Trump tiết lộ “sai lầm khủng khiếp” của Trung Quốc
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông tin rằng sự bùng phát của dịch Covid-19 là kết quả của một sai lầm khủng khiếp ở Trung Quốc vài ngày sau khi ông tuyên bố đã thấy bằng chứng virus corona chủng mới có nguồn gốc từ một phòng thí nghiệm Vũ Hán.
Tổng thống Mỹ Donald Trump
Trong cuộc phỏng vấn với Fox News hôm 3/5, ông Trump đã được hỏi rằng, liệu có đủ bằng chứng cho thấy Trung Quốc đã lừa dối thế giới về loại virus chết người này hay không.
“Về mặt cá nhân, tôi nghĩ họ đã phạm phải một sai lầm khủng khiếp và họ không muốn thừa nhận điều đó. Chúng tôi muốn tới đó (Trung Quốc) nhưng họ không muốn chúng tôi có mặt. Họ đã phạm sai lầm và cố gắng che đậy nó. Nhưng giống như 1 đám cháy, họ không thể dập được lửa”, ông Trump trả lời.
Video đang HOT
Ông cũng nói rằng chính phủ Mỹ đã tổng hợp một báo cáo đáng tin cậy về nguồn gốc của virus và cách thức Viện virus Vũ Hán có thể liên quan. Báo cáo này sẽ đưa ra kết luận rất rõ ràng và sẽ sớm được công bố.
Bình luận của Trump được đưa ra vài ngày sau khi ông nói với các phóng viên rằng ông đã thấy bằng chứng cho thấy virus có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm ở Trung Quốc nhưng ông tiết lộ không thể bình luận sâu vào chi tiết.
Cộng đồng tình báo Mỹ cho biết, họ tin rằng virus corona chủng mới không phải do con người tạo ra hay biến đổi gen nhưng vẫn đang điều tra xem liệu nó có phải bắt nguồn từ một tai nạn tại một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán hay không.
Trước đó cùng ngày 3/5, Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết, có một số lượng đáng kể bằng chứng gợi ý rằng virus đến từ phòng thí nghiệm Vũ Hán.
Tuy nhiên, các quan chức và các nhà khoa học Trung Quốc đã phủ nhận bất kỳ mối liên hệ nào giữa đại dịch Covid-19 và phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.
Điện Kremlin cảnh báo Trump không làm điều này
Moscow đã lên tiếng kêu gọi Mỹ không rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở vì nó có thể gây thiệt hại cho an ninh châu Âu và buộc Moscow phải đáp trả.
Thỏa thuận được ký năm 1992, có hiệu lực vào năm 2002 và cho phép cả hai nước (Nga và Mỹ) thực hiện các chuyến bay giám sát lẫn nhau. Hiệp ước được thiết kế để xây dựng lòng tin giữa các quốc gia bằng cách cho phép máy bay thu thập thông tin về các hoạt động quân sự trong thời gian ngắn. Hiệp ước được ký kết bởi hơn 33 quốc gia bao gồm Anh, Pháp, Đức, Nga, Mỹ...
Tuy nhiên, các quan chức Washington đã nghi ngờ về hiệu quả của hiệp ước và cáo buộc Moscow vi phạm các điều khoản - điều mà Nga phủ nhận.
Nga đã áp đặt các hạn chế đối với các chuyến bay của Mỹ qua thành phố Kaliningrad, nằm giữa Ba Lan và Lithuania trên bờ biển Baltic. Điện Kremlin cũng đã cấm các chuyến bay gần biên giới tranh chấp giữa Nga và Georgia.
Kể từ năm 2016, Mỹ đã hạn chế các chuyến bay giám sát đối với Hạm đội Thái Bình Dương ở Hawaii và các địa điểm đánh chặn tên lửa tại Fort Greely ở Alaska.
Mới đây, tờ Wall Street Journal dẫn nguồn tin cho biết rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một tài liệu, theo đó chính quyền Trump có ý định rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở. Tuy nhiên,đó chưa phải là quyết định cuối cùng, những cuộc tham vấn đang diễn ra. Trước đó, hồi đầu tháng 10, Eliot Engel, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ từng cho biết, Nhà Trắng đang "xem xét khả năng" rút khỏi hiệp ước.
Phản ứng trước thông tin Mỹ muốn rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở, Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh, hiệp ước này là cần thiết để xây dựng lòng tin và sự minh bạch. Việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở sẽ làm tổn hại nghiêm trọng đến kiến trúc an ninh châu Âu và buộc Nga phải thực hiện những bước đáp trả tương ứng.
Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố thêm rằng, họ sẽ làm tất cả mọi thứ có thể để duy trì hiệp ước.
Nga và Mỹ đã rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) được ký năm 1987. Hiệp ước vốn cấm hai quốc gia sản xuất hoặc thử nghiệm tên lửa hành trình phóng từ mặt đất với tầm bắn từ 500 đến 5.500 km.
Theo danviet.vn
Nga: Chính sách 'gây hấn' của Mỹ khiến căng thẳng gia tăng Cuộc họp trong tuần này giữa các nhà ngoại giao hàng đầu của hai nước về ổn định chiến lược đã không đạt được bất kỳ kết quả cụ thể nào. Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters) AP đưa tin quyền Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov ngày 17/1 đã đổ lỗi cho Mỹ về cái gọi là chính sách "gây hấn" của Washington khiến...