Trung Âu muốn Anh rời EU trong trật tự
Các nước Trung Âu hoan nghênh thỏa thuận Brexit mới đồng thời hy vọng vào một quá trình ra đi có trật tự sau ngày 31/10 tới.
Các nhà lãnh đạo một số nước Trung Âu ngày 17/10 hoan nghênh thỏa thuận mới về việc nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) đạt được giữa Liên minh châu Âu (EU) và Thủ tướng Anh Boris Johnson, đồng thời hy vọng vào một quá trình ra đi có trật tự sau ngày 31/10 tới.
Phát biểu với báo chí, Thủ tướng Cộng hòa Séc Andrej Babis nói rằng ông tin tưởng vào tài chèo lái của Thủ tướng Boris Johnson và hy vọng nước Anh sẽ rời khỏi Liên minh châu Âu sau thời hạn chót 31/10 như đã cam kết cùng với một thỏa thuận mới.
Thủ tướng Cộng hòa Séc Andrej Babis. Anhr: Irish Times
Tuy nhiên, trước những lo ngại về khả năng thỏa thuận mới sẽ gặp phải rào cản lớn tại Quốc hội Anh trong cuộc bỏ phiếu vào ngày 19/10, Thủ tướng Babis cho rằng nếu cuộc bỏ phiếu thất bại, chắc chắn sẽ không có chuyện kéo dài thời hạn chót thêm một lần nữa, và nước Anh sẽ phải rời khỏi ngôi nhà chung mà không có thỏa thuận. Ông nhấn mạnh bản thân ông không muốn một Brexit cứng sẽ xảy ra, bởi nó sẽ gây bất lợi cho cả hai.
Video đang HOT
Còn Thủ tướng Slovakia Peter Pellegrini hoan nghênh thỏa thuận đạt được giữa Liên minh châu Âu và Thủ tướng Anh, coi đây là một sự thỏa hiệp có thể chấp nhận được đối với cả hai bên. Cũng giống như người đồng cấp Séc, ông hy vọng thỏa thuận mới này sẽ vượt qua cửa ải lớn nhất tại Quốc hội để nước Anh có thể ra đi trong trật tự như trông đợi của 27 nước thành viên Liên minh châu Âu còn lại khi tiến trình Brexit bắt đầu được nhen nhóm.
Hoan nghênh thỏa hiệp đạt được giữa EU và Anh, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cho rằng một giải pháp mang tính xây dựng cho vấn đề nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu đã được tìm thấy và hy vọng bế tắc kéo dài trên dưới một năm qua mà ông mô tả là khủng hoảng sẽ được giải quyết. Theo ông, thỏa thuận mới mang lại nhiều lợi thế cho Ba Lan, đặc biệt là việc đảm bảo quyền lợi của công dân Ba Lan đang sinh sống tại Anh cũng như cơ chế giao thương giữa Ba Lan và Anh hậu giai đoạn Brexit./.
Theo Hữu Bình/VOV-Praha
Ba Lan sẽ yêu cầu Đức bồi thường chiến tranh hàng trăm tỷ USD
Ngay sau khi nhận được báo cáo cuối cùng của Ủy ban Quốc hội, Chính phủ Ba Lan sẽ yêu cầu Đức bồi thường cho những thiệt hại gây ra trong chiến tranh.
Trước thềm kỷ niệm 80 năm ngày bắt đầu Thế chiến II, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda, trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Bild, cho biết Warsaw sẽ sớm "tính sổ" với Berlin về những hậu quả đã gây ra trên lãnh thổ Ba Lan.
Theo ông Duda, các khoản thanh toán bồi thường từ phía Đức là " vấn đề trách nhiệm và đạo đức". " Cuộc chiến mà chúng ta đang nhắc đến ngày hôm nay đã gây ra những tổn thất to lớn cho Ba Lan" - nhà lãnh đạo Ba Lan phát biểu.
Tổng thống Ba Lan cho biết, vào năm 2017, nước này đã thành lập một Ủy ban Quốc hội phụ trách vấn đề đòi bồi thường. Ủy ban này, theo khẳng định của người đứng đầu nhà nước Ba Lan, đang có kế hoạch nộp báo cáo cuối cùng của mình trong thời gian sắp tới.
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda. (Ảnh: Reuters)
Ông Duda cũng đề cập đến những hậu quả tàn khốc mà cuộc chiến tranh gây ra cho Ba Lan. Cụ thể, ông cho biết đã có gần 6 triệu người Ba Lan thiệt mạng, nhiều thành phố bị tàn phá nặng nề, trong đó thủ đô của Ba Lan bị phá hủy hoàn toàn.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Ba Lan cũng lưu ý rằng Ba Lan và Đức hiện đang có mối quan hệ rất tốt, và là " hình mẫu cho nhiều quốc gia trên thế giới". " Chúng tôi không bao giờ quên lịch sử, nhưng Đức và Ba Lan hiện đã giảng hòa" - ông Duda kết luận.
Tờ Der Spiegel cho biết, vào tuần trước, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cũng đưa ra một tuyên bố tương tự. Cụ thể, ông Morawiecki khẳng định Đức đã phá hủy ít nhất 1000 ngôi làng Ba Lan trong chiến tranh.
Về phần mình, Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Jacek Chaputovic đã lên tiếng than phiền về " sự thiếu công bằng cơ bản" trong vấn đề bồi thường cho các quốc gia phải hứng chịu các hậu quả do Đức gây ra. " Ba Lan đang bị phân biệt đối xử trong vấn đề này", - ông nói.
Vào năm 2017, Ủy ban bồi thường Ba Lan ước tính thiệt hại do Đức gây ra ở mức 48,8 tỷ USD. Tuy nhiên, chưa đầy một năm sau, Quốc hội Ba Lan lại đưa ra kết luận rằng số tiền mà Đức phải bồi thường cao hơn thế gấp nhiều lần. Đến tháng 3/2018, con số này đã tăng lên 850 tỷ USD. 3 tuần sau, Ba Lan đã giảm yêu cầu bồi thường đối với Đức xuống 300 tỷ USD, nhưng ngay sau đó, chính quyền Ba Lan lại quyết định tính lại số tiền này.
Chính quyền Đức thừa nhận trách nhiệm của mình trước những hậu quả đã gây ra trong Thế chiến II, nhưng lại phủ nhận sự cần thiết phải chi trả những khoản bồi thường mới. Người Đức viện dẫn Nghị quyết của Quốc hội Ba Lan năm 1953. Theo văn kiện này, Warsaw thừa nhận Cộng hòa Liên bang Đức đã hoàn thành mọi nghĩa vụ của mình trong việc bồi thường thiệt hại.
Năm 1991, Berlin và Warsaw đã ký kết một thỏa thuận mới về mối quan hệ láng giềng - thỏa thuận được thiết kế để giải quyết các vấn đề bồi thường. Khi đó, Đức đã thanh toán cho Ba Lan 1,3 tỷ euro.
(Nguồn: Bild)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Crimea đưa đề xuất bất ngờ với phương Tây Crimea là khu vực an toàn nhất trên thế giới, là nơi tốt nhất để bố trí trụ sở của Liên Hợp Quốc, ông Ivan Shonus, đại biểu quốc hội Crimea nói. Trước đó, liên quan đến vụ bê bối visa mới nhất giữa Nga và Mỹ, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đề xuất "có lẽ chúng ta sẽ phải đặt ra vấn...