Trung Đông “dậy sóng”, Iran nã tên lửa đạn đạo vào mục tiêu ở Pakistan
Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) thực hiện đòn tập kích đầu tiên nhắm vào cứ điểm một “nhóm khủng bố” trên lãnh thổ nước láng giềng Pakistan bằng tên lửa đạn đạo.
Hãng thông tấn PressTV của Iran hôm nay (17/1) xác nhận IRGC đã thực hiện một cuộc tấn công bất ngờ nhắm vào các cứ điểm nhóm vũ trang cực đoan Jaysh al-Adl ở tỉnh Balochistan của Pakistan giáp với Iran bằng tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái (UAV).
Khoảnh khắc một tên lửa của Iran được khai hỏa trong diễn tập. Ảnh: GettyImages
Đây là cuộc tấn công tên lửa đầu tiên của Iran vào lãnh thổ Pakistan, một quốc gia có quan hệ gần gũi với Mỹ; và được tiến hành chỉ vài giờ sau khi IRGC thông báo tấn công loạt “trung tâm gián điệp” ở khu vực gần lãnh sự quán Mỹ tại Erbil, miền Bắc Iraq.
Jaish al-Adl là nhóm cực đoan có hoạt động ở biên giới Iran-Pakistan, bị Tehran liệt vào danh sách khủng bố. Tháng 12 năm ngoái, Jaysh al-Adl nhận trách nhiệm gây ra vụ tấn công ở phía Đông Nam Iran, khiến ít nhất 12 cảnh sát thiệt mạng và 7 người bị thương.
Các hãng tin Iran nói rằng, hai cứ điểm của Jaysh al-Adl trên lãnh thổ Pakistan đã bị phá hủy bởi tên lửa và UAV của IRGC, trong đó cứ điểm ở khu vực Kuhe Sabz là cơ sở lớn nhất mà Jaysh al-Adl vận hành.
Reuters cùng ngày dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Pakistan chỉ trích Iran vi phạm không phận nước này và khẳng định 2 trẻ em thiệt mạng trong cuộc không kích. Tuy nhiên, nhà chức trách Pakistan không đề cập đến vị trí bị Iran tập kích.
Phía Pakistan cũng cảnh báo hành động đơn phương của Iran là “không chấp nhận được và có thể “gây ra hậu quả nghiêm trọng”. Bộ Ngoại giao Pakistan cho hay, Iran đã thực hiện cuộc tập kích mà không báo trước với Islamabad thông qua các kênh liên lạc sẵn có.
Video đang HOT
Trước đó, liên quan đến cuộc tập kích của Iran vào Iraq, ngày 16/1, Bộ Ngoại giao Iraq đã triệu đại biện lâm thời của Iran ở Baghdad để phản đối. Iraq tuyên bố sẽ thực hiện mọi biện pháp pháp lý cần thiết, bao gồm khiếu nại lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Vì sao Nga cần tên lửa đạn đạo Iran dù sở hữu công nghệ vượt trội?
Nga đang có những tính toán riêng khi lựa mua các tên lửa đạn đạo của Iran để đối phó với Ukraine.
Thực tế, công nghệ tên lửa đạn đạo của Nga vượt trội của Iran và kho tên lửa của Nga vẫn còn đầy đặn.
Theo Washington Post, một đánh giá tình báo được chia sẻ với quan chức Mỹ và Ukraine cho rằng Iran đang chuẩn bị xuất khẩu các tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn Fateh-110 và Zolfaghar cho Nga. Hai loại tên lửa có tầm bắn tương ứng là 300km và 700km.
Tin tức Nga mua tên lửa đạn đạo Iran có khả năng cao liên quan đến việc Mỹ viện trợ NASAMS, Đức viện trợ IRIS-T cho Đức hơn là tin đồn kho tên lửa đạn đạo và hành trình của Nga bị suy giảm do dùng nhiều.
Các thông số của hệ thống phòng không hiện đại NASAMS. Đồ họa: Eurasian Times.
Phương Tây đang phóng đại tình hình?
Hiện tại phương Tây đang tuyên truyền theo hướng Nga mua tên lửa đạn đạo của Iran là nhằm ngăn ngừa cái mà họ gọi là nguy cơ thất bại đang tới gần ở Ukraine.
Câu chuyện mà phương Tây nêu ra như sau: Các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với việc bán cho Nga các linh kiện điện tử siêu nhỏ dùng trong các hệ thống vũ khí hiện đại đã làm suy yếu năng lực sản xuất tên lửa đạn đạo và hành trình của Nga. Họ dẫn ra việc Nga đã giảm sử dụng tên lửa hành trình kể từ khi tập kích tên lửa ồ ạt vào Ukraine trong các ngày 10 và 11/10, coi đó như bằng chứng cho lập luận của mình.
Tuy nhiên, cách kể của phương Tây có lẽ chỉ thể hiện mong muốn chủ quan của họ. Khả năng cao hơn là năng lực sản xuất tên lửa của Nga chịu tác động tiêu cực vì các lý do khác và bước thụt lùi này là mang tính tạm thời.
Nga có ít nhất 2 lý do hợp lý để giảm các cuộc không kích bằng tên lửa vào Ukraine.
Thứ nhất, Nga đang chiến đấu với một đối thủ được NATO hậu thuẫn mạnh mẽ. Tên lửa hành trình của Nga phải bay qua không phận Ukraine vô cùng phức tạp với sự giám sát gắt gao 24/7 của các khí tài Mỹ như E-3 Sentry AWACS và RC-135.
Với việc đi vào hoạt động của các hệ thống phòng thủ tên lửa NASAMS và IRIS-T, không phận phía trên các mục tiêu trọng yếu của Ukraine càng được bảo vệ chặt chẽ hơn nữa. Do đó, không có lý do gì để Nga phải lãng phí các tên lửa hành trình của mình để cố đánh vào các mục tiêu được bảo vệ gắt gao như vậy.
Thứ hai, Nga đã tấn công thành công các cơ sở hạ tầng của Ukraine bằng các UAV cảm tử tương đối rẻ (nhập từ Iran) như là Geran-2. Khi ấy, lẽ tự nhiên là ban lãnh đạo quân sự và chính trị của Nga sẽ tiếp tục đà này, sử dụng thêm UAV, bảo toàn kho tên lửa hành trình và năng lực sản xuất để đáp ứng kịch bản leo thang quân sự, có thể tới mức nổ ra chiến tranh với NATO.
Trong bối cảnh phương Tây gia tăng viện trợ các hệ thống phòng không cho Ukraine, các tên lửa hành trình sẽ ít hiệu quả cho Nga như 8 tháng trước đây. Phương Tây nhìn nhận đây là bước thụt lùi của Nga. Nhưng trên thực tế, UAV cảm tử đã vận hành tốt hơn cho Nga so với 8 tháng trước.
Cả hệ thống phòng không NASAMS lẫn IRIS-T đều không hoạt động hiệu quả và đáng tin cậy khi đối phó với các UAV LO Geran-2. Như vậy, về lâu dài, Nga có khả năng sẽ vẫn tiếp cận được nguồn cung UAV dồi dào từ Iran.
Lợi thế khi mua tên lửa Iran
Ngay cả khi các UAV tự sát của Nga không hiệu quả lắm thì Nga vẫn còn lá bài tên lửa đạn đạo dùng để ứng phó với toan tính của phương Tây kéo dài chiến sự và gây thêm thương vong cho Nga thông qua việc viện trợ cho Ukraine các hệ thống phòng không mới.
Có nhiều lý do hợp lý để Nga mua tên lửa đạn đạo từ Iran.
Các hệ thống NASAMS và IRIS-T không có năng lực tác chiến chống lại tên lửa đạn đạo. Nga mua tên lửa của Iran không phải vì họ đang hết tên lửa Iskander mà là vì bài toán hiệu quả kinh tế. Tên lửa Iran đơn giản hơn, rẻ hơn và do đó phù hợp để tấn công các mục tiêu ở Ukraine.
Một điều khá rõ ràng là tên lửa đạn đạo của Iran xét về kỹ thuật có trình độ thấp hơn của Nga. Chúng không có các tính năng phóng và chỉnh lái hiện đại như của Nga, vẫn sử dụng các cánh và ống cáp truyền thống.
Đường bay đạn đạo của tên lửa Iran dễ dự đoán. Chúng không có năng lực lẩn tránh tên lửa chống đạn đạo (ABM).Tuy nhiên, tên lửa này vẫn có thành tích trong thực chiến. Chúng đã đánh trúng các căn cứ Mỹ ở Iraq. Và chúng có lợi thế rẻ hơn nhiều so với tên lửa Nga.
Nga đang sử dụng tên lửa Iskander một cách tiết kiệm, không phải vì kho Iskander đã cạn kiệt mà vì Iskander được thiết kế để đánh trúng các mục tiêu có giá trị rất cao được các hệ thống ABM lợi hại bảo vệ.
Tên lửa Iskander đi theo một đường bay khó dự đoán ở tốc độ siêu thanh. Nó kết hợp nhiều yếu tố để định hướng và di chuyển, và sử dụng công nghệ bản đồ số hóa (DSMAC) để nhận diện mục tiêu.
Tấn công các mục tiêu cơ sở hạ tầng của Ukraine bằng tên lửa Iskander sẽ là sự lãng phí lớn, không khác nào lấy búa tạ để nện vào đinh ghim. Nga hoàn toàn có thể để dành Iskander để tấn công các mục tiêu khó hơn, hẹp hơn, của chính NATO.
Tóm lại, nhiều khả năng giới lãnh đạo Nga đang chủ trương tích trữ kho tên lửa Iskander cũng như bảo toàn năng lực sản xuất cho kịch bản xung đột khốc liệt với NATO sau này, còn trận chiến với Ukraine chỉ được xem là màn dạo đầu. Nói cách khác, Nga vừa để mắt tới chiến sự hiện tại, vừa chuẩn bị ở cấp chiến lược cho xung đột quy mô lớn hơn nữa.
Quan hệ đối tác sâu rộng giữa Iran và Triều Tiên Mối quan hệ đối tác giữa Triều Tiên và Iran trong những thập kỷ gần đây đã trở thành chủ đề thu hút chú ý của quốc tế. Hai nước đã thiết lập được mức độ hợp tác chặt chẽ, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ quân sự. Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Tối cao Triều Tiên...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Italy bắt giữ nhiều thành viên băng nhóm mafia khét tiếng

Nga phạt tiền ngân hàng sử dụng ứng dụng nhắn tin WhatsApp

Pháp trục xuất 12 nhân viên ngoại giao Algeria

Nổ súng tại trường học Mỹ làm 4 học sinh bị thương

Vợ chồng cựu Tổng thống Peru Ollanta Humala bị tuyên án tù trong đại án tham nhũng

Khoáng sản chiến lược vào tầm ngắm thuế quan của Tổng thống Trump

Singapore ấn định ngày tổng tuyển cử

An ninh năng lượng châu Âu: Bài toán khó giữa khí đốt Nga rẻ và LNG Mỹ đắt đỏ

Chủ tịch Tập Cận Bình: Trung Quốc ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong kiến trúc khu vực

Mới nóng đầu mùa, Nam Á đã phải trải qua nhiệt độ vượt ngưỡng chịu đựng

WHO họp hoàn thiện hiệp ước phòng chống đại dịch trong tương lai

Mỹ đẩy mạnh khai thác khoáng sản tại Trung Á: Bước đi chiến lược cạnh tranh với Trung Quốc?
Có thể bạn quan tâm

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 16/04: Cự Giải khó khăn, Ma Kết nóng vội
Trắc nghiệm
11:53:00 16/04/2025
Đánh thức 'viên kim cương xanh' du lịch Quảng Bình
Du lịch
11:50:13 16/04/2025
Đám cưới lạ kỳ được chia sẻ nhiều nhất hôm nay: Metro, buýt 2 tầng và dàn bê tráp "soái Tây"
Netizen
11:25:45 16/04/2025
Doãn Quốc Đam, MC Hoàng Linh im lặng giữa ồn ào nghi quảng cáo sữa giả
Sao việt
11:21:02 16/04/2025
Xét xử cựu Phó Vụ trưởng gợi ý DN chi tiền đổi nhà sang biệt thự ở Tây Hồ
Pháp luật
11:13:27 16/04/2025
Độc lạ "xổ số" nghĩa vụ quân sự Thái Lan: Phụ nữ chuyển giới tích cực góp mặt, mong thành người nổi tiếng
Lạ vui
11:01:17 16/04/2025
Netflix thử nghiệm tính năng tìm kiếm AI dựa trên cảm xúc
Thế giới số
10:59:45 16/04/2025
Lộ ảnh tiểu thư Quỳnh Anh - vợ Duy Mạnh mặt mộc thiếu son phấn, visual khác lạ ra sao?
Sao thể thao
10:24:48 16/04/2025
Cặp đôi cô giáo - huấn luyện viên gây sốt Trung Quốc: Đẹp xé truyện bước ra, tưởng không hợp mà hợp không tưởng
Hậu trường phim
10:21:38 16/04/2025
Choáng váng trước cảnh tượng hàng dài fan chờ xem xử án nam ca sĩ Gen Z bị tố quấy rối tình dục
Sao châu á
10:18:20 16/04/2025