Trump thừa nhận suýt thành ‘nạn nhân xấu số’ của nCoV
Trump nói tình hình sức khỏe của ông có thể rất nghiêm trọng và không hồi phục được sau khi nhiễm nCoV nếu không nhờ các loại thuốc thử nghiệm.
“Hôm nay tôi đã hỏi các bác sĩ rằng tình hình bản thân tệ đến thế nào. Họ trả lời rằng ‘Ngài có thể đã rất tệ, ngài lúc đó đã trải qua một giai đoạn tồi tệ’”, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói trong buổi trả lời phỏng vấn trên sóng phát thanh với biên tập viên Rush Limbaugh ngày 9/10.
“Có vẻ như đó là một vấn đề lớn, bạn biết điều đó nghĩa là gì phải không? Điều đó có nghĩa là tồi tệ vì tôi đã mất đi 5 người”, Trump đề cập đến những người quen đã chết sau khi nhiễm nCoV.
Trump thừa nhận “không ở trong tình trạng tốt nhất” sau khi nhiễm nCoV và “có thể hoàn toàn không hồi phục” nếu không sử dụng các loại thuốc thử nghiệm.
Tổng thống Mỹ nói ông hồi phục nhờ thuốc kháng thể thử nghiệm do hãng dược phẩm Regeneron sản xuất. “Chủ yếu là nhờ loại thuốc này. Nó quét sạch virus”, Trump nói.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) giơ nắm tay trước khi rời rung tâm Quân y Quốc gia Walter Reed, ngày 5/10. Ảnh: AFP.
Loại thuốc của Regeneron mà Trump nhắc tới trên thực tế không phải thuốc chữa bệnh, mà là phương pháp điều trị bằng kháng thể thử nghiệm và là một trong những liệu phá điều trị hứa hẹn nhất đang được thử nghiệm để điều trị ngăn nhiễm nCoV.
Tuy nhiên, loại thuốc kháng thể giúp hệ miễn dịch loại bỏ virus này vẫn đang được thử nghiệm, độ an toàn và tính hiệu quả của chúng chưa được xác định và không có cách nào để Tổng thống Trump và các bác sĩ của ông biết được nó có hiệu quả đến mức nào trong trường hợp của ông.
Video đang HOT
Trump là một trong chưa đầy 10 người được tiếp cận với loại thuốc này theo quy định về “sử dụng khẩn cấp” mà không tham gia chương trình nghiên cứu. Tổng thống Mỹ cho biết đang thúc giục Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm nhanh chóng phê chuẩn việc sử dụng khẩn cấp thuốc này trong nhiều trường hợp hơn.
Trump khẳng định nếu các loại phức hợp kháng thể – thuốc của hãng dược phẩm Regeneron và Eli Lilly thành công trong thử nghiệm lâm sàng, chúng sẽ trở thành “phương pháp chữa trị” Covid-19.
“Đó là một phương pháp chữa trị và tôi ngồi nói chuyện với bạn hôm nay nhờ nó”, Trump nói. “Bạn biết đấy, tôi nghĩ rằng mình có thể trở thành một nạn nhân xấu số. Tôi thuộc danh mục những người rủi ro cao. Tôi phải nói với các bạn rằng loại thuốc này là yếu tố thay đổi tình thế”.
Nhận định của Trump về tình hình sức khỏe bản thân sau khi nhiễm virus trái ngược với tuyên bố lạc quan mà các bác sĩ đưa ra khi chẩn đoán cho Tổng thống Mỹ lẫn khi ông nằm viện. Nhà Trắng cho biết việc Trump tới Trung tâm Quân y Quốc gia Walter Reed ở Maryland ngày 2-5/10 để phòng ngừa và Tổng thống Mỹ chỉ “xuất hiện các triệu chứng nhẹ”.
Bác sĩ Nhà Trắng Sean Conley hôm 3/10 cho biết Tổng thống Mỹ vẫn làm việc, tự đi lại và không bị khó thở. Tuy nhiên, tiến sĩ Conley từ chối cung cấp một số chi tiết như liệu Trump có phải bổ sung oxy hay không. Một ngày sau, Conley xác nhận Trump phải thở oxy trước khi được đưa tới Walter Reed.
Nhà Trắng không phản hồi các câu hỏi về sự khác biệt trong lời kể của Trump liên quan đến tình trạng của ông sau khi nhiễm nCoV và các thông báo do bác sĩ Nhà Trắng đưa ra.
Trump ngày 2/10 thông báo ông và vợ nhận kết quả xét nghiệm dương tính với virus, sau đó cho biết đã tới bệnh viện quân y để theo dõi và điều trị thêm. Trump quay lại Nhà Trắng hôm 5/10, làm việc tại một văn phòng tạm thời trong tầng hầm Nhà Trắng, ngay sát phòng y tế, để có thể xử lý kịp thời trong trường hợp cần thiết, sau đó quay lại Phòng Bầu dục ngày 7/10.
Trong một video ghi hình tại Vườn Hồng, Nhà Trắng, được Trump chia sẻ trên Twitter hôm 7/10, Tổng thống Mỹ nói rằng việc nhiễm nCoV là “phước lành của Chúa”, bởi nó giúp nắm được mức độ hiệu quả của các loại thuốc thử nghiệm nhằm điều trị Covid-19.
Covid-19 bùng phát từ tháng 12/2019, xuất hiện tại 213 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 37 triệu ca nhiễm, hơn một triệu ca tử vong và gần 28 triệu người đã bình phục. Mỹ là vùng dịch lớn nhất thế giới với gần 7,9 triệu ca nhiễm và gần 217.000 ca tử vong.
Trump gọi phó tướng của Biden là 'quái vật'
Tổng thống Mỹ hai lần gọi ứng viên phó tổng thống đảng Dân chủ Kamala Harris là "quái vật" sau màn tranh luận của bà với Phó tổng thống Pence.
"Quái vật này đã ở trên sân khấu với Mike Pence, người đã hủy diệt bà ấy trong buổi tranh luận tối qua. Quái vật này đã nói sẽ không có khai thác dầu đá phiến. Mọi thứ bà ta nói đều dối trá", Tổng thống Mỹ Donald Trump nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với Fox News hôm nay, đề cập tới bà Harris, phó tướng của ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng hôm 5/10. Ảnh: AFP.
Đây là cuộc phỏng vấn đầu tiên của Trump kể từ khi ông thông báo nhiễm nCoV hôm 1/10. Trump từng gọi Harris là người "rất kinh tởm" và khẳng định bà cư xử "thiếu tôn trọng" với Biden trong suốt cuộc bầu cử sơ bộ.
Trong cuộc phỏng vấn hôm nay, Trump tiếp tục công kích Biden "không đủ năng lực trí tuệ". "Mọi người đều biết điều đó, ông ấy không thể làm tổng thống. Biden sẽ không làm tổng thống nổi hai tháng", Trump nói.
Ông cũng lặp lại tuyên bố cho rằng người nhập cư bất hợp pháp từ Mỹ Latinh không khác gì tội phạm nghiêm trọng. Đảng Dân chủ "muốn có hàng nghìn người là những kẻ sát nhân, hiếp dâm đổ vào đất nước chúng ta. Họ có thể là những người rất khủng khiếp", Tổng thống Mỹ nói.
Trump từng nhiều lần phát ngôn có tính chất lăng mạ, gây tranh cãi về phụ nữ, khiến ông bị cho là phân biệt giới tính. Ông gọi ứng viên ứng viên tổng thống đảng Dân chủ năm 2016 Hillary Clinton là "người phụ nữ kinh tởm" ngay trên sân khấu tranh luận. Trump cũng gây xôn xao khi một đoạn ghi âm bị lộ năm 2016 cho thấy ông có những lời khiếm nhã về phụ nữ.
Tổng thống Mỹ được cho là đang mất lòng các nữ cử tri, và những bình luận về bà Harris nhiều khả năng sẽ không giúp được ông lôi kéo người ủng hộ từ nhóm này. Các chiến lược gia đảng Cộng hòa cho hay cử tri nữ vùng ngoại ô chính là chìa khóa có thể giúp Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm nay.
Không chỉ công kích Biden và Harris, trong cuộc phỏng vấn hôm nay, Trump còn chĩa mũi dùi vào các đồng minh thân cận nhất, gồm Ngoại trưởng Mike Pompeo, Bộ trưởng Tư pháp William P. Barr và Giám đốc FBI Christopher A. Wray vì đã "không nỗ lực truy tố" các đối thủ của ông.
Trump hồi đầu tuần viết trên Twitter rằng Bộ trưởng Barr cần bắt đầu truy tố những người có liên quan tới cuộc điều tra Nga can thiệp bầu cử Mỹ, đồng thời công khai nhắc đến người tiền nhiệm Barack Obama và cả Biden.
"Nếu Bill Barr không truy tố những người đó vì hành vi phạm tội, vụ phạm tội chính trị lớn nhất trong lịch sử Mỹ, chúng ta sẽ không thỏa mãn một cách trọn vẹn, trừ phi tôi thắng", Trump tuyên bố, nói thêm rằng ông sẽ "không bỏ qua" và vụ phạm tội này "dính dáng đến Obama và cả Biden".
Ông chủ Nhà Trắng còn tuyên bố "Bill phải hành động" và Bộ trưởng Tư pháp Mỹ sẽ "lưu danh sử sách trong tình thế rất tệ" nếu không truy tố những người này. Ông cho hay Bộ Tư pháp liên tục đòi thêm thông tin, nhưng khẳng định họ đã có mọi thông tin cần thiết.
Trump còn bày tỏ sự bất mãn với Ngoại trưởng Pompeo, điều rất hiếm khi xảy ra trước đây. "Những thông tin về email của Hillary Clinton nằm ở Bộ Ngoại giao, vậy mà Mike Pompeo không thể lôi được chúng ra, thật buồn. Tôi không vui với ông ta là vì thế", Trump nói trong cuộc phỏng vấn hôm nay.
"Ông ấy có thể có được những thông tin đó. Tôi không hiểu tại sao. Ông ấy điều hành Bộ Ngoại giao, mà lại không làm được điều ấy", Trump đặt câu hỏi. Hiện chưa rõ ông chủ Nhà Trắng muốn nhắc tới điều gì, bởi Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố toàn bộ những email liên quan tới bà Clinton mà họ có.
"Bỏ qua yếu tố chúng là thông tin mật đi", Trump nói về các email của Clinton. "Tiến lên nào. Có thể Mike Pompeo cuối cùng sẽ tìm ra chúng, OK?".
Trump cũng đưa ra lời lẽ gay gắt đối với Giám đốc FBI Wray, người gần đây phản bác tuyên bố không có căn cứ của Tổng thống về tình trạng gian lận phiếu bầu qua thư quy mô lớn.
"Ông ấy thật đáng thất vọng", Trump nói về Wray. "Ông ấy nói về những thứ liên quan đến bầu cử, nhưng lại không coi nạn gian lận phiếu bầu là một vấn đề". Tổng thống Mỹ từ chối tiết lộ ông có sa thải Wray hay không.
Các cuộc thăm dò dư luận được tiến hành sau khi Trump nhiễm nCoV cho thấy đối thủ Biden đang nới rộng khoảng cách với đương kim Tổng thống. Trump được cho là đã lỡ cơ hội "lật ngược thế cờ" sau màn tranh luận trực tiếp đầu tiên bị đánh giá là "hỗn loạn" với Biden.
Tại sao công chúng 'nghiện' đồn thổi về sức khỏe Trump? Sau khi Trump nhiễm nCoV, một số đảng viên Dân chủ cực đoan suy đoán ông giả bệnh để tạo sự đồng cảm và tăng cơ hội tái đắc cử. Có những người dùng mạng xã hội thậm chí cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump không còn sống và được thay bằng một người đóng thế. Vài người đồn ông đã được...