Trung – Ấn làm đường sắt cao tốc dài thứ nhì thế giới

Theo dõi VGT trên

Trung Quốc đang thảo luận hỗ trợ Ấn Độ xây dựng đường sắt cao tốc dài thứ hai thế giới, với tổng đầu tư gần 33 tỷ USD.

Trung - Ấn làm đường sắt cao tốc dài thứ nhì thế giới - Hình 1

Trung Quốc sẽ đưa công nghệ xây đường sắt hiện đại vào Ấn Độ. Ảnh minh họa:Xinhua

Đường sắt cao tốc Delhi-Chennai trải dài hơn 1.700 km sẽ được Trung Quốc và Ấn Độ hợp tác xây dựng, China Daily dẫn lời quan chức cấp cao Bộ Đường sắt Ấn Độ cho hay.

Một nhóm chuyên gia Ấn hôm qua đến Bắc Kinh để ký thỏa thuận với các đối tác Trung Quốc và hoàn tất thủ tục cho nghiên cứu khả năng của dự án. Nhóm này gồm các quan chức của Công ty Đường sắt Cao tốc và Công ty Đường sắt Vikas Nigam, theo Hindustan Times.

“Nghiên cứu về đường sắt Delhi-Chennai có thể bắt đầu vào đầu năm tới”, một quan chức Ấn giấu tên nói. Tuy nhiên các quan chức liên quan của Trung Quốc đều từ chối xác nhận thông tin trên.

Khi đi vào vận hành, Delhi-Chennai dự kiến có vận tốc 300 km/h. Đây là một phần dự án “Kim cương bốn cạnh” của Thủ tướng Ấn Narendra Modi nhắm tới xây dựng mạng lưới các đường sắt cao tốc nối các thành phố lớn Delhi – Mumbai, Mumbai – Chennai, Chennai – Kolkata, Kolkata – Delhi và Mumbai – Kolkata.

Trong khi đó, Trung Quốc muốn mở rộng thị phần về đường sắt cao tốc ở Ấn Độ và các khu vực khác trên thế giới. Nước này hiện sở hữu tổng số 100.000 km đường sắt tính đến cuối năm ngoái. Trung Quốc cam kết các khoản đầu tư và hỗ trợ kỹ thuật cho mạng lưới đường sắt của Ấn Độ trong chuyến thăm Ấn của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 9.

Tuyến đường sắt cao tốc dài nhất thế giới hiện là tuyến nối Bắc Kinh với Quảng Châu (Trung Quốc) với chiều dài hơn 2.200 km, được đưa vào vận hành hồi năm 2012, theo Railway Technology.

Tháng trước Trung Quốc và Nga bày tỏ ý định xây dựng tuyến đường sắt cao tốc nối Moscow và Bắc Kinh trên chiều dài 7.000 km.

Khánh Lynh

Theo VNE

Trên nóc nhà thế giới, Trung - Ấn cạnh tranh từng tấc đất

Hoàng hôn buông xuống, những người chăn thả gia súc kéo nhau về khu làng trên dãy Himalaya, mang theo tin tức đáng lo ngại. Họ phát hiện có lính Trung Quốc ngụy trang bên trong lãnh thổ Ấn Độ.

Quân đội Trung Quốc tiến đến "chỉ cách vài mét, hoặc 1 km, vào cùng thời điểm", Gurmet Dorjay, thành viên Hội đồng phát triển khu tự trị Ladakh Autonomous của Ấn Độ nói. "Chúng tôi không đẩy lùi được. Đó là cách chúng tôi mất quyền sở hữu".

Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ, ông Kiren Rijiju nói rằng chính quyền Thủ tướng Modi sẽ đưa ra các "phản ứng thích hợp" đối với các cuộc xâm nhập.

Video đang HOT

Nhiều ngôi làng như Chumar, nằm trên núi đá Ladakh khô cằn, một phần của bang Jammu và Kashmir phía bắc Ấn Độ, đang ở tiền tuyến trong cuộc chiến dài lâu nhằm giành giật từng tấc đất biên cương.

Trên nóc nhà thế giới, Trung - Ấn cạnh tranh từng tấc đất - Hình 1

Chumar, khu vực biên giới tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Đồ họa: Atlas

Ở đây có khoảng 35 hộ dân, làm nghề nuôi dê, chăn cừu và các động vật khác. Họ kiếm sống bằng cách bán len lông cừu. Người dân ở đây nói tiếng Tây Tạng, tương tự như thứ tiếng người Tây Tạng theo Phật giáo phía biên giới bên kia Trung Quốc nói vậy.

Cư dân ở đây nói rằng họ là người Ấn Độ, và sẽ bỏ đi nếu như khu vực này bị chính quyền Trung Quốc kiểm soát, những người mà họ xem như thù địch về tôn giáo và lối sống.

Nhiều người dân địa phương sống ở giữa vùng tranh chấp này đã bị bắt giữ. "Mọi người lo lắng và tự hỏi liệu nên đi hay ở lại", Gyaltsan Tsering, trưởng làng Chumar, một ngôi làng gần khu vực tranh chấp nói. "Chúng tôi e ngại đụng độ sẽ nổ ra".

Người dân địa phương trước đây có tiếp xúc chút ít với quân đội Trung Quốc, ông Tsering, 40 tuổi, trưởng làng, nói, nhưng mấy năm gần đây thì mọi việc đã thay đổi.

Quân lính Trung Quốc cưỡi trên lưng ngựa tiến vào khu vực quanh làng Chumar nhiều lần vào mùa hè năm ngoái, người dân địa phương cho biết. Mùa xuân năm nay, ông Tsering và những thủ lãnh địa phương khác nói rằng, vài người chăn thả gia súc của Chumar đã bị tấn công bởi khoảng một chục lính Trung Quốc ngụy trang.

Đám lính dùng roi đánh họ tại một địa điểm gần quần thể di tích Phật giáo, Messrs, Tsering và Dorjay nói. "Không ai dám thách thức họ, nên họ được nước lấn tới", ông Tsering nói.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc từ chối bình luận điều này.

Trên nóc nhà thế giới, Trung - Ấn cạnh tranh từng tấc đất - Hình 2

Con đường nhựa dẫn tới biên giới mà Ấn Độ mới làm. Ảnh: WSJ

Lực lượng an ninh Ấn Độ phát hiện lính Trung Quốc sử dụng máy móc hạng nặng để xây dựng một con đường đất vào lãnh thổ Ấn Độ. Hàng chục binh lính Trung Quốc cũng đã dời vị trí lên khu vực cao hơn, gần căn cứ quân sự của Ấn Độ như 30R, gần Chumar. 30R là căn cứ để Ấn Độ theo dõi các hoạt động của Trung Quốc.

Các nhà chức trách Trung Quốc chỉ vào bản đồ và nói rằng điểm cao 30R và quần thể di chúc Phật giáo gần các tu viện Chumar nằm trong lãnh thổ Trung Quốc.

"Tuyên bố này của họ khác trước. Năm sau, họ sẽ trở lại, mang theo bản đồ có đường biên giới dịch chuyển xa hơn nữa", một cựu sĩ quan vùng biên giới Ấn Độ - Tây Tạng nói. "Họ cứ vẽ lại bản đồ suốt và tới xâm chiếm hết lần này tới lần khác".

Bất ổn diễn ra tại vùng núi này đã lâu, và có lúc xảy ra xô xát. Quân đội hai nước đã điều động cả máy bay trực thăng.

Ấn Độ bắt đầu tăng cường binh lính, để khởi động cho cuộc chạm trán tháng trước, mỗi bên kéo theo 1000 binh lính bổ sung ở độ cao 4500 m, khiến nó trở thành cuộc đối đầu biên giới lớn nhất giữa hai nước trong nhiều thập kỷ, WSJ dẫn lời các quan chức Ấn Độ.

Hàng đoàn xe tải màu xám nối đuôi nhau tiếp viện cho quân lính Ấn Độ, phía Trung Quốc cũng điều động thêm quân. Cả hai bên, hầu hết được trang bị súng trường và súng lục, có lúc xô đẩy và hét vào mặt nhau, một người từng tham gia kể lại.

"Chúng tôi hy vọng phía Ấn Độ có thể phấn đấu để duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực biên giới, và không thực hiện bất kỳ hành động nào gây phức tạp thêm tình hình", Dương Vũ Quân, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, hôm 30/10 nói.

Giáo sư Mã Gia Lực, một nhà quan sát Ấn Độ trên Diễn đàn cải cách Trung Quốc, chuyên gia cố vấn có liên hệ chặt chẽ với Trường đảng trung ương của đảng Cộng sản Trung Quốc, cho rằng việc Ấn Độ xây dựng các tiền đồn xung quanh Chumar, đã trói tay Trung Quốc.

"Trung Quốc không khiêu khích gây tranh chấp", ông Mã nói. Ông chỉ trích Ấn Độ đã "tạo ra một điểm mới trong cuộc tranh chấp và buộc phía Trung Quốc phải hành động để bảo vệ lập trường của mình".

Trung Quốc đang đẩy mạnh tuyên bố chủ quyền với khu vực phía tây, nơi có biên giới dài 3.400 km với Ấn Độ. Hơn 400 vụ đụng độ đã xảy ra từ cuối năm 2013, Ấn Độ cho biết. Đôi khi, tranh chấp chỉ xoanh quanh các vấn đề nhỏ như vị trí dựng lều làm nơi trú ẩn cho người chăn thả gia súc.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc không có phản hồi trước con số Ấn Độ đưa ra và từ chối trả lời liệu có phải quân đội Ấn Độ đã vượt ra biên giới vào Trung Quốc hay không. Cả hai quốc gia đều tuyên bố quân đội của mình sẽ không rời bỏ vị trí mà họ cho là lãnh thổ của mình.

"Người Trung Quốc đã chủ động hơn", Jayadeva Ranadé, thành viên của Hội đồng cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ nói. "Họ đang cố gửi đi thông điệp rằng họ có thể gây áp lực cho chúng tôi, bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào họ muốn".

Một đường ranh giới giữa 2 bên được vạch ra sau chiến tranh biên giới 1962. Cho đến nay, vị trí chính xác của ranh giới này vẫn là chủ đề tranh chấp căng thẳng giữa hai nước.

Không có biên giới phân định rõ ràng, "xảy ra xô xát là điều tự nhiên", Cảnh Nhạn Sinh, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc phát biểu trong một cuộc họp báo ở Bắc Kinh.

Những cuộc tranh cãi lâu nay vẫn diễn ra giữa hai nước, nhưng không có xung đột vũ trang và cả hai bên vẫn nói rằng họ quyết tâm gìn giữ hòa bình. Tuy nhiên các nhà phân tích nói rằng nếu các cuộc chạm trán giữa lực lượng quân đội hai nước gia tăng sẽ dấy lên nguy cơ leo thang bất ngờ.

Các nhà phân tích quốc phòng cho rằng căng thẳng ngày một gia tăng do thực tế rằng cả hai phía đã xây dựng thêm nhiều tuyến đường và cơ sở hạ tầng khác, nhằm tạo thuận lợi cho việc cung ứng và di chuyển của quân đội, bất chấp thời tiết và địa hình khắc nghiệt vùng biên giới.

Hai nước từ lâu đã tồn tại mối nghi ngại chiến lược về nhau. Ấn Độ không hài lòng với Trung Quốc khi nước này quan hệ chặt chẽ với đối thủ Pakistan, cũng như tăng cường ảnh hưởng lên các nước láng giềng khác của Ấn Độ. Trong khi đó, Bắc Kinh tuyên bố mối quan tâm hàng đầu của nước này tại khu vực Nam Á là thương mại, chứ không phải quân sự.

Về phần mình, Bắc Kinh tỏ ra cảnh giác với mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản, quan hệ mà một số người ở Bắc Kinh cho rằng sẽ cản trở sự trỗi dậy của Trung Quốc. Việc Ấn Độ cho phép Đạt Lai Lạt Ma, thủ lĩnh tinh thần Tây Tạng, cư trú tại Ấn Độ cũng khiến Trung Quốc như ngồi trên đống lửa.

Trên nóc nhà thế giới, Trung - Ấn cạnh tranh từng tấc đất - Hình 3

Thủ tướng Nhật Bản và Ấn Độ phát triển quan hệ đối tác chiến lược khiến Trung Quốc lo ngại. Ảnh: Idiatoday

Cuộc chiến biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã tồn tại hàng thập kỷ. Căng thẳng chỉ lắng xuống sau chiến tranh biên giới năm 1962, cuộc chiến khiến hàng ngàn binh lính chết và mất tích.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ, trong khi Ấn Độ tuyên bố chủ quyền đối với khu vực gọi là Aksai Chin, khu vực nối Tây Tạng với Tân Cương ở tây bắc Trung Quốc. Hàng chục vòng đàm phán được tiến hành kể từ năm 2003 nhưng không thu được tiến bộ rõ rệt.

Bây giờ, các nhà lãnh đạo địa phương ở biên giới Ấn Độ cho rằng Trung Quốc đang thực hiện xâm chiếm từ từ, bằng cách đuổi người chăn nuôi gia súc ra khỏi khu vực chăn thả truyền thống.

Về phía Trung Quốc, không thể đánh giá tình hình thực tế, do nước này hạn chế phóng viên nước ngoài vào khu vực biên giới quân sự nhạy cảm.

Những cuộc chạm trán sẽ trở nên phổ biến hơn nếu như Ấn Độ di chuyển để thu hẹp khoảng cách với Trung Quốc về đường biên giới và cơ sở hạ tầng. Trung Quốc đã đầu tư lớn ở khu vực biên giới và xây dựng một tuyến đường sắt nối liền Lhasa, thủ phủ của Tây Tạng với bờ đông đất nước.

Mặc dù Thủ tướng Narendra Modi muốn thu hút nguồn đầu tư Trung Quốc, nhằm phục hồi nền kinh tế Ấn Độ, ông vẫn đi nước cờ chọc giận Bắc Kinh.

Chính phủ mới của Ấn Độ đã cam kết đưa ra một lập trường đối ngoại cứng rắn hơn. Tuần trước, Rajnath Singh, Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ cho biết nước này sẽ xây dựng 54 tiền đồn mới, dọc theo khu vực phía đông của biên giới Ấn Độ - Trung Quốc, và đầu tư 28,5 triệu USD xây dựng cơ sở hạ tầng để bắt kịp với Trung Quốc.

Trên nóc nhà thế giới, Trung - Ấn cạnh tranh từng tấc đất - Hình 4

Ấn Độ đang mở rộng con đường dẫn tới biên giới. Ảnh: WSJ

Vài năm trước, Ấn Độ cho xây dựng một con đường trải nhựa đến khu Chumar, và xây một đài quan sát. Nước này đã cho nổ tung một phần của ngọn núi ở khu vực Ladakh tháng 9 vừa qua nhằm mở rộng con đường dẫn tới biên giới và thực hiện các công trình xây dựng khác.

Quân đội Ấn Độ bắt đầu sử dụng các sân bay gần khu vực biên giới đang tranh chấp để chứng tỏ khả năng chuyển quân tiếp viện bằng đường hàng không của mình.

"Ấn Độ đang cố gắng để bắt kịp", C.Raja Mohan, một chuyên gia đối ngoại tại Quỹ nghiên cứu Quan sát viên, cơ quan tư vấn của New Delhi, nói. "Quân đội hai nước đang mở rộng hoạt động tại biên giới. Điều này đồng nghĩa với có thể sẽ có nhiều và nhiều cuộc xô xát xảy ra".

Hồng Hạnh

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Giá vàng thế giới lập kỷ lục mới, vàng trong nước vẫn bất động
13:23:16 30/10/2024
Giải mã trận lũ kinh hoàng tại Tây Ban Nha
17:00:11 31/10/2024
Doanh nhân để lại nhiều tài sản cho cún cưng, quản gia và đầu bếp
14:20:37 30/10/2024
AI dự đoán kết quả bầu cử tổng thống Mỹ
07:22:29 31/10/2024
Tổng thống Putin ra lệnh tập trận răn đe hạt nhân chiến lược
06:54:19 30/10/2024
Các chuyên gia dự đoán ứng viên đắc cử tổng thống Mỹ
06:51:32 30/10/2024
Cảnh sát Philippines điều tra 'biệt đội tử thần' của cựu Tổng thống Duterte
21:15:26 30/10/2024
Samsung phải trả giá đắt khi 'ngủ quên' trước làn sóng AI
19:12:38 30/10/2024

Tin đang nóng

HOT HÒN HỌT: 1 đôi Vbiz được "đẩy thuyền" bấy lâu nay đang âm thầm chuẩn bị đám cưới!
17:01:41 31/10/2024
Sản phụ ở Đồng Nai sinh tam thai hiếm gặp
16:54:31 31/10/2024
Kỳ Duyên lại bị chê "đơ cứng" khi chụp ảnh cho nhà tài trợ Miss Universe 2024
20:55:00 31/10/2024
Trưa nào chồng cũng trốn việc, lén lút lẻn về nhà, vợ nghi ngờ qua lại với cô ô sin 'non tơ', bèn lắp camera để rồi chứng kiến cảnh tượng còn kinh khủng hơn
19:57:04 31/10/2024
Nữ hoàng chuyển giới showbiz bị cấm diễn
16:53:47 31/10/2024
Đến dự đám tang mẹ vợ cũ, một đứa trẻ lạ bỗng chạy té vào người, tôi ngỡ ngàng khi thấy rõ mặt
20:46:09 31/10/2024
Lấy chồng giàu, mới hơn một năm, tôi đã rơi vào cảnh trốn nợ, muốn ly hôn thì vấp phải câu nói cay đắng của mẹ
17:13:22 31/10/2024
Không thể nhận ra Trịnh Sảng
20:38:54 31/10/2024

Tin mới nhất

Bão Kong-rey: Đài Loan hoang mang trước lốc xoáy, sóng cao 10 m

20:13:01 31/10/2024
Do video chỉ dài vài giây nên không thể nhìn thấy diễn biến rõ ràng. Trong video, có thể thấy một đám mây xám xịt kéo dài từ mặt đất đến bầu trời, có hình dạng như một cái phễu và nhanh chóng bao phủ toàn bộ bầu trời, không ngừng tiến v...

Hàn Quốc giám sát chặt chẽ việc xuất khẩu các mặt hàng liên quan đến tên lửa đạn đạo

18:55:17 31/10/2024
Thông báo trên được đưa ra vài giờ sau khi Triều Tiên xác nhận phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) nhiên liệu rắn. Quân đội Hàn Quốc cho rằng đây dường như là ICBM nhiên liệu rắn loại mới.

Trung Quốc: Hỏa hoạn ở Tứ Xuyên, hơn 20 người phải nhập viện

18:26:44 31/10/2024
Theo các nhân chứng tại hiện trường, ngọn lửa bùng phát từ cửa hàng ở tầng trệt. Lực lượng chức năng đang tiếp tục điều tra nguyên nhân vụ việc.

Siêu bão Kong-rey đổ bộ vào Đài Loan (Trung Quốc) gây thương vong

18:20:23 31/10/2024
Các cơ quan công sở và trường học trên khắp Đài Loan đã đóng cửa để tránh bão. Đường phố thủ phủ Đài Bắc vắng tanh khi những cơn mưa lớn và gió dữ dội tấn công.

Lần đầu phát hiện cúm gia cầm H5N1 ở lợn tại Mỹ

16:52:12 31/10/2024
USDA khẳng định trường hợp mới phát hiện không ảnh hưởng đến nguồn cung thịt lợn trong nước. Trang trại có lợn nhiễm H5N1 không phải trang trại cung cấp sản phẩm thương mại.

Nhiều mỹ phẩm chứa hóa chất nguy hiểm đang lưu hành tại châu Âu

14:08:33 31/10/2024
Hiện các cơ quan chức năng đã nhanh chóng vào cuộc để loại bỏ các sản phẩm vi phạm khỏi thị trường, nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

Australia đối mặt với nguy cơ gia tăng nắng nóng và số vụ cháy rừng

14:05:52 31/10/2024
Báo cáo chỉ ra rằng tình trạng khô hạn hơn trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 10 tại khu vực Tây Nam và Đông Nam, cùng lượng mưa thấp hơn ở khu vực Tây Nam có khả năng trở thành điểm đặc trưng của khí hậu Australia.

Argentina phát hiện hóa thạch nòng nọc khủng long lâu đời nhất thế giới

14:03:47 31/10/2024
Việc phát hiện ra nòng nọc khủng long lần này trong tình trạng được bảo quản tốt sẽ cho phép các nhà khoa học hiểu về sự tiến hóa của các loài ếch và cóc.

Meta 'ăn nên làm ra', tập trung đầu tư lớn vào AI

14:00:00 31/10/2024
Theo thông báo của Meta, trong quý vừa qua, lợi nhuận ròng đạt 15,7 tỷ USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, doanh thu tăng 19% lên 40,6 tỷ USD, mức tăng nhẹ so với dự báo của các nhà phân tích.

Thủ tướng Liban tiết lộ thời điểm có thể đạt thỏa thuận ngừng bắn Hezbollah-Israel

13:58:13 31/10/2024
Trong khi đó, Mỹ đã thúc đẩy một đề xuất ngừng bắn nhằm khôi phục cả hai bên biên giới Liban - Israel hơn một năm sau khi Hezbollah tiến hành cuộc tấn công bằng tên lửa và thiết bị bay không người lái vào Israel gần như hàng ngày.

Giao thông ở Argentina tê liệt do đình công

13:55:12 31/10/2024
CGT, liên đoàn lao động lớn nhất Argentina, cho biết cuộc đình công nhằm phản đối chính sách "thắt lưng buộc bụng" của Tổng thống Javier Milei và kế hoạch tư nhân hóa hãng hàng không quốc gia Aerolineas Argentinas.

Nhật Bản xúc tiến tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh với Trung Quốc

13:52:58 31/10/2024
Trong nhiều năm qua, Trung Quốc và Nhật Bản vướng vào tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư, còn Tokyo gọi là Senkaku trên Biển Hoa Đông.

Có thể bạn quan tâm

Những món ăn truyền thống dịp Halloween

Ẩm thực

23:50:53 31/10/2024
Ở các nước phương Tây, vào dịp này, các gia đình và nhóm bạn bè thường tụ họp để cùng nhau chế biến, thưởng thức những món ăn đặc biệt mang đậm không khí lễ hội.

Tiệc hot nhất Halloween: Châu Bùi - Quỳnh Anh Shyn cosplay "chặt chém", tlinh dắt người yêu "quậy" chấn động

Sao việt

23:46:46 31/10/2024
Stylist Hoàng Ku - gương mặt quậy tới bến mỗi mùa Halloween đứng ra làm chủ xị cho buổi tiệc hóa trang Mad Gala, vị trí đồng host chương trình thuộc về cặp bài trùng Châu Bùi và Quỳnh Anh Shyn.

Quyền Linh khóc nghẹn cảnh bà cụ 77 tuổi bán ve chai nuôi cháu mồ côi

Tv show

23:26:46 31/10/2024
Hoàn cảnh gia đình em Huỳnh Hương trong Mái ấm gia đình Việt khiến Quyền Linh và hai khách mời không kìm được nước mắt vì xót xa.

Martial tỏa sáng tại Hy Lạp

Sao thể thao

23:26:12 31/10/2024
Anthony Martial ghi bàn thắng đầu tiên sau 339 ngày, giúp gã khổng lồ của bóng đá Hy Lạp AEK Athens vượt qua Aris 1-0 ở lượt đi vòng 16 đội Cúp quốc gia.

Kylie Jenner - Selena Gomez lột xác dẫn đầu dàn sao cosplay phim, đè bẹp Paris Hilton và loạt mỹ nhân hở bạo đêm Halloween

Sao âu mỹ

23:19:32 31/10/2024
Dàn sao US-UK đình đám Kylie Jenner, Paris Hilton, Selena Gomez, Anne Hathaway, Camila Cabello... đã khiến dân tình mãn nhãn với những màn hóa trang lên đồ chơi Halloween cực chất.

Cảnh hôn vô đạo đức trong phim Hàn

Phim châu á

23:12:35 31/10/2024
Tối ngày 29/12, Dear Hyeri đã lên sóng tập cuối - khép lại một hành trình đầy hỗn độn và tranh cãi trong suốt thời gian qua.

Ngày Xưa Có Một Chuyện Tình: Thước phim ngôn tình thừa chất thơ nhưng thiếu đột phá

Phim việt

23:07:57 31/10/2024
Bộ phim chinh phục người xem bởi những thước phim đậm chất trữ tình, một cốt truyện nhẹ nhàng, nhân văn nhưng vẫn còn an toàn và thiếu đột phá.

150 triệu người tẩy chay thiên tài diễn xuất bị tố "ăn cháo đá bát"

Hậu trường phim

22:59:27 31/10/2024
Ngày 30/10, Sohu đưa tin nam diễn viên trẻ Vinh Tử Sam là nhân vật tiếp bị cộng đồng mạng tẩy chay từ show Hoa Nhi Và Thiếu Niên 6

G-Dragon ám chỉ về khoảng thời gian dính scandal chất cấm, tiết lộ lý do phía sau diện mạo gây tranh cãi

Nhạc quốc tế

22:49:16 31/10/2024
Tâm sự này G-Dragon như ám chỉ về scandal chất cấm bất ngờ nổ ra vào cuối năm ngoái. Khi ấy, G-Dragon vướng vào cáo buộc sử dụng chất kích thích, bị truyền thông vùi dập không thương tiếc.

Có một Sơn Tùng - Hải Tú ngọt ngào đến thế

Nhạc việt

22:45:41 31/10/2024
Mới đây, cộng đồng mạng bất ngờ chia sẽ lại khoảnh khắc hậu trường hiếm có giữa Sơn Tùng M-TP - Hải Tú vào đầu năm 2024.

"Chị đại" quyền lực xứ Hàn gây sốt với màn khoe vòng eo quyến rũ ở tuổi U60, bí quyết chỉ nằm ở 2 từ

Sao châu á

20:50:40 31/10/2024
Ở tuổi 54, Kim Hye Soo vẫn sở hữu vóc dáng khỏe khoắn, gợi cảm nhờ siêng năng tập thể thao và ăn uống lành mạnh