Trung – Ấn mắc kẹt trong phòng vệ
Nếu hải quân Trung Quốc đi sâu về phía Nam tới Ấn Độ Dương, hải quân Ấn Độ lại tiến về phía Đông tới Thái Bình Dương.
Cả hai đều chịu đựng một cái bẫy xuất phát từ xu hướng chia rẽ trong giới lãnh đạo cấp cao nước mình, khiến sự thống nhất chính trị hiện nay của hai nước đều rất mong manh. Sau cùng, lịch sử Trung Quốc và Ấn Độ bị lấp đầy bởi những thời kỳ chia rẽ và rối loạn từ bên trong, khi các lực lượng ly khai lật đổ cả những đế chế hùng mạnh nhất. Mỗi nước đều có những mặt dễ bị tổn thương của mình – xung đột khu vực, nghèo đói, và chia rẽ tôn giáo tại Ấn Độ sự đối lập giữa một nền kinh tế thị trường và nền chính trị theo chủ nghĩa Lênin ở Trung Quốc. Cả hai đều gặp phải những vấn đề về ngôn ngữ, sắc tộc – tôn giáo, chính trị – kinh tế.
Nói cách khác, Trung Quốc và Ấn Độ bị mắc kẹt trong một thế tiến thoái lưỡng nan về an ninh cổ điển: nước này coi các hành động của mình là phòng vệ, nhưng những hành động ấy lại bị nước khác coi là khiêu khích. Bắc Kinh lo ngại một cường quốc Ấn Độ không bị kiềm chế – nhất là khi nó được phương Tây và Nhật Bản ủng hộ – sẽ không chỉ đe dọa an ninh Trung Quốc ở dọc các đường biên giới phía Tây Nam xa xôi (Tây Tạng và Tân Cương), mà còn gây trở ngại cho chiến lược “Nam tiến” – mở rộng xuống phía Nam – của Trung Quốc.
Đối diện với sự gia tăng nhanh chóng về sức mạnh và tầm ảnh hưởng của Trung Quốc, Ấn Độ cảm thấy cần áp dụng các biện pháp đối trọng và đưa ra các sáng kiến chiến lược để nổi lên như một đại cường quốc, nhưng những điều này bị xem là thách thức và đe dọa Trung Quốc.
Ảnh minh họa
Việc Trung Quốc sử dụng các tổ chức quốc tế và khu vực để thể chế hóa quyền lực của mình trong khi từ chối sự gia nhập của Ấn Độ vào các tổ chức này hoặc đẩy Ấn Độ ra ngoài lề đã làm tăng thêm mức độ cạnh tranh mới trong quan hệ giữa hai nước này. Trong thập kỷ vừa qua, Ấn Độ đã chủ động chống lại Trung Quốc tại Hội đồng Bảo an, Hội nghị Cấp cao Đông Á, Diễn đàn Hợp tác châu Á – Thái Bình Dương, Nhóm cung cấp hạt nhân, và Ngân hàng Phát triển châu Á. Năm 2009, Trung Quốc đã bỏ phiếu phủ quyết kế hoạch phát triển Ấn Độ do nước này đưa ra nhằm phát triển bang Arunachal Pradesh đang tranh chấp, từ đó quốc tế hóa một cuộc tranh chấp lãnh thổ song phương. Để trả đũa, New Delhi đã ngăn cản Bắc Kinh tham gia các khuôn khổ đa phương do Ấn Độ đứng đầu như Sáng kiến Vịinh Bengal về Hợp tác Công nghệ đa lĩnh vực và kinh tế, Đối thoại Ấn Độ – Brazil – Nam Phi, và các diễn đàn Hợp tác sông Mekong và sông Hằng, và bác bỏ đòi hỏi của Trung Quốc được tham gia như một quan sát viên hoặc thành viên cộng tác trong Hội nghị chuyên đề hải quân Ân Độ Dương, do Ấn Độ thành lập từ năm 2008.
Tình trạng khan hiếm tài nguyên đã đưa thêm chiều kích biển vào quan hệ đối địch về địa chính trị này. Vì sự phụ thuộc của Trung Quốc và Ấn Độ vào nguồn năng lượng từ Trung Đông và châu Phi ngày càng tăng, nên cả hai nước này hiện đang tìm cách thắt chặt các quan hệ quốc phòng và an ninh với các nước cung cấp tài nguyên (như Arập Xêút và Iran), và phát triển các năng lực hải quân thích hợp để chế ngự các hải trình mà phần lớn hoạt động thương mại của họ lưu thông qua đó.
Vì 77% dầu của Trung Quốc nhập từ châu Phi và Trung Đông, Bắc Kinh đã phải tăng cường các hoạt động tại khu vực Ấn Độ Dương bằng cách đầu tư vào các nền kinh tế quốc gia duyên hải, xây dựng các cầu cảng và cơ sở hạ tầng, cung cấp vũ khí, và mua năng lượng. Gần 90% hoạt động buôn bán vũ khí của Trung Quốc diễn ra với các nước nằm trong khu vực Ấn Độ Dương. Bắc Kinh đang đầu tư mạnh vào phát triển cảng nước sâu ở Pakistan, và các căn cứ không quân ở Sri Lanka, Bangladesh, và Myanmar. Dù gọi như một số người là “chuỗi ngọc trai” hay một loạt các địa điểm mà Hải quân Trung Quốc có thể đặt căn cứ hay đơn giản là tiếp tế, lực lượng hải quân này được hỗ trợ bởi cơ sở hạ tầng tại các địa điểm dọc theo các hải trình thông tin giúp họ vô hiệu hóa các lợi thế địa lý của Ấn Độ trong khu vực Ấn Độ Dương.
Mới đây Tân Hoa Xã bình luận cho rằng cần thành lập ba tuyến căn cứ tiếp tế cho hải quân tại Bắc Ấn Độ Dương, và Nam Ấn Độ Dương. Hãng tin này viết: “Trung Quốc cần thiết lập các trạm hỗ trợ chiến lược ngoài khơi để cung cấp nhiên liệu cho tàu bè, tiếp tế nhu yếu phẩm, tạo chỗ cho binh sĩ nghỉ ngơi, sửa chữa trang thiết bị và vũ khí tại Pakistan, Sri Lanka và Myanmar, đây sẽ là những căn cứ hỗ trợ cốt yếu trên tuyến cung ứng Bắc Ấn Độ Dương còn Djibouti, Yemen, Oman Kenya, Tanzania và Mozambique, sẽ là các căn cứ hỗ trợ thiết yếu trên tuyến cung ứng Tây Ấn Độ Dương quần đảo Seychelles và Madagascar sẽ là các căn cứ hỗ trợ sống còn trên tuyến cung ứng Nam Ấn Độ Dương”.
Video đang HOT
Về phần mình, New Delhi đang theo đuổi chiến lược tương tự như Bắc Kinh và tạo ra mạng lưới quan hệ của riêng mình với các quốc gia duyên hải, cả ở góc độ song phương và đa phương, thông qua Hội nghị chuyên đề hải quân Ân Độ Dương, để đảm bảo rằng nếu quân đội cần, các cơ sở hạ tầng và mạng lưới hỗ trợ cần thiết sẽ có. Ấn Độ thúc đẩy hợp tác quốc phòng với Oman và Israel ở phía Tây trong khi nâng cấp các quan hệ quân sự với Maldives, Madagascar, và Myanmar ở Ấn Độ Dương, và với Singapore, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Đài Loan, Philippines, Australia, Nhật Bản, và Mỹ ở phía Đông.
Tháng 12/2006, Đô đốc Sureesh Mehta, khi đó là tư lệnh hải quân Ấn Độ, đã mở rộng phạm vi khái niệm “quan hệ láng giềng chiến lược lớn hơn” của Ấn Độ ra bao gồm nhập khẩu các nguồn tài nguyên dầu và khí tiềm năng trên toàn cầu – từ Venezuela tới quần đảo Sakhalin của Nga. Hải quân Ấn Độ hiện có sự hiện diện lớn hơn Trung Quốc tại Ấn Độ Dương. Họ đang tăng cường cơ sở hạ tầng cầu cảng của mình với việc xây thêm các cảng biển mới ở phía Nam, cho phép đưa nhiều lực lượng hơn ra đại dương. Mục tiêu mới là phát triển các năng lực chống tiếp cận và xâm nhập khu vực nhằm ngăn chặn mọi ý định bao vây và chống tiếp cận biển của Trung Quốc.
Tóm lại, cuộc cạnh tranh trên biển đang ngày càng gia tăng khi hải quân Trung Quốc và Ấn Độ giương cờ tại Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương một cách thường xuyên hơn. Sự kình địch này có thể lan rộng sau một vài thập kỷ, khi một tàu sân bay của Ấn Độ được huy động tới Thái Bình Dương và một tàu sân bay của Trung Quốc tới Ấn Độ Dương – bề ngoài là để bảo vệ các tuyến đường thương mại và năng lượng của từng nước.
Ngược lại, chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ thể hiện của ý định chiến lược của nước này là tranh giành sự ảnh hưởng tại khu vực rộng lớn hơn: châu Á – Thái Bình Dương. Cũng giống như việc Trung Quốc sẽ không chịu nhường cho Ấn Độ vai trò bá quyền ở Nam Á và Ấn Độ Dương, Ấn Độ đường như cũng không sẵn lòng để cho Đông Nam Á và Đông Á nằm trong vòng ảnh hưởng của Trung Quốc. Giống như sự nổi lên của Trung Quốc được các nước nhỏ ở khu vực Nam Á xung quanh Ấn Độ nhìn vào một cách tích cực vì họ có quan hệ không bằng phẳng với New Delhi, sự nổi lên của Ấn Độ cũng được các nước láng giềng của Trung Quốc ở Đông Á và Đông Nam Á nhìn vào với một cách tương tự.
Theo VNN
Trung - Ấn nối lại tình xưa
Chuyến công du của tướng Lương Quang Liệt đến New Delhi được khu vực và thế giới đặc biệt chú ý, bởi đây lần đầu tiên trong suốt 8 năm qua, một bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc đến thăm Ấn Độ.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt bắt tay người đồng cấp chủ nhà A.K. Antony trước một cuộc hội đàm tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ, hôm 4/9. Ảnh: AFP
Chuyến thăm này đánh dấu sự tan băng trong mối quan hệ lạnh giá về quốc phòng giữa hai nước láng giềng, là bước đi để xây dựng lòng tin giữa hai quân đội. Người ta không trông đợi các bước đột phá trong chuyến công du 5 ngày của ông Lương, bởi hai bên còn khác biệt lớn trong nhiều vấn đề, từ căng thẳng gia tăng ở biên giới, tăng chi tiêu quốc phòng của mỗi bên, cũng như các bất đồng trên Biển Đông.
"Họ giống như hai con nhím", C. Uday Bhaskar, học giả thuộc Viện Hàng hải quốc gia Ấn Độ, nhận xét trên tờ Los Angeles Times. "Họ muốn làm bạn với nhau, nhưng chỉ có thể nhích về phía nhau từng tí một".
Quả thật, trong 90 phút hội đàm giữa hai bộ trưởng quốc phòng Lương và A.K. Anthony, hai bên đồng ý tăng cường tiếp xúc cấp cao, ổn định an ninh biên giới và "duy trì hoà bình ổn định" trong khu vực.
Hai bên đã đồng ý là họ bất đồng trong hầu hết các vấn đề, ông Srikanth Kondapalli, giáo sư Trung Hoa học tại Đai học Jawaharlal Nehru của Ấn Độ, bình luận. Hai bên đồng ý tái lập các cuộc tập trận chung chống khủng bố, và trình diễn máy bay. Tất cả những điều này đều chỉ là trao đổi cấp thấp, không hề có sự chia sẻ về chiến thuật, kịch bản hay chiến lược như trước kia.
"Có một chuyện đùa hồi năm 2007 rằng rong cuộc tập trận chung ở Côn Minh, quân đội Ấn Độ dạy yoga cho đồng ngũ Trung Quốc, còn các bạn chủ nhà thì dạy võ cho khách", ông kể. "Một số người đặt câu hỏi vì sao phải đưa quân đến tận Côn Minh để làm việc đó".
Vì sao không tin
Mối quan hệ quân sự Trung - Ấn trong những năm từ 2004 đến 2008 đã được cải thiện nhưng sau đó bị xấu đi do nghi ngờ của Ấn Độ đối với các hành động và chính sách của Trung Quốc trong khu vực Jammu & Kashmir (J&K) thuộc quyền kiểm soát của Pakistan.
Trên Eurasia Review, ông B. Raman, giám đốc trung tâm nghiên cứu Trung Quốc, trung tâm nghiên cứu đối ngoại Ấn Độ, liệt kê những điều khiến New Delhi bất bình. Thứ nhất, Trung Quốc không muốn cấp thị thực bình thường cho một sĩ quan cao cấp của lục quân Ấn Độ đóng tại Jammu & Kashmir khi ông này dẫn đầu đoàn đại biểu quân sự thăm Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên Ấn Độ cử một sĩ quan đóng ở J&K làm trưởng đoàn trong một chuyến thăm trao đổi giữa quân đội hai nước. Việc làm này của Trung Quốc đã trực tiếp dẫn đến việc đóng băng quan hệ giữa quân đội hai nước trong một thời gian.
Thứ hai là mối lo ngại của Ấn Độ đối với việc Trung Quốc tuyên bố và trên thực tế công nhận chủ quyền của Pakistan đối với khu vực Gilgit-Baltistan (GB) hiện đang là vùng lãnh thổ tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan.
Thứ ba, giới quân sự Ấn Độ lo ngại việc biên chế một số nhân sự trong những sư đoàn công binh của Giải phóng quân (PLA) vào hai khu vực Kashmir do Pakistan kiểm soát và GB để nâng cấp đường cao tốc Karakoram cũng như bổ sung thêm lực lượng cho các sư đoàn bộ binh làm nhiệm vụ bảo vệ các đơn vị công binh của Trung Quốc ở những nơi đó.
Giới phân tích Ấn Độ cho rằng Bộ Quốc phòng và quân đội Trung Quốc đóng một vài trò quan trọng trong việc định hướng chính sách của Trung Quốc đối với những vấn đề liên quan đến J&K. Họ cho rằng những hành động của Trung Quốc đã không đếm xỉa đến tính nhạy cảm và lo lắng của phía Ấn Độ chứng tỏ có một số nhân tố ủng hộ Pakistan trong bộ máy hoạch định chiến lược của Trung Quốc.
Phía Ấn Độ hiện còn nghi ngờ đối với những ý đồ và khả năng của Trung Quốc tại Khu tự trị Tây Tạng (TAR) và các khu vực Tân Cương tiếp giáp với J&K. Phía Ấn Độ cho rằng ngoài việc tăng cường mạng lưới cơ sở hạ tầng phục vụ việc triển khai quân tại TAR, phía Trung Quốc còn nâng cấp, đa dạng hóa và tăng độ phức tạp và thường xuyên tổ chức các cuộc tập trận trong khu vực TAR từ tháng 10 năm 2010 đến nay. Những cuộc tập trận này vừa mang ý nghĩa nội địa vừa có ý nhằm vào Ấn Độ.
Ấn Độ đặc biệt chú ý đến thành phần không quân Trung Quốc tham dự vào các cuộc tập trận ở khu vực TAR này. Một câu hỏi luôn đặt ra đối với phía Ấn Độ là tại sao lực lượng không quân của Trung Quốc ngày càng đóng một vai trò quan trọng hơn ở Tây Tạng? Chắc chắn là để đối phó với khả năng nổ ra một cuộc xung đột với Ấn Độ. Với các nhà hoạch định chiến lược quân sự Ấn Độ thì cuộc chiến tranh biên giới năm 1962 giữa hai nước vẫn còn là một chuyên đề nóng bỏng. Cho đến nay quân đội hai nước vẫn có những vụ chạm mặt nhau trên tuyến biên giới dài hơn 2.400 km.
Bộ trưởng Lương duyệt đội danh dự sau cuộc gặp với người đồng cấp chủ nhà hôm 4/9. Ảnh: AFP
Thăm dò
Trong cuộc gặp giữa hai bộ trưởng, họ còn trao đổi tình hình khu vực và quan hệ Trung Mỹ và Ấn-Mỹ. Một chủ đề được các nhà phân tích chú ý nhất là mối quan tâm và hoạt động của hải quân Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương. Các chuyên gia Ấn cho rằng mối quan tâm của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương thể hiện trên hai phương diện: Thứ nhất là tăng cường quan hệ cung ứng quốc phòng nhằm tạo ra một sự lệ thuộc về thiết bị quốc phòng của Trung Quốc cho các nước ở khu vực Thứ hai là đẩy mạnh vai trò của Trung Quốc trong xây dựng cảng nước sâu ở khu vực, nằm trong chiến lược "chuỗi ngọc trai" của Trung Quốc.
Trong khi đó phía Trung Quốc cũng băn khoăn lo lắng về sự phát triển quan hệ chiến lược giữa Ấn Độ và Mỹ trong thời gian gần đây, nhất là về khả năng liên minh giữa Mỹ và Ấn Độ nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Câu hỏi đặt ra cho các chiến lược gia Trung Quốc là liệu mối quan hệ này chỉ đơn thuần mang ý nghĩa về hàng hải liên quan đến việc bảo vệ các lợi ích cơ bản của Mỹ và Ấn Độ trên Ấn Độ Dương hay nó còn có hàm ý về Biển Đông? Và hợp tác chiến lược giữa lục quân và không quân của hai nước Mỹ và Ấn Độ sẽ đến mức độ nào?
"Trung Quốc nghi ngờ quan hệ giữa Ấn Độ và Mỹ, cho rằng đó là một phần trong chính sách nhằm bao vây Trung Quốc", B. Raman, nhận xét. "Họ cũng muốn xây dựng một mối quan hệ lành mạnh".
Tầm quan trọng của chuyến thăm cấp cao này không chỉ ở hình thức đón tiếp và thảo luận hay những chủ đề được hai bên đưa ra mà còn ở chỗ tạo điều kiện đánh giá ý đồ của đối phương tại các cuộc tiếp xúc không chính thức mà chuyến thăm tạo ra.
Các nhà phân tích cho rằng thời điểm của chuyến thăm phản ánh một phần nào mong muốn của Trung Quốc có quan hệ êm ả hơn với các nước láng giềng, trước thềm Đại hội đảng 18 của họ, bởi đó là lúc Trung Quốc chuyển giao thế hệ lãnh đạo. Sự kiện này, cùng với thực tế là chính phủ Ấn Độ đang trong lúc bận rộn đối phó vớí nhiều vấn đề về lập chính sách và chống tham nhũng, cho thấy khả năng cả hai bên sẽ chưa tập trung ý chí chính trị vào việc giải quyết ngay vấn đề hóc búa như tranh chấp biên giới.
"Có rất nhiều thứ mà cả hai bên cũng phải đề cập, cả về những vấn đề chiến lược lẫn thông thường", học giả Bhaskar của Viện Hàng hải Ấn Độ, nói. "Nhưng tôi nghĩ họ sẽ gác lại để giải quyết sau".
Theo VNE
Tranh nhau xẻ thịt cá voi 6 tấn Một con cá voi dài 10 m, nặng 6 tấn, bị chết đã dạt vào bờ biển phía Nam huyện Cianjur, tỉnh West Java của Indonesia hôm 6-9 và đã bị người dân ở đây xẻ thịt. Hình minh họa. Ảnh: Sigid Kurniawan Người dân tìm thấy con cái voi nói trên tại vùng nước nông ở bãi biển Sinar Laut, phía Nam...