Trump tố Biden cản trở phát triển vaccine Covid-19
Trump cho rằng Biden và “phó tướng” Kamala Harris cản trở nỗ lực phát triển nhanh vaccine Covid-19 của chính quyền ông vì mục đích chính trị.
“Họ đang cố gắng chê bai nó. Họ đang cố biến nó thành chính trị”, Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại cuộc mít tinh vận động tranh cử ở Bắc Carolina hôm 8/9, nhắc tới phản ứng của ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden và phó tướng Kamala Harris đối với nỗ lực của Nhà Trắng nhằm ra mắt vaccine Covid-19 “rất, rất sớm”.
Tuyên bố của Trump được đưa ra sau khi Biden cáo buộc Tổng thống Mỹ đang chính trị hóa vấn đề vaccine để có thể tái đắc cử. Biden cho biết với những sai lầm của Trump trong đại dịch, đã khiến hơn 186.000 người Mỹ chết và hàng triệu người thất nghiệp, việc ông đảm bảo về loại vaccine an toàn là “không thể tin tưởng”.
Trong cuộc mít tinh hôm qua, Trump cũng cáo buộc Biden “đã dành cả sự nghiệp để gây lãng phí cho các cộng đồng Mỹ” và gọi chương trình nghị sự của ông là “Made in China” (Sản xuất tại Trung Quốc). Tổng thống Mỹ còn tố Biden ủng hộ các chính sách thương mại dẫn tới giảm việc làm trong nước.
Ông chủ Nhà Trắng cũng tăng chỉ trích “phó tướng”của Biden, thượng nghị sĩ Harris. “Không ai thích bà ta. Bà ta không bao giờ có thể trở thành nữ tổng thống đầu tiên. Đó sẽ là sự xúc phạm với đất nước chúng ta”, Trump nói.
Chiến dịch của Biden hiện từ chối bình luận về tuyên bố của Trump.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại thành phố Winston Salem, bang Bắc Carolina, hôm 8/9. Ảnh: AFP.
Ứng viên tổng thống đảng Dân chủ trước đó chỉ trích ông chủ Nhà Trắng vì những thiệt hại mà nông dân Mỹ và các ngành công nghiệp khác phải gánh chịu do các mức thuế áp đặt với hàng hóa Trung Quốc. Biden cũng gọi thỏa thuận thương mại giai đoạn của Trump với Trung Quốc là “thất bại tệ hại” không đem lại lợi ích.
Trump gần đây tăng cường gây áp lực với Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), khi ông muốn công bố hoặc đưa vào sử dụng một loại vaccine Covid-19 trước cuộc bầu cử tháng 11. Ông chủ Nhà Trắng cho rằng FDA đang mâu thuẫn nội bộ sâu sắc, dẫn tới việc kéo dài quy trình phê chuẩn vaccine, dù không đưa ra bằng chứng.
Cảnh sát rửa chân cho lãnh đạo tôn giáo da màu
Cảnh sát và người dân da trắng cùng rửa chân cho các lãnh đạo tôn giáo da màu ở bang Bắc Carolina, làm xoa dịu căng thẳng về chủng tộc.
Bất chấp nắng nóng, các thành viên của Trung tâm Giáo hội Di sản, do mục sư Faith Wokoma và chồng bà là Soboma dẫn đầu, đã tuần hành ở thành phố Cary, bang Bắc Carolina, hôm 6/6 để phản đối cảnh sát ghì chết người da màu George Floyd và kêu gọi chấm dứt phân biệt chủng tộc. Mọi người đã dành 8 phút 46 giây mặc niệm để tưởng nhớ khoảng thời gian Floyd bị cảnh sát ghì gối lên gáy dẫn tới tử vong.
Một phần khác của sự kiện này là lễ "rửa chân", trong đó ít nhất 3 sĩ quan cảnh sát và 3 người dân da trắng khác rửa chân cho các mục sư Faith và Soboma Wokoma. Hình ảnh và video được chia sẻ trên mạng cho thấy các tín đồ cùng nhau cầu nguyện rồi quỳ xuống những chiếc xô và rửa chân cho các mục sư đang ngồi trên ghế.
Cảnh sát và người dân da trắng rửa chân cho hai mục sư da màu ở Cary, bang Bắc Carolina, hôm 6/6. Video: Facebook/Fabiola Doissaint
Rửa chân là một nghi lễ tôn giáo được nhiều giáo phái Kito thực hành dựa trên lời răn dạy của Chúa Jesus rằng các tín đồ nên rửa chân cho người khác để bày tỏ sự khiêm nhường và yêu thương. Theo Kinh thánh, Chúa Jesus cũng từng rửa chân cho các tông đồ.
Video buổi lễ được chia sẻ lên Facebook và thu hút hơn 2.400 lượt xem.
"Một biểu hiện mạnh mẽ của sự hòa giải", một người bình luận.
"Đây là cách sự hàn gắn về chủng tộc bắt đầu", người khác nêu ý kiến.
Faith và Soboma Wokoma cho hay họ được truyền cảm hứng tổ chức cuộc tuần hành như một nơi để các tín đồ có thể tự do thảo luận về những cuộc biểu tình đang diễn ra khắp Mỹ.
"Chúng tôi không muốn phân biệt giáo hội da màu, da trắng hay giáo hội châu Á. Chúng tôi đã quyết định tập hợp cùng các giáo hội khác và rất ngạc nhiên khi cảnh sát nói rằng họ muốn là một phần của cuộc tuần hành. Thị trưởng cũng muốn tham gia", Faith nói.
Lori Bush, ủy viên hội đồng thành phố Cary, mô tả cuộc tuần hành trên là một sự kiện "có tác động mạnh mẽ".
"Chúng tôi đã dừng lại ở nhiều nơi để cầu nguyện, hát ca khúc Amazing Grace, và tất cả chúng tôi cố gắng tham gia dù vẫn giữ giãn cách xã hội. Tôi rất xúc động trước lượng người có mặt, những ngôn từ có sức ảnh hưởng và lời kêu gọi thay đổi", bà nói.
Các cuộc biểu tình tại Mỹ đã kéo dài 12 ngày liên tiếp, thu hút hàng nghìn người tại toàn bộ 50 bang của Mỹ nhưng hiện phần lớn diễn ra ôn hòa. 4 cảnh sát liên quan đến cái chết của Floyd đã bị truy tố.
Ca nCoV tăng kỷ lục khi bang Mỹ mở cửa Bắc Carolina hôm 14/5 ghi nhận 691 ca nhiễm mới, mức tăng kỷ lục trong 24 giờ, sau khi bang này mở cửa được một tuần. Chỉ một tuần sau khi tiến hành Giai đoạn 1 của kế hoạch tái mở cửa, bang Bắc Carolina liên tục ghi nhận các ca nhiễm mới nCoV ở mức cao. Sau mức kỷ lục hôm 14/5,...