Trung – Ấn hội đàm cấp chỉ huy tìm kiếm chấm dứt đối đầu quân sự
Các chỉ huy cấp cao của quân đội Ấn Độ và Trung Quốc đang tổ chức các cuộc đàm phán mới nhằm chấm dứt tình trạng bế tắc kéo dài nhiều tháng dọc biên giới tranh chấp.
Hôm 12/10, chỉ huy cấp cao của quân đội Ấn Độ và Trung Quốc tổ chức các cuộc đàm phán mới nhằm chấm dứt tình trạng bế tắc kéo dài nhiều tháng dọc biên giới tranh chấp giữa hai nước. Các cuộc đàm phán đang được tổ chức ở thung lũng Chushul, khu vực Ladakh trên dãy Himalaya. Chi tiết về kết quả hội đàm chưa được tiết lộ.
Các cuộc đàm phán diễn ra trong bối cảnh quân đội hai nước dường như đang chuẩn bị cho một mùa đông khắc nghiệt ở vùng sa mạc lạnh giá, nơi nhiệt độ có thể xuống tới âm 50 độ C. Hai nước đang tăng cường tiếp viện cho hàng nghìn binh lính đang đóng quân ở khu vực tranh chấp.
Các chỉ huy cấp cao của quân đội Ấn Độ và Trung Quốc đang tổ chức các cuộc đàm phán mới nhằm chấm dứt đối đầu quân sự. (Ảnh: Reuters)
Theo các thông tin, hàng chục nghìn quân của Ấn Độ và Trung Quốc, được hỗ trợ bởi pháo binh, xe tăng và máy bay chiến đấu vẫn ở hai bên biên giới.
Video đang HOT
Ấn Độ và Trung Quốc đã tổ chức một số vòng đàm phán cấp quan chức quân sự, ngoại giao và chính trị, trong đó có các cuộc đàm phán giữa ngoại trưởng và bộ trưởng quốc phòng ở Matxcơva (Nga) vào tháng trước. Tại cuộc gặp này, Ấn Độ và Trung Quốc đã đồng ý ngừng gửi thêm binh sĩ tới điểm nóng tranh chấp giữa hai nước.
Mặc dù các cuộc đàm phán chưa đem lại những tiến triển rõ nét, song phần nào đã xoa dịu tình hình căng thẳng dọc biên giới Trung – Ấn. Trong khoảng một tháng nay, không ghi nhận thêm hành động leo thang quân sự mới giữa hai bên.
Hồi tháng 6, sau nhiều tuần căng thẳng, một cuộc đụng độ đẫm máu giữa binh sĩ hai nước xảy ra khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. Phía Trung Quốc không công bố con số thương vong.
Trung Quốc và Ấn Độ hôm 22/9 đã đồng ý ngừng gửi thêm binh sĩ tới điểm nóng trên dãy Himalaya dọc theo biên giới đang tranh chấp giữa hai nước. Tuy nhiên, căng thẳng vẫn ở mức cao, tại nhiều điểm, quân đội Ấn Độ và Trung Quốc chỉ cách nhau vài trăm mét. Cả hai bên liên tục tăng cường quân tiếp viện và tiếp tế đến khu vực tranh chấp.
Ấn Độ và Trung Quốc không thể thống nhất về đường biên giới dài 3.488 km giữa hai nước, mặc dù đã có nhiều vòng đàm phán trong nhiều năm qua. Đã từng xảy ra một cuộc chiến tranh biên giới ngắn nhưng đẫm máu vào năm 1962.
Ấn - Trung đồng ý ngừng đưa thêm quân đến biên giới
Quan chức quân đội Ấn - Trung đồng ý ngừng điều thêm binh sĩ lên biên giới và tránh làm leo thang căng thẳng, song chưa nhắc đến rút quân.
Các quan chức quốc phòng cao cấp của Ấn Độ và Trung Quốc ngày 21/9 gặp nhau để thảo luận về biên giới tranh chấp ở vùng Ladakh trên dãy Himalaya, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm cho biết trong hôm qua.
Thông cáo chung của quân đội Ấn Độ và Trung Quốc sau cuộc hội đàm cho biết cả hai bên nhất trí "tránh gây hiểu nhầm và đánh giá sai", đồng thời "tránh đơn phương thay đổi tình hình thực địa", đồng nghĩa với việc không triển khai thêm quân đến biên giới. Tuy nhiên, thông cáo chung không nhắc đến việc rút bớt lực lượng ở khu vực tranh chấp.
Giới chức quốc phòng Ấn Độ và Trung Quốc trước đó thảo luận về việc hai bên không nên thực hiện bất cứ hành động đơn phương nào trong khu vực.
Binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ trong cuộc diễn tập chung tại bang Meghalaya, Ấn Độ, tháng 12/2019. Ảnh: PLA.
Căng thẳng dọc theo Đường Kiểm soát Thực tế (LAC), biên giới chưa phân định giữa Ấn Độ và Trung Quốc, diễn ra nhiều tháng qua, bất chấp nỗ lực tìm kiếm giải pháp ngoại giao, quân sự và chính trị, bao gồm các cuộc hội đàm tại Moskva đầu tháng 9.
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh tuần trước cáo buộc Trung Quốc vi phạm thỏa thuận biên giới đã đạt được khi đưa thêm quân tới vị trí dọc theo LAC. Bộ trưởng Singh cho biết Ấn Độ đã liên lạc với Trung Quốc qua kênh ngoại giao và tuyên bố "những nỗ lực đơn phương thay đổi hiện trạng vi phạm các thỏa thuận song phương".
Binh sĩ Ấn - Trung nhiều lần đụng độ trên biên giới từ cuối tháng 4, đầu tháng 5 với đỉnh điểm là vụ ẩu đả chết người hôm 15/6 tại thung lũng Galwan thuộc vùng Ladakh do Ấn Độ kiểm soát. 20 lính Ấn Độ thiệt mạng trong trận đụng độ, phía Trung Quốc thừa nhận chịu thương vong song chưa công bố số liệu cụ thể.
Quân đội hai nước triển khai hàng nghìn binh sĩ dọc theo LAC sau lần đụng độ đẫm máu nhất nhiều thập kỷ. Giới chuyên gia lo ngại căng thẳng có thể dẫn đến xung đột vũ trang toàn diện giữa Ấn Độ và Trung Quốc, hai quốc gia đông dân nhất thế giới và cùng sở hữu vũ khí hạt nhân.
Vị trí binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc đụng độ những tháng qua. Đồ họa: Telegraph.
Quân đội Ấn Độ đang triển khai chiến dịch hậu cần lớn nhất trong nhiều tháng qua, đưa lượng lớn lương thực, đạn dược, trang thiết bị, nhiên liệu, vật tư phục vụ hoạt động trong mùa đông tới vùng Ladakh. Quân đội Trung Quốc gần đây cũng tổ chức nhiều cuộc diễn tập trên khu vực cao nguyên Tây Tạng và khu tự trị Tân Cương giáp với Ấn Độ.
Chiến tranh Trung - Ấn năm 1962 diễn ra tại khu vực Ladakh và kết thúc bằng một hiệp định đình chiến. Kể từ đó, quân đội hai nước canh gác khu vực biên giới chưa phân định kéo dài từ Ladakh với bang Arunachal Pradesh.
Bùng nổ căng thẳng: Ấn Độ và Trung Quốc bắn 100-200 'phát súng cảnh cáo' tại Pangong Căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc đang gia tăng sau khi New Delhi cáo buộc Bắc Kinh đặt dây cáp và củng cố thêm các tuyên bố chủ quyền ở biên giới Himalaya đang tranh chấp và Ấn Độ, Trung Quốc bắn 100-200 'phát súng cảnh cáo' tại Pangong vào đầu tháng 9, theo NDTV. Các nguồn tin cho biết vụ...