Trump ‘thu mình, tránh nhắc về tương lai’
Tổng thống Trump tức giận khi không thể tái đắc cử và ông dường như “thu mình” trong Nhà Trắng, tránh nói về tương lai sau khi rời nhiệm sở.
Nguồn tin thân cận với Tổng thống Trump hôm 17/12 cho biết ông không muốn nhắc về tương lai trong những ngày còn lại của nhiệm kỳ. Bất cứ gợi ý nào về việc ông nên bắt đầu đặt nền móng cho cuộc tái tranh cử vào năm 2024 đều bị Tổng thống gạt đi, ít nhất là cho đến bây giờ, nguồn tin nói thêm.
“Ngài ấy không muốn nhắc về những điều sẽ làm sau khi rời nhiệm sợ. Tổng thống đã được thuyết phục rằng ông sẽ rời đi, nhưng ông vẫn làm rõ mọi thứ. Chừng nào ông còn trong nhiệm sợ, ông vẫn muốn là một tổng thống đúng nghĩa”, nguồn tin tiết lộ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng hôm 12/12. Ảnh: AFP.
Dù là người hướng ngoại trong suốt 4 năm nắm quyền, Tổng thống Trump dường như “khép mình” với công chúng trong những tuần gần đây, chủ yếu giao tiếp qua những dòng tweet.
Video đang HOT
Trump hành động rất ít để cho công chúng thấy ông vẫn tập trung vào công việc điều hành chính phủ, ngoài việc tham gia phát biểu tại một sự kiện để nêu bật tốc độ phát triển vaccine Covid-19.
Tổng thống cũng vẫn trao đổi với một nhóm cố vấn bao gồm Phó Tổng thống Mike Pence và Chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows, những người cập nhật cho ông về tình hình phân phối vaccine và các cuộc đàm phán đang diễn ra tại quốc hội.
Đại cử tri đoàn hôm 14/12 đã hoàn tất bỏ phiếu, bầu Biden là Tổng thống đắc cử, song Trump vẫn chưa nhận thua. Các nguồn thạo tin cho biết Tổng thống Mỹ có thể sẽ không công khai thừa nhận thất bại, trong khi đồng minh của ông cũng lên nhiều kịch bản để đảo ngược kết quả ở quốc hội.
Trump cân nhắc bổ nhiệm công tố viên đặc biệt điều tra con trai Biden
Trump đang tham vấn các cố vấn và đồng minh về khả năng bổ nhiệm một công tố viên đặc biệt để phụ trách cuộc điều tra Hunter Biden.
Theo một số quan chức chính quyền Trump và các đảng viên Cộng hòa, Tổng thống Donald Trump đã hỏi ý kiến Chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows, cố vấn Pat Cipollone và một số đồng minh khác về việc bổ nhiệm công tố viên đặc biệt này.
Ngoài phương án để một công tố viên đặc biệt điều tra Hunter Biden, con trai của Tổng thống đắc cử Joe Biden, Trump còn muốn bổ nhiệm một công tố viên đặc biệt khác để điều tra cáo buộc về gian lận bầu cử.
Trump được cho là đã rất tức giận khi William Barr, bộ trưởng tư pháp vừa thông báo từ chức, đã không thông báo công khai cuộc điều tra đã được tiến hành trong hai năm qua nhắm vào Hunter trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Ông đã bổ nhiệm Jeff Rosen làm quyền Bộ trưởng Tư pháp thay thế Barr trong những ngày cuối của nhiệm kỳ.
Tuy nhiên, giới quan sát nhận định nếu Trump muốn Rosen đi xa hơn Barr trong các cuộc điều tra này, ông có thể sẽ sớm thất vọng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump giữa các binh sĩ Mỹ khi tới xem một trận đấu bóng bầu dục giữa Lục quân và Hải quân trong Học viện quân sự Mỹ ở West Point, New York, hôm 12/12. Ảnh: AP
Barr hôm 14/12 thông báo từ chức từ tuần tới, một tuần sau khi Hunter Biden tiết lộ đang bị công tố viên liên bang điều tra về vấn đề tài chính. Thông thường, Bộ Tư pháp không tiết lộ những cuộc điều tra đang tiến hành, dù đối tượng bị điều tra có thể công bố thông tin.
Quyền Bộ trưởng Bộ Tư pháp Rosen trong tuyên bố hôm 15/12 cho biết rất "vinh dự" khi nhận nhiệm vụ mới và "sẽ tiếp tục tập trung vào những ưu tiên chính của Bộ".
Các nguồn tin cho hay Trump đang cân nhắc có nên gây áp lực với Rosen để bổ nhiệm công tố viên đặc biệt hay không, hoặc nếu cần, có thể thay thể quyền Bộ trưởng bằng một người có nhiều khả năng nghe lời ông hơn. Tổng thống thậm chí đã yêu cầu nhóm pháp lý của mình, bao gồm luật sư riêng Rudy Giuliani, xem xét khả năng ông có quyền bổ nhiệm công tố viên đặc biệt hay không.
Một câu hỏi quan trọng khác là liệu Rosen có chống lại áp lực từ Tổng thống hay những lời công kích từ nhiều phía hay không trong những tuần cuối của chính quyền Trump. Nếu không, ông có thể bị gạt sang một bên, dành chỗ cho người sẵn sàng thực hiện theo ý muốn của Trump.
Các trợ lý của Trump đang thúc giục Tổng thống thúc đẩy việc bổ nhiệm công tố viên đặc biệt, với niềm tin rằng điều này có thể gây tổn hại cho chính quyền Biden ngay từ trước khi Tổng thống đắc cử nhậm chức. Nếu cuộc điều tra do một công tố viên đặc biệt phụ trách, Biden sẽ không dễ dàng ra lệnh đình chỉ. Tuy nhiên, hiện chưa có quyết định chắc chắn nào được đưa ra.
Trong phần lớn nhiệm kỳ, Barr được coi là một trong những thành viên nội các trung thành nhất của Trump, sau khi ông khép lại vụ điều tra Nga của công tố viên đặc biệt Robert Mueller theo hướng có lợi cho Trump.
Sau khi Barr từ chức, vấn đề lớn nhất với Bộ Tư pháp dưới thời Trump là cuộc điều tra Hunter Biden. Vụ điều tra liên quan tới nhiều công tố viên liên bang và đặc vụ FBI. Việc bổ nhiệm một công tố viên đặc biệt cũng được cho là rất phức tạp, đòi hỏi phải tổng hợp nhiều góc độ điều tra.
Theo quy định của luật liên bang Mỹ, chỉ Bộ trưởng Tư pháp mới có quyền chỉ định và sa thải công tố viên đặc biệt. Việc bổ nhiệm một công tố viên đặc biệt cho cuộc điều tra Hunter Biden sẽ báo hiệu một cuộc điều tra kéo dài và phức tạp hơn cuộc điều tra hiện nay, vốn chủ yếu tập trung vào vấn đề thuế của con trai Hunter.
Số phận vali hạt nhân trong ngày Biden nhậm chức Quá trình chuyển giao vali hạt nhân có thể thay đổi, thậm chí phải dùng vali dự phòng, nếu Trump không dự lễ nhậm chức của Biden. Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn chưa quyết định có tham dự lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Joe Biden hay không. Ông chủ Nhà Trắng thậm chí còn đề cập khả năng tổ...