Trump “xấu xí” trong cuộc tranh luận lần 3 chỉ vì một câu nói hớ
Khoảnh khắc ông Donald Trump xen ngang bà Hillary Clinton trong buổi tranh luận trực tiếp hôm nay và gọi đối thủ là “ mụ đàn bà xấu xa” làm dậy sóng trên Twitter.
Ông Trump trong cuộc tranh luận trực tiếp lần thứ ba với bà Clinton. Ảnh: AFP.
Đó là một trong những sự xen ngang kỳ lạ nhất của ông Trump và nó mau chóng thu hút khán giả xem tranh luận trực tiếp tại nhà và khiến mạng xã hội Twitter cũng dậy sóng, New York Magazine bình luận.
Khi bà Clinton đang trả lời câu hỏi về chính sách an sinh xã hội trong buổi tranh luận trực tiếp hôm nay, ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa lắc đầu, xen ngang: “Mụ đàn bà xấu xa”.
Những người dùng Twitter Mỹ nhanh chóng “chế” câu nói của Trump với các hình ảnh động (gif) mang hàm ý chế giễu. Tài khoản Nancy Leong đưa ra ba câu nói của Trump để chứng minh ông mâu thuẫn: “Không ai tôn trọng phụ nữ hơn tôi”, “Mụ đàn bà xấu xa”, “Chồng bà không đồng ý với bà”.
Terry Dresbach, một chủ tài khoản Twitter khác, bình luận: “Ông gọi một người phụ nữ có trình độ đại học là mụ đàn bà xấu xa trong cuộc bầu cử mà ông ta cần sự ủng hộ của phụ nữ để chiến thắng”.
Video đang HOT
Nancy Jo Sales thì khẳng định tất cả phụ nữ Mỹ đều nghe rõ khi ông Trump nói “mụ đàn bà xấu xa”. “Hãy chuyển hồ sơ cá nhân của tôi thành một người đàn bà xấu xa, vì đó là thông minh, có tài năng”, ProfB nói.
Bình luận của ông Trump về những người nhập cư không có giấy tờ là “những kẻ xấu” cũng tạo làn sóng chỉ trích trên Twitter. Tài khoản JB viết ý tưởng cho trang phục ngày lễ Halloween lần lượt là: Kẻ xấu; Mụ đàn bà xấu xa; Kẻ xấu quyến rũ; Mụ đàn bà xấu xa quyến rũ.
Cụm từ “kẻ xấu” được đăng tải trên Twitter 134.000 lần trong và ngay sau khi buổi tranh luận kết thúc, theo công ty công nghệ Amobee.
Kat o’keeffe viết trên Twitter: Làm ơn hãy cho tôi biết ai đang bán áo sơ mi đôi: “mụ đàn bà xấu xa” và “kẻ xấu”. Catherynne Valente lại nêu ý tưởng về ban nhạc mang tên: Mụ đàn bà xấu xa và kẻ xấu.
Nữ ca sĩ nổi tiếng Janet Jackson đùa rằng các băng đĩa ghi âm ca khúc “If you’re nasty” (nếu bạn là kẻ xấu xa) sẽ “loại bỏ” cô sau câu nói của ông Trump.
Diễn viên hài Larry Wilmore viết: “Có phải Trump vừa gọi Hillary là ‘mụ đàn bà xấu xa’? Tôi cá rằng Billy Bush xui dại ông ta nói vậy”. Bush là người bị kênh NBC sa thải vì xuất hiện trong video ghi lại cuộc nói chuyện thô tục về phụ nữ với Donald Trump.
Theo Văn Việt (VnExpress)
Bầu cử Mỹ: So găng lần 3, Donald Trump còn lại gì?
Cuộc tranh luận diễn ra ở Las Vegas, bang Nevada, bắt đầu lúc 8h sáng ngày 20.10 giờ VN (9h tối 19.10 giờ Mỹ) kéo dài 90 phút do nhà báo Chris Wallace của Fox News điều phối
Chủ đề buổi tranh luận do Wallace lựa chọn, gồm hàng loạt chủ đề từ nợ, nhập cư, kinh tế tới tòa án tối cao, sức khỏe để làm Tổng thống...
Trước trận so găng lần thứ ba này, vị tỷ phú bất động sản bị cho là gặp rất nhiều bất lợi sau những xì căng đan tình dục bị truyền thông đào bới và được phe Dân chủ nhào nặn thành vũ khí cho nữ cựu Ngoại trưởng Mỹ tấn công đối thủ. Không những thế, trong nội bộ đảng Cộng hoà còn có nhiều nhân vật nổi tiếng quay lưng với Trump, thậm chí tìm cách ngăn cản Trump chiến thắng.
Vậy Trump còn gì cho lần so găng thứ ba này : Giá trị Mỹ, sức mạnh Mỹ, lợi ích Mỹ, đâu là lợi thế của Trump?
Giá trị Mỹ
Nữ cựu Ngoại trưởng Condoleezza Rice - một nhân vật có uy thế bên đảng Cộng hoà đã lên tiếng đối với Trump : "Đủ rồi! Trump không thể là Tổng thống. Ông nên rút lui. Là một đảng viên đảng Cộng hòa, tôi sẽ hỗ trợ những người có phẩm giá và tầm vóc để có thể đưa nguyên tắc dân chủ cao nhất ra toàn thế giới", theo The Guardian.Có thể xem đây là lời khẳng định rõ ràng nhất rằng Trump không xứng đáng đóng vai trò là người làm sáng hơn giá trị Mỹ. Bởi lẽ, tự do - dân chủ luôn được xem là thước đo cao nhất cho giá trị Mỹ. Và bà Rice cũng đã khẳng định lại điều đó. Cá nhân người viết cho rằng dù Trump có làm tổn hại đến giá trị Mỹ thì điếu đó không gây bất lợi cho ông. Bởi Trump vốn là người bỗ bã, phát biểu bạt mạng và ông làm được điều đó là nhờ giá trị Mỹ và cũng do giá trị Mỹ mà thâm cung bí sử của ông được cả bàn dân thiên hạ biết đến. Bà Rice đã hậm hực nói với CNN rằng bà không thể chờ đợi cho đến ngày 8.11, sau khi có tin tức tiết lộ rằng Donald Trump từng gọi bà là "chó" trong một bài phát biểu năm 2006.
"Condoleezza Rice, cô ấy là một người phụ nữ đáng yêu, nhưng tôi nghĩ cô ấy là một con chó cái", theo một câu chuyện trên New York Daily News năm 2006.Bà Rice bảo vệ giá trị Mỹ nghĩa là bảo vệ tự do, dân chủ và bà đã phải nhận hậu quả từ những gì bà quyết tâm bảo vệ và gìn giữ. Washington post đã cho rằng Trump một mình chống lại cả hệ thống chính trị Mỹ, đã làm thay đổi cả đời sống chính trị tại Mỹ. Có thể nhận diện, Trump đã giúp thẩm định lại giá trị truyền thống Mỹ, qua đó tạo ra cú hích cho sự đổi thay những gì được xem là tinh tuý nhưng đã không còn phù hợp nữa. Do vậy, để ngăn cản Trump thì phải tạo ra một nguyên tắc mới, nếu không thì giá trị Mỹ sẽ luôn chứa đựng mâu thuẫn và Trump dựa vào đó để tạo ra lợi thế cho mình. Trump đặt nghi vấn về hiệu quả của việc sử dụng sức mạnh Mỹ là xuất phát từ thực tế tại Mỹ và những gì diễn ra trên thế giới liên quan tới sức mạnh Mỹ.Khủng bố vẫn diễn ra trên đất nước Mỹ, vẫn giết hại người dân Mỹ nhưng an ninh Mỹ vẫn chưa có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu.
Quân lực Mỹ - niềm kiêu hãnh của sức mạnh Mỹ - vẫn bị đối thủ thách thức, thậm chí bị tấn công mà chưa biết phải đáp trả ra sao vì đồng minh bây giờ có thể là đối thủ, như vụ tàu khu trục Mỹ bị bắn liên tiếp ba lần trong một tuần ngoài khơi Yemen.Như vậy là sức mạnh Mỹ không thể bảo vệ lợi ích Mỹ, do vậy phải kiểm tra lại sức mạnh Mỹ. Điều đó chẳng khác gì có cũng như không và có thể hiểu Trump không phải ngu ngơ về vũ khí hạt nhân cũng như tác hại của nó, mà với Trump thì có sức mạnh mà không sử dụng được để bảo vệ lợi ích cho nước Mỹ thì khác gì là không có.
Chỉ cần như vậy là quá đủ cho hiểu biết của Trump về sức mạnh Mỹ, còn những vấn đề kỹ thuật hay tác hại của nó thì phải bằng chương trình hành động cụ thể của bộ phận tham mưu và chuyên môn. Đây là lợi điểm của Trump và Trump đã lấy điểm qua câu hỏi tưởng như ngớ ngẩn của mình. Hillary đã rơi vào bẫy của vị tỷ phú trong tình huống này. Với lợi ích MỹTrump trước sau như một khẳng định lợi ích Mỹ đang bị cướp và phải lấy lại cho nước Mỹ, cho người dân Mỹ.
Trump đòi thay đổi những nguyên tắc mà đối tác, đồng minh dựa vào đó &'xẻ thịt" nước Mỹ để làm lợi cho họ, gây thiệt hại cho nước Mỹ.Người viết cho rằng, đó là nguyên nhân chính đảm bảo Trump vẫn đang vững vàng trên đường đua, dù bị đánh tơi bời khói lửa. Người Mỹ vốn thực dụng, trong khi giới chính trị truyền thống lại dần xa với tính thực dụng của người Mỹ, từ đó mở ra cơ hội cho Trump.Lâu nay, giới tài phiệt được cho là đứng sau quyền lực của nước Mỹ, tuy nhiên Trump đã làm thay đổi quan niệm và truyền thống ấy. "Kinh tế hoá chính trị" có thể được xem là thành công nhất cua Trump và đội ngũ cố vấn cho đến thời điểm này.Với chủ nghĩa thực dụng thì lợi ích phải cụ thể và có thể đổi trao theo phương châm "có ít đổi được nhiều", song với giới chính trị thì điều đó trở nên rất mơ hồ, mà thể hiện đỉnh cao là đương kim Tổng thống Obama với Hiệp định Xuyên Thái Bình Dương (TPP) hiện nay.
Có thể thấy rằng, người Mỹ không chấp nhận đánh đổi lợi ích thực tế lấy lợi ích triển vọng là nguyên nhân chính khiến TPP có thể chết yểu.Và trong quá trình tranh cử cũng như đấu khẩu trực tiếp thì ứng viên Hillary vẫn luôn bị xem là thiếu biện pháp cụ thể để bảo vệ và làm gia tăng lợi ích Mỹ. Với hàng trăm cuộc vận động tranh cử trên khắp nước Mỹ, người Mỹ đã hiểu hết, nắm hết những ước vọng cũng như tham vọng của các ứng viên, khi đối đầu trực tiếp thì người Mỹ chỉ cần biết hành động cụ thể mà thôi. Như vậy, trước khi diễn ra trận quyết đấu cuối cùng thì Trump không mất lợi thế như nhiều người tưởng sau những gì đã và đang bôi trét vào ông như giới truyền thông tô vẽ. Có thể sau các cuộc đấu khẩu, kết quả thăm dò có lợi cho bà Hillary, song đó không phải là cơ sở khăng định bà chiến thắng, mà điều quan trọng là đối thủ của bà còn gì trước trận chung kết sắp tới.
Theo nhận định của các chuyên gia, ở hai lần tranh luận trước phần thắng đều nghiêng về ứng viên Tổng thống đảng Dân chủ. Vì thế, nhiều nhà quan sát cho rằng tranh luận lần ba này vấn đề trung tâm không phải là Trump mà thay vào đó là Hillary. Liệu bà có tránh mắc phải những lỗi lớn hay không.
Theo Danviet
Clinton: Trump là người nguy hiểm nhất thế giới hiện đại Cuộc tranh luận lần 3 kết thúc và kịch bản cãi cọ nảy lửa giữa hai ứng viên Donald Trump và Hillary Clinton lại diễn ra trên sân khấu. Tranh luận kết thúc Hai ứng viên kết thúc phần tranh luận thứ 3, không bắt tay nhau mà hướng về phía khán giả và trò chuyện với cử tri. Vấn đề nợ công...