Trung bình cứ 9 người dân nuôi 1 cán bộ nhà nước
Theo tính toán của PGS.TS Phạm Duy Nghĩa (Đại học Fulbright Việt Nam) dựa trên số liệu của Bộ Nội vụ, bình quân cứ 9 người Việt Nam phải nuôi 1 người làm việc, hưởng lương hoặc phụ cấp từ ngân sách nhà nước.
Trong tham luận gửi đến hội thảo Chính phủ và Chính quyền địa phương do Bộ Nội vụ tổ chức tuần qua, PGS.TS Phạm Duy Nghĩa dẫn lại số liệu của Bộ Nội vụ cập nhật đến tháng 3/2018, nước ta có gần 137 nghìn khóm, xóm, tổ dân phố; 11.162 xã, phường; 713 đơn vị hành chính cấp huyện và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ.
Không nền kinh tế nào nuôi nổi bộ máy như thế
“Số lượng người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách ước tính là 11 triệu người, trong đó ở cấp khóm, xóm, tổ dân phố, xã, phường là 1,3 triệu người. Nếu số liệu đúng như vậy thì về đại thể, cứ bình quân 9 người Việt Nam phải nuôi 1 người làm việc, hưởng lương hoặc phụ cấp từ ngân sách”, PGS.TS Phạm Duy nghĩa tính toán.
PGS.TS Phạm Duy Nghĩa, Đại học Fulbright Việt Nam
Theo ông Nghĩa, nước ta nghèo và yếu, một phần cũng bởi hiện trạng này. Dẫn con số biên chế năm 2019, chỉ riêng cho bộ máy công chức đã là gần 260 nghìn người, ông lưu ý, con số này chiếm phần nhỏ trong 11 triệu người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách.
“Tỷ lệ riêng công chức và viên chức trên dân số ước tính là 4,8%, cao nhất so với các quốc gia châu Á”, ông Nghĩa nhấn mạnh.
GS.TS Hoàng Chí Bảo, nguyên ủy viên Hội đồng lý luận TƯ, chuyên gia cao cấp Học viện Chính trị quốc gia HCM cho rằng việc cải cách bộ máy là vấn đề cực kỳ quan trọng. Bởi chúng ta đang đứng trước bài toán vô cùng nan giải với căn bệnh trầm kha là phình bộ máy và tăng biên chế.
Ông kể lại, khi Tổng thống Obama sang thăm Việt Nam, ông rất ngạc nhiên khi nghe thông tin dân số Việt Nam chỉ bằng 25% dân số nước Mỹ mà công chức Việt Nam đông hơn công chức Mỹ.
“Không một nền kinh tế nào nuôi nổi bộ máy như thế này. Nên Bộ Nội vụ và đồng chí Bộ trưởng đang gánh trọng trách vô cùng nặng nề”, ông nhấn mạnh.
Chiến lược đúng đắn
Video đang HOT
Để tinh gọn bộ máy, hiệu lực, hiệu quả, ông Phạm Duy Nghĩa bày tỏ, đề án sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã là một sự bắt đầu phù hợp, với hy vọng sẽ lan dần tới cấp tỉnh.
Song song đó là việc tách dịch vụ công thuần túy theo địa giới hành chính tách ra khỏi các chức năng điều tiết từ TƯ (đất đai, tài nguyên, quy hoạch, bảo vệ môi trường, thuế, y tế công cộng). Đồng thời, tách công vụ, công chức dần ra khỏi các nhà chính trị TƯ và địa phương và viên chức làm việc theo hợp đồng trong khu vực công.
Đồng thời từng bước tách dần các tổ chức xã hội và xã hội nghề nghiệp ra khỏi khu vực công. Đây cũng là những chiến lược đúng, đã và đang từng bước được thực hiện.
GS.TS Hoàng Chí Bảo, nguyên ủy viên Hội đồng lý luận TƯ, chuyên gia cao cấp Học viện Chính trị quốc gia HCM. Ảnh: T.Hằng
Đề cập đến việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, GS Hoàng Chí Bảo nêu thực tế, xã đông nhất như Bình Hưng Hòa (TP.HCM) 86.000 dân, mà sau này tách ra thành quận, huyện, xã vẫn đông. Cần Thơ có những xã 40.000 dân. Có xã đông nhất 40 thôn khi tách ra nhưng có những xã chỉ có 1 thôn, nhất xã, nhất thôn như Ninh Hiệp.
“Đa dạng vô cùng, xã bé nhất là ở Bố Trạch, Quảng Bình, bộ tộc người Rục chỉ 136 người, nếu cứ bố trí bộ máy quan chức chỗ nào cũng có thì không đủ người làm cán bộ”, GS Hoàng Chí Bảo lưu ý.
Ông nêu thêm thực tế, có những xã miền núi bằng cả một tỉnh đồng bằng như Hưng Yên và Thái Bình nhưng chính sách đồng loạt như nhau thì làm sao có thể gọi là có hiệu quả.
Theo phân tích của GS Bảo, quan trọng phải bắt đầu từ việc phân biệt và phân định. Phân biệt là tìm chỗ giống nhau và khác nhau; phân định là vạch ra ranh giới thẩm quyền và trách nhiệm.
“Tổ chức có mạnh đến mấy, hợp lý đến mấy mà nguồn nhân lực yếu thì không ăn thua. Mấu chốt là con người, mà con người ở đây chính là công chức”, GS Hoàng Chí Bảo cho rằng hiện nay đang có sự nhầm lẫn làm công chức hóa toàn bộ hệ thống chính trị, ai cũng là công chức, nên mới nhiều như vậy.
Ông cho rằng, công chức chỉ là người của bộ máy công quyền, còn cán bộ mặt trận, đoàn thể… là người hoạt động xã hội, không phải công chức.
Theo Hong.vn
Mặc đẹp cho con đi chơi xa, tưởng khó mà dễ
Là người làm việc trong lĩnh vực thời trang và cũng là một người mẹ, chị Nguyễn Thu Hà đặc biệt quan tâm đến chủ đề mặc đẹp cho con.
"Mặc gì cho con để vừa giữ được nét hồn nhiên, vừa giúp bé thể hiện và định hình dần gu thời trang?" hẳn là câu hỏi từng làm khó nhiều bà mẹ. Là người làm việc trong lĩnh vực thời trang và cũng là một người mẹ, chị Nguyễn Thu Hà đặc biệt quan tâm đến chủ đề mặc đẹp cho con.
Vừa trở về từ chuyến du lịch Thổ Nhĩ Kỳ, những tấm ảnh lưu niệm của mẹ con chị Hà đăng trên Facebook đã nhận được nhiều lời khen từ bạn bè, người quen về phong cách và thời trang. Dưới đây là một số chia sẻ của chị Hà về kinh nghiệm chọn trang phục du lịch cho con để các bà mẹ cùng tham khảo.
Quần áo dù đẹp và đắt đến đâu, giữa chất liệu thun và vải, bạn cũng nên ưu tiên chọn trang phục vải bởi nó luôn mang lại sự sang trọng, thanh lịch nhất định mà đồ thun khó có thể có. Mặc dù vậy, tôi không nói không hoàn toàn với đồ thun, chỉ là ưu tiên chọn đồ vải hơn mà thôi.
Trước mỗi chuyến đi, bạn cần nghiên cứu kỹ lịch trình để xác định cảnh quan, thời tiết cũng như màu sắc chủ đạo của vùng, miền mình sẽ đến. Đây là yếu tố chủ đạo để quyết định loại, kiểu dáng và màu sắc trang phục nên mang theo cho con.
Chẳng hạn:
Với vùng đất nhiều nắng vàng, trời xanh: màu trắng sẽ... bắt camera nhất. Nếu cảnh quan ở vùng này có màu nền tương đối nhã, ít màu, bạn có thể gợi ý cho con mặc những chiếc áo hoặc quần/váy/đầm có họa tiết màu sắc rực rỡ.
Ở những địa hình có màu trắng chủ đạo: bạn có thể "chơi" màu sắc ngược lại, chẳng hạn gợi ý cho con mặc màu xanh biển với nhiều sắc độ khác nhau.
Đi biển: tôi có xu hướng chọn màu sắc tự nhiên cho con như màu nude, xám, xanh nhạt, trắng, vàng nhạt... Với trang phục có những màu này, nhìn con sẽ tự nhiên và hài hòa hơn với không gian.
Trong nhà: đây là không gian lý tưởng cho con thử các loại thời trang khác nhau. Nếu nhiệt độ không quá lạnh, bạn có thể cho con mặc áo thun ba lỗ, quần shorts (đối với bé trai) hoặc đầm xòe không tay (đối với bé gái). Bạn nên luôn mang theo một chiếc áo khoác nhẹ phòng khi nhiệt độ xuống thấp để tránh cho con bị nhiễm lạnh.
Thỉnh thoảng, bạn có thể phá cách để đổi phong cách cho con bằng cách kết hợp đồ vải thun.
Bé con cũng cần phụ kiện
Bạn đừng quên mang theo phụ kiện cho con, như mũ, kính mát, băng đô, kẹp tóc, túi xách mi-ni... Mỗi loại nên mang khoảng 2 kiểu để thay đổi phù hợp với trang phục và cũng để có những bức ảnh lưu niệm lung linh.
Hai đôi giày vải mềm (một đôi màu sáng như trắng, kem và một đôi màu tối như đen, xanh navy, xanh rêu, nâu...) là đủ để bé yêu thỏa sức đi xa mà vẫn luôn hợp thời trang.
Nơ buộc tóc hoặc băng đô màu trắng có thể phối với hầu hết trang phục cho bé gái.
Không cần "bắt buộc" cả nhà phải mặc... đồng phục. Bạn và gia đình nhỏ vẫn có thể tìm được sự hài hòa trong những bộ trang phục đồng điệu cùng phong cách hay tông màu chủ đạo.
Tôi thường chọn đồ cho hai mẹ con dựa vào màu sắc trang phục của chồng mình. Chồng tôi thường mặc những màu cơ bản như đen, trắng, xanh, nâu, kem, xám... kiểu dáng đơn giản nên trang phục của hai mẹ con đôi khi chỉ cần điểm xuyết những sắc màu đó. Chẳng hạn, nếu bạn chọn xanh da trời - trắng là hai màu chủ đạo cho bộ trang phục biển của gia đình thì có thể cho bố mặc màu xanh, mẹ mặc màu trắng còn trang phục của con có cả hai sắc trắng - xanh.
Nâng gu thời trang cho con
Những gợi ý trên cũng chỉ là... gợi ý. Với mỗi bộ trang phục cụ thể, tôi đều giải thích rằng tại sao mẹ lại chọn bộ quần áo ấy cho con. Có vậy, con mới dần dần nâng được khiếu thẩm mỹ và tự tạo cho mình gu thẩm mỹ riêng.
Mickey con tôi giờ có quan điểm rất rõ ràng về thời trang và sự chỉn chu trong ăn mặc lẫn phong cách giao tiếp. Thỉnh thoảng, khi không thích mặc bộ trang phục mẹ gợi ý, bé cũng đưa ra được lời giải thích hợp lý. Tất nhiên, trong tình huống ấy, mẹ nên tôn trọng quyết định của con.
theo phunuonline.com
Cà Mau: Miễn nhiệm 12 Phó Hiệu trưởng trường tiểu học, THCS Ngày 8/8, nguồn tin của PV Dân trí cho biết, UBND huyện Thới Bình đã có quyết định miễn nhiệm 12 Phó Hiệu trưởng các trường Tiểu học và THCS trên địa bàn huyện này. Theo đó, có 9 Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học và 3 Phó Hiệu trưởng trường THCS trên địa bàn huyện Thới Bình bị miễm nhiệm. Hầu hết...