Trưng bày gì ở siêu bảo tàng 11 nghìn tỷ?
Khi Bảo tàng lịch sử quốc gia mới hoàn thành vào năm 2016 thì số phận Bảo tàng Lịch sử và Bảo tàng Cách mạng hiện nay sẽ ra sao? Dự kiến sẽ có bao nhiêu triệu hiện vật sẽ được huy động để lấp đầy bảo tàng 11.000 tỉ?
Liên quan đến siêu bảo tàng 11.000 tỉ, PV đã có cuộc trao đổi với TS Vũ Mạnh Hà, Phó giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (BTLSQG) kiêm Phó trưởng ban xây dựng nội dung và hình thức trưng bày để giải đáp phần nào những thắc mắc của dư luận.
TS Vũ Mạnh Hà cho rằng: “Xây dựng những công trình văn hóa không phải vấn đề nhiều tiền hay ít tiền mà là công trình đó có xứng đáng với tầm vóc lịch sử của dân tộc hay không. Nếu chúng ta chỉ vì miếng cơm manh áo mà không có những công trình văn hóa thì làm gì có gì để lại cho đời sau?”.
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam là một trong những bảo tàng được thành lập sớm nhất trên cơ sở kế thừa cơ sở vật chất của Bảo tàng Louis Finot (xây dựng năm 1926, khánh thành năm 1932). Ảnh: ANTĐ
Dư luận đang rất quan tâm đến việc khi hoàn thành BTLSQG mới với quy mô lớn như vậy thì chúng ta sẽ trưng bày thế nào, bày gì trong bảo tàng và vận hành nó ra sao. Là phó ban trưng bày của BTLSQG, ông có thể giúp giải đáp phần nào những thắc mắc này của công chúng?
Dự án này đã được khởi động từ năm 2007. Và để chuẩn bị cho công trình xây dựng BTLSQG, rất nhiều nhà khoa học đã được tập hợp.
Trong đó, chúng tôi quan tâm đến 3 lĩnh vực: 1. Làm đồng bộ, tránh những cái như chúng ta đã làm là lo kiến trúc trước, nội dung sau mà phải làm đồng bộ song song giữa phương án thiết kế kiến trúc và phương án thiết kế nội dung trưng bày. 2. Tập trung sưu tầm các tài liệu hiện vật để bổ sung cho nội dung trưng bày phù hợp. 3. Để vận hành 1 công trình lớn như thế thì việc đào tạo đội ngũ cán bộ là vô cùng cần thiết.
Hiện Chính phủ đang cho lập dự án để đưa những cán bộ biết ngoại ngữ của BTLSQG ra nước ngoài đào tạo. Khi BTLSQG hoàn thành Bộ VHTTDL sẽ tiếp quản công trình này từ Bộ XD để đưa vào vận hành, khai thác.
Vậy là phương án xây dựng nội dung trưng bày của BTLSQG đã được thực hiện song song với quá trình chuẩn bị cho việc xây bảo tàng mới thời gian qua?
Chính phủ vẫn đang cho lựa chọn nhà thầu tư vấn nước ngoài thiết kế nội dung trưng bày.
Tức là bây giờ chúng ta mới đang lựa chọn chứ chưa có phương án trưng bày?
Đúng vậy. Phương án trưng bày này làm theo đúng quy trình bảo tàng tức là sẽ có những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực bảo tàng kết hợp với các nhà lịch sử, nhà khoa học và nhà di sản VN cùng xây dựng để làm sao cho phù hợp với 1 công trình hiện đại và tiếp cận được với trình độ quốc tế.
Mô hình bảo tàng lịch sử quốc gia mới dự kiến sẽ hoàn thành để đưa vào sử dụng vào năm 2018
Thưa ông, từ trường hợp của Bảo tàng Hà Nội là chỉ có vỏ mà không có gì trưng bày, dư luận cũng đang rất lo lắng bởi BTLSQG có diện tích khổng lồ như vậy thì liệu ta có đủ hiện vật để lấp đầy không?
Nội dung trưng bày của BTLSQG khác với Bảo tàng Hà Nội. BTLSQG là công trình đại diện cho lịch sử quốc gia nên phạm vi trưng bày rất rộng và nội dung trưng bày cũng bao gồm nhiều lĩnh vực. Nó không bị bó hẹp như một cái bảo tàng tỉnh như Bảo tàng Hà Nội. BTLSQG sẽ khắc phục được tất cả những hạn chế trước đây về mặt trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử và Bảo tàng Cách mạng cũ. BTLSQG sẽ được trưng bày 1 cách toàn diện, đầy đủ, bao gồm toàn bộ các nền văn hóa tồn tại trên đất nước VN.
Video đang HOT
Với quy mô lớn như vậy thì dự kiến bao nhiêu triệu hiện vật sẽ được trưng bày ở BTLSQG mới tới đây?
Dự kiến số lượng hiện vật phải phụ thuộc vào phương án xây dựng nội dung trưng bày. Chỉ khi có phương án cuối cùng thì lúc đó mới biết chính xác số lượng bao nhiêu di vật, hiện vật, bao nhiêu bảo vật quốc gia sẽ được trưng bày tại đây.
Không chỉ cần đến lượng cán bộ làm bảo tàng lớn, Bảo tàng LSQG mới còn cần đến một lượng hiện vật khổng lồ. Ảnh: ANTĐ
Theo kế hoạch và nếu đúng tiến độ thì BTLSQG mới sẽ xong vào năm 2016. Khi đã có bảo tàng mới thì 2 bảo tàng hiện tại sẽ dùng vào mục đích gì, thưa ông?
Công trình BTLSQG chưa thể mở cửa vào năm 2016. Nếu Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án và cuối năm nay bắt đầu khởi công thì đến 2016 mới xong phần xây dựng. Sau đó chúng tôi phải mất thêm 2 năm nữa để làm nội dung trưng bày trước khi đưa vào khai thác. Trong khi xây dựng đề án sáp nhập Bảo tàng Lịch sử và Bảo tàng Cách mạng để thành lập BTLSQG, chúng tôi cũng đã nói rõ rằng khi BTLSQG mới đi vào hoạt động thì Bảo tàng Lịch sử hiện nay sẽ dùng để trưng bày cổ vật đông phương còn Bảo tàng Cách mạng sẽ trở thành bảo tàng lịch sử mỹ thuật đương đại. Đây sẽ là 2 chi nhánh của BTLSQG mới.
Như vậy có nghĩa là chúng ta sẽ cần đến lượng cán bộ bảo tàng khổng lồ để vận hành cả 3 bảo tàng cũ và mới?
Khi đề án được phê duyệt thì chúng ta cần khoảng 450 cán bộ viên chức. Tổng số cán bộ biên chế trong bảo tàng gồm cán bộ hiện có và những người mới sẽ được tuyển dụng.
Xin cảm ơn ông!
Theo 24h
Khám phá 2 mộ cổ ở Ciputra
Trao đổi với VietNamNet, PGS.TS Nguyễn Lân Cường nhận định: có thể còn có thêm nhiều ngôi mộ cổ có niên đại tương đương, nếu như tiếp tục khai quật tại Khu đô thị Ciputra (Hà Nội).
Nhật Tảo có thể có một quần thể mộ cổ!?
Sự kiện hai ngôi mộ cổ được tình cờ phát hiện sau đó được khai quật đã khiến dư luận chú ý thời gian qua. Theo đó, đây là hai ngôi mộ có niên đại khoảng thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ 6 (thời kỳ Lục Triều - sáu triều đại phong kiến Trung Quốc tương ứng với thời kỳ đầu Bắc thuộc ở Việt Nam) và chắc chắn là hai ngôi mộ của người Hán.
Hai ngôi mộ cổ thời Hán được khai quật tại Nhật tảo - Ảnh: Kiên Trung
Trao đổi với VietNamNet - PGS.TS Nguyễn Lân Cường, người trực tiếp tham gia khai quật hai ngôi mộ cổ này khẳng định: đây là hai ngôi mộ cổ rất đặc biệt và là "của hiếm" đối với công tác nghiên cứu, khảo cổ học, bảo tồn - bảo tàng của Việt Nam.
Lý do: hai ngôi mộ này gần như còn nguyên vẹn: kiến trúc vòm, xây dựng bằng gạch của người Hán (thứ gạch nhỏ và mỏng) các hiện vật cũng hầu như còn nguyên vẹn...
Hai ngôi mộ nhìn theo chiều ngang. Đây không phải là ngôi mộ được mai táng kiểu song táng mà là hai ngôi mộ riêng biệt nhau - Ảnh: Kiên Trung
Hiện tại, tất cả các hiện vật được khai thác từ hai ngôi mộ này đang được niêm giữ trong két sắt của Phòng Văn hóa - thể thao - du lịch huyện Từ Liêm, đảm bảo an toàn tuyệt đối để phục vụ công tác nghiên cứu về sau.
Căn cứ trên các hiên vật thu giữ, hiện trạng hai ngôi mộ, kiến trúc, cách xây dựng..., PGS.TS Cường khẳng định: hai ngôi mộ này cách nhau một thời gian. Chủ nhân của hai ngôi mộ chắc chắn thuộc tầng lớp thượng lưu. Nếu không phải người Hán thì cũng là quan lại người Việt làm cho người Hán, hoặc tầng lớp người Việt giàu có thời kỳ bấy giờ. Tầng lớp người Việt thường dân không thể có kiểu mai táng "xa xỉ" như thế này.
PGS.TS Nguyễn Lẫn Cường: "Kết cấu lớp gạch xếp mái vòm trên hai ngôi mộ rất kỳ lạ" - Ảnh: Kiên Trung
Đối với ngôi mộ thứ hai (ở địa thế cao hơn chừng 1m so với ngôi mộ lớn): diện tích vòm mộ hẹp hơn, thấp hơn và chạy dọc. Có thể, áo quan khâm liệm người chết được làm giống như một chiếc thuyền độc mộc, hoặc làm từ một thân cây. Kiến trúc vòm bên ngoài được xây dựng dựa trên hình dáng của chiếc áo quan người chết được an táng.
Cách khu vực khai quật được hai ngôi mộ cổ chừng gần 100 mét về phía Nam, sát với khu vực đường dẫn xe máy lên cầu Thăng Long là khu vực phát hiện một chiếc giếng cổ.
PGS.TS Nguyễn Lân Cường nhận định: đây chắc chắn là chiếc giếng ngọt lấy nước sinh hoạt. Do đó, đây có thể là một khu vực quần cư của một đơn vị hành chính thời cổ. Nếu tiếp tục mở rộng khai quật, có thể còn có thêm nhiều mộ cổ khác.
Cũng theo ông Cường: trong lịch sử, vùng Nhật Tảo là một vùng đất rộng ven sông Hồng - địa điểm quần cư quen thuộc và truyền thống của người Việt. Các bô lão ở đây cho biết: trước đây khu vực Nhật Tảo có nhiều đống, ụ... Sau đó, những đống, ụ này được san phẳng để người dân canh tác. Những đống, ụ đó có thể là phần mu, gò nổi lên của các ngôi mộ cổ nói trên.
Đã có phương án bảo tồn hai ngôi mộ cổ
Tính từ thời điểm ngày 1/4 khi bắt đầu phát hiện được hai ngôi mộ Hán cổ, công tác khai quật, nghiên cứu đã được tiến hành gần ba tuần. Ngày 14/4, đơn vị thi công tại Nhật tảo lại tiếp tục phát hiện một chiếc giếng cổ.
Khi thi công đường ống thoát nước, đơn vị thi công tình cờ "va" phải vòm của một trong hai ngôi mộ.
Căn cứ trên hình dạng viên gạch sử dụng làm chất liệu dựng thành giếng, cách sắp xếp, chồng... gạch khít nhau..., đánh giá ban đầu cho thấy: chiếc giếng cổ cũng có niên đại cùng với niên đại của hai ngôi mộ cổ.
Trao đổi với VietNamNet sáng ngày 20/4, PGS.TS Nguyễn Lân Cường cho hay: ông đã đề xuất ba phương án bảo tồn hai ngôi mộ cổ.
Thứ nhất, đơn vị thi công có thể điều chỉnh đường ống thoát nước để tránh khu vực có hai ngôi mộ cổ tiến hành phủ mái ngói để lưu giữ hai ngôi mộ cổ tại chỗ, xây dựng nơi đây là một điểm dịch văn hóa - lịch sử của khu đô thị Nhật Tảo - Ciputra sau khi KĐT này được xây dựng.
Một chiếc giếng cổ được phát hiện cách đó không xa.
Thứ hai: Bảo tàng Hà Nội có thể di chuyển hai ngôi mộ này về để làm hiện vật để trưng bày. "Đây là hai hiện vật rất quý và rất hiếm như tôi đã phân tích về niên đại, kết cấu - kiến trúc cũng như sự nguyên vẹn của nó. Hiện tại, Bảo tàng Hà Nội không có nhiều hiện vật để trưng bày. Bảo tàng Hà Nội nên tranh thủ cơ hội hiếm có này!".
Phương án thứ ba, đó là phủ cát che lấp tại chỗ để bảo tồn, lưu giữ hai ngôi mộ cổ. "Khi nào có điều kiện, thời gian tôi sẽ tiến hành trùng tu các hiện vật của hai ngôi mộ đã thu giữ được. Đây sẽ là một địa chỉ du lịch văn hóa - lịch sử có giá trị.
Nếu như Bảo tàng Hà Nội có ý định trưng bày hai ngôi mộ cổ này, ông Cường sẽ chịu trách nhiệm "vận chuyển" mẫu vật nói trên: việc vận chuyển nguyên hiện trạng hai ngôi mộ này là hoàn toàn có thể.
"Tôi sẽ mở rộng khu vực và đào sâu xuống, thiết kế chân đỡ bằng bê-tông cho phần đáy mộ xung quanh sẽ được làm khung cố định, sau đó sẽ cẩu từng ngôi mộ này bằng cách ngoặc vào phần bệ được tạo, đảm bảo không ảnh hưởng gì đến kết cấu của mộ cổ.
Kiến trúc và đầu mộ của ngôi mộ nhỏ.
Với chiếc giếng cổ, ông Nguyễn Lân Cường cho biết: Bảo tàng Hà Nội đã có công văn xin chiếc giếng cổ này về để trưng bày, và đã được cho phép.
Việc lấy chiếc giếng cổ này từ hiện trường về bảo tàng cũng sẽ được tiến hành bằng phương pháp giống như phương pháp áp dụng với hai ngôi mộ cổ: dựng khung xung quanh, bệ đỡ... Tuy nhiên, với độ dài hơn 4 mét của chiếc giếng cổ, ông Cường dự tính sẽ cắt làm ba đoạn, sau đó mới "ráp lại" ở nơi trưng bày.
Lớp gạch trên vòm của hai ngôi mộ.
Chiếc giếng cổ có cùng niên đại với hai ngôi mộ cổ.
Hai ngôi mộ được xếp bằng các viên gạch nung chồng lên nhau theo kiểu cuốn vòm với những viên gạch múi bưởi ở phía trên. Điểm đáng chú ý và quan trọng nhất của hai ngôi mộ cổ này so với các ngôi mộ Hán cổ đã được khai quật là hàng gạch khóa vòm mộ chạy suốt dọc nóc mộ. Gạch ở mặt trong của vách và trần mộ được trang trí hoa văn. Mộ lớn là hoa văn "đồng tiền", "trám lồng", còn mộ nhỏ là hoa văn "xương cá". Ở ngôi mộ lớn, đoàn khai quật phát hiện được khoảng 40 viên gạch rìa cạnh có chữ Hán song chưa rõ là chữ gì. Sau hơn 10 ngày khai quật, Viện Khảo cổ thu được 28 hiện vật ở mộ lớn và 5 hiện vật ở mộ nhỏ, gồm: nhiều hiện vật là đồ gốm 9 chiếc đinh sắt đã bị gỉ (được cho là đinh đóng quan tài - ở ngôi mộ lớn) một hạt chuỗi bằng thủy tinh một bình gốm hình đầu gà còn nguyên vẹn cả đầu lẫn mào gà một số hạt thóc, gạo cháy... Cả hai ngôi mộ đều không hề có dấu vết của gỗ quan tài và xương cốt người do có thể đã bị tiêu hết. Dựa vào cấu trúc mộ, các hiện vật chôn theo, hai ngôi mộ thuộc thời Lục Triều có niên đại khoảng thế kỷ thứ 4 đến thứ 6, mộ lớn có sớm hơn ngôi mộ bé một chút. Hai ngôi mộ được xây theo phong cách Hán, niên đại vào thời Bắc thuộc.
Theo Vietnamnet
Có thể sẽ 'khiêng' hai ngôi mộ và giếng cổ về bảo tàng Hà Nội "Ngoài những hiện vật quý thu được, chúng tôi đang xin phép "khiêng" cả hai ngôi mộ và giếng cổ về trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội", PGS.TS Nguyễn Lân Cường cho hay. Theo PGS.TS Nguyễn Lân Cường công việc khai quật khôi mộ cổ gần 2.000 năm tuổi tại khu vực Ciputra Hà Nội (thôn Nhật Tảo, xã Đông Ngạc, huyện...