể chứng minh những thông tin tình báo, mà chính quyền Israel nhận được là khá chính xác. Cũng phải nói rằng, dường như đâu đó có những kẻ phản bội ở Iran và Syria, chính họ là nhân tố quan trọng nhất cho các cuộc tấn công của Israel thành công.
Tuy nhiên, người bị ám sát lần này là ông Maher, một nhân vật chủ chốt trong quân đội Syria và là Tư lệnh Sư đoàn Thiết giáp số 4.
Quân đội chính phủ Syria không tham gia vào cuộc chiến tranh Israel - Hamas hay Israel - Hezbollah, nhưng chính quyền Israel không có ý định để Syria "trung lập".
Giờ đây Lực lượng Phòng vệ Israel đang tấn công khắp nơi, đơn giản là họ không cho đối thủ của mình cơ hội sống sót. Cuộc chiến giữa người Ả Rập và Israel vẫn tiếp tục, cuối cùng sẽ là kết quả sinh tử.
Tại sao Tổng thống Syria đến thăm Nga? Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh Syria đang phục hồi sau nội chiến và nỗ lực bình thường hóa quan hệ với các quốc gia Arab. Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) gặp với Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Ảnh: Getty Images/TTXVN Theo hãng thông tấn TASS, Tổng thống Nga Vladimir Putin mới đây đã có cuộc hội đàm với người đồng...