Trump: Trung Quốc đang đổ lỗi cho tất cả các bên
Trump nói Trung Quốc đổ lỗi cho các bên khác về Covid-19 và “sự kém cỏi của Trung Quốc đã giết người hàng loạt toàn cầu”.
“Một số gã khùng ở Trung Quốc vừa đưa ra tuyên bố đổ lỗi cho tất cả mọi bên trừ Trung Quốc về loại virus đã giết hàng trăm nghìn người. Hãy giải thích cho những gã ngốc này rằng không gì có gì khác ngoài sự kém cỏi của Trung Quốc đã giết người hàng loạt toàn cầu!”, Trump viết trên Twitter ngày 20/5.
Tổng thống Mỹ Trump tại Nhà Trắng ngày 19/5. Ảnh: AFP.
Ông đưa ra bình luận sau khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên hôm 19/5 cho rằng Mỹ đang cố gắng bôi nhọ và đổ lỗi cho Trung Quốc để “tung hỏa mù” khi chính Washington đã xử lý dịch yếu kém.
Chính quyền Trump ngày càng gia tăng chỉ trích cách Trung Quốc xử lý ở giai đoạn đầu dịch bùng phát, cáo buộc Bắc Kinh thiếu minh bạch và còn gọi WHO là “con rối của Trung Quốc”. Theo mốc thời gian WHO công bố, Trung Quốc lần đầu báo cáo bệnh viêm phổi lạ vào ngày 31/12/2019 và xác nhận virus lây từ người sang người vào 20/1, ba ngày trước khi phong tỏa Vũ Hán. WHO tuyên bố Covid-19 là “tình trạng khẩn cấp về y tế toàn cầu” vào ngày 30/1 và Mỹ bắt đầu cấm người từ Trung Quốc nhập cảnh vài ngày sau đó.
Video đang HOT
Trump và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo gần đây thúc đẩy giả thuyết nCoV bị rò rỉ từ Viện Virus học Vũ Hán. Cộng đồng tình báo Mỹ đang xem xét giả thuyết này nhưng họ cho rằng nCoV không phải là virus nhân tạo hoặc biến đổi gene. Trong khi đó, Viện Virus học Vũ Hán bác bỏ giả thuyết. Bắc Kinh khẳng định Ngoại trưởng Mỹ không thể chứng minh nCoV lọt từ phòng thí nghiệm bởi ông “không có bất kỳ bằng chứng nào”.
Các nước thành viên WHO hôm 19/5 thông qua nghị quyết kêu gọi điều tra độc lập về những biện pháp ứng phó Covid-19 của tổ chức này. Nghị quyết cho hay cuộc điều tra nên bao gồm cả việc xem xét những hành động của WHO, cũng như các mốc thời gian hành động của tổ chức này liên quan đến Covid-19. Tuy nhiên, nghị quyết không ràng buộc và đề cập cụ thể đến quốc gia nào. Về nguồn gốc của nCoV, nghị quyết kêu gọi WHO giúp điều tra “nguồn gốc của virus, cũng như con đường lây lan sang người”.
Covid-19 xuất hiện tại hơn 210 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 5 triệu người nhiễm, gần 326.000 người tử vong và khoảng hai triệu người bình phục.
Hàng nghìn người chia sẻ 'bức ảnh bình thường cuối cùng'
Phóng viên người Anh Robyn Vinter nhận được hàng nghìn hồi đáp sau khi đề nghị mọi người chia sẻ những bức ảnh cuộc sống trước khi phong tỏa.
Nữ phóng viên sống ở thành phố Leeds đăng lên Twitter một đề nghị rất đơn giản vào sáng 16/5: "Tôi muốn xem bức ảnh bình thường cuối cùng trong điện thoại của các bạn". Ý tưởng này của cô xuất phát từ một bài báo trên BBC.
Chỉ trong vòng vài giờ, cô nhận được hàng nghìn phản hồi, trong đó có từ Monica Lewinsky, người phụ nữ nổi tiếng vì bê bối tình ái với cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton.
"Tôi thấy (nhà báo Mỹ) Jon Ronson trả lời và một đôi khá nổi tiếng khác, rồi sau đó tôi phát hiện ra Monica Lewinsky", Vinter kể. "Tôi nghĩ: lạ thật, làm thế nào cô ấy tìm thấy bài viết nhỏ bé của tôi?".
Phóng viên Joe Plimmer của tờ Guardian chụp ảnh cùng con trai trong lần đi dạo cuối cùng trước phong tỏa tại Cuckmere Haven, hạt Đông Sussex. Ảnh: Urszula Soltys
Với gần 8.000 hồi đáp, bài viết của Vinter hé lộ khát khao được nhìn lại cuộc sống trước khi lệnh phong tỏa áp đặt khắp thế giới nhằm ngăn chặn Covid-19. Từ khóa "lastnormalphoto" (bức ảnh bình thường cuối cùng) đã trở thành xu hướng nổi bật trên Twitter tuần này, trong đó mọi người chia sẻ bức ảnh cuối cùng mà họ chụp trước khi cuộc sống bình thường bị ngưng trệ vào cuối tháng 3.
Đó là hình ảnh những đứa trẻ vội vàng đến trường, hay bữa tiệc sinh nhật mà mọi người thoải mái ôm hôn và trò chuyện, đứng cách nhau chỉ 2 cm thay vì 2 mét như yêu cầu hiện nay.
Một người chia sẻ bức ảnh về trận đấu giữa Liverpool và Atletico Madrid hôm 11/3 ở giải Champions League, trong khi nhiều người gửi ảnh quây quần cùng ông bà. Lewinsky chia sẻ bức ảnh chụp một bó hoa mà cô được tặng.
Một người chia sẻ bức ảnh tại Qatar với chú thích "Khi chưa ai nghe tới cụm từ giãn cách xã hội". Ảnh: Twitter/James Varley
"Có rất nhiều thứ mà mọi người sẽ chọn làm nếu họ biết chuyện gì sắp xảy ra. Tôi cho rằng đó là khoảnh khắc thời gian đóng băng", Vinter nói.
Vinter, người làm việc cho tờ Yorkshire Post và thành lập trang tin Overtake, cho rằng có những bức ảnh không thực sự là bức cuối cùng được chụp trước khi phong tỏa.
"Đó là bức mà họ lựa chọn vì nó thú vị hoặc họ nghĩ rằng bức ảnh khiến họ trông tươi tắn", cô nói. "Thật vui khi mọi người phản ánh những gì họ đang làm một cách đặc biệt, vì cuộc sống thay đổi rất nhanh. Mọi người có cảm giác rằng điều gì đó sắp xảy ra, nhưng không ai biết giới hạn của nó ra sao".
Bức ảnh cuộc sống bình thường cuối cùng của Vinter được chụp tại một cửa hàng từ thiện, khi cô đang cân nhắc mua một chiếc gương.
"Có một chiếc gương thập niên 70 mà tôi thích, vì thế tôi đã chụp nó. Tôi muốn suy nghĩ và tưởng tượng xem nó sẽ đặt ở đâu trong nhà mình rồi sau đó sẽ quay lại mua nó. Rõ ràng, cửa hàng giờ đã đóng nhưng tôi hy vọng nó vẫn còn ở đó và không ai đến mua nó vào lúc này".
FED chưa xem xét chính sách lãi suất âm Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell đã đưa một thông điệp rõ ràng cho các nhà giao dịch hợp đồng tương lai gắn với lãi suất, đó là: đặt cược vào khả năng FED hướng tới chính sách lãi suất âm là sai lầm. Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) ở Washington DC. Ảnh: AFP/TTXVN...