Trump thất vọng vì Armenia, Azerbaijan phá lệnh ngừng bắn
Tổng thống Mỹ bày tỏ thất vọng khi lệnh ngừng bắn thứ ba tại Nagorno- Karabakh do Washington khởi xướng sụp đổ không lâu sau khi có hiệu lực.
“Họ đã đối đầu nhau nhiều năm và không thể hòa giải. Họ đã làm thế rất, rất nhiều năm. Thật thất vọng khi thấy điều đó, nhưng đây là điều xảy ra khi bạn có những đất nước xung đột suốt thời gian dài”, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói tại c ăn cứ không quân Andrews hôm 27/10, đề cập đến lệnh ngừng bắn thứ ba tại vùng Nargono-Karabakh sụp đổ.
Trump xuất hiện trước người ủng hộ tại bang Wisconsin hôm 27/10. Ảnh: AFP.
Lệnh ngừng bắn thứ ba tại khu vực xung đột Nagorno-Karabakh có hiệu lực từ 8h ngày 26/10, đạt được sau những cuộc gặp riêng rẽ giữa Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và người đồng cấp Armenia, Azerbaijan tại thủ đô Washington cuối tuần trước. Các cuộc họp cũng có sự góp mặt của những nước đồng chủ tịch Nhóm Minsk, vốn được Mỹ, Nga và Pháp thành lập để hòa giải xung đột Armenia – Azerbaijan.
Tổng thống Trump đã chúc mừng Armenia và Azerbaijan ngay trước khi lệnh ngừng bắn được thực thi. Hai thỏa thuận trước đó do Nga và Nhóm Minsk đứng ra làm trung gian đã sụp đổ chỉ vài phút sau khi có hiệu lực.
Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau, Bộ Ngoại giao Azerbaijan cáo buộc các lực lượng Armenia pháo kích thị trấn Terter và những ngôi làng gần biên giới, “vi phạm trắng trợn thỏa thuận ngừng bắn”.
Bộ Quốc phòng Armenia bác bỏ cáo buộc, đồng thời cho rằng quân đội Azerbaijan mới là bên phá hoại thỏa thuận khi pháo kích nhiều vị trí dọc tuyến biên giới. Chính quyền vùng Nagorno-Karabakh thân Armenia cho biết quân đội Azerbaijan đã phóng tên lửa vào vị trí của lực lượng này.
Video đang HOT
Khu vực Nagorno-Karabakh. Đồ họa: RFE/RL.
Tranh chấp quyền kiểm soát Nagorno-Karabakh bùng phát thành cuộc chiến 6 năm giữa Azerbaijan và Armenia từ tháng 2/1988 tới tháng 5/1994. Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn đạt được năm 1994 và nhiều cuộc đàm phán hòa bình sau đó, xung đột vẫn xảy ra lẻ tẻ tại đây.
Giao tranh giữa hai nước nổ ra từ hôm 27/9 là một trong những xung đột đẫm máu nhất suốt nhiều năm qua. Hai bên đều tuyên bố gây thiệt hại nặng về người và khí tài của đối phương, nhưng không có thống kê cụ thể. Lực lượng ly khai thân Armenia tại Nagorno-Karabakh cho biết đã mất 974 tay súng trong gần một tháng xung đột, trong khi Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng cả hai bên đã thiệt hại gần 5.000 người trong các cuộc giao tranh.
Tung "quái vật" vào trận, Armenia chặn đứng đà tấn công của đối phương
Quân đội Azerbaijan không phải là bên duy nhất trong cuộc xung đột Nagorno-Karabakh vận hành UAV tấn công. Đối thủ của họ cũng sở hữu những loại vũ khí tương tự và đầy uy lực.
Quân đội Armenia tung bằng chứng "quái vật" xung trận?
Rạng sáng 26/10 giờ Việt Nam, trang Twitter của Thư ký báo chí của Bộ Quốc phòng Armenia Shushan Stepanyan đăng tải một đoạn video với chú thích "Máy bay không người lái tấn công có điều khiển do người Armenia sản xuất đang được sử dụng".
Trong đoạn video chỉ vỏn vẹn 6 giây, có thể thấy một máy bay không người lái (UAV) tự sát được phóng đi, tiếp cận và tiêu diệt mục tiêu trong một nhà kho được cho là ở Nagorno-Karabakh.
Do chất lượng thấp của video, việc xác định chủng loại UAV khá khó khăn. Tuy nhiên dựa theo chú thích nói trên và hình dạng có nhiều điểm tương đồng, có thể suy đoán Quân đội Armenia đã vận hành loại UAV tự sát có tên HRESH/HREESH (nghĩa là Quái vật trong tiếng Armenia).
HRESH lần đầu tiên được ra mắt tại triển lãm ArmHiTec -2018, là một sản phẩm của nhóm kỹ sư Armenia ProMAQ.
Theo trang Israel Defense, HRESH có nhiều điểm tương đồng với dòng UAV tự sát Heron, các loại "đạn dược lảng vảng" do Uvision của Israel phát triển.
Các thông số được ProMAQ công bố về HRESH cho biết UAV này nặng 7 kg với tải trọng (được cho là đầu đạn) 1,6 kg, tầm hoạt động khoảng 20 km và có thể đạt tới độ cao 1 km, tức là "đồng cân đồng lạng" mặc dù về hiệu suất khá hạn chế so với biến thể Hero-70 của Uvision.
UAV tự sát HRESH trong triển lãm ArmHiTec -2018.
Vì sao Armenia và Azerbaijan đồng ý ngừng bắn lần 3?
"Khi Mỹ hắt hơi, Israel sẽ bị viêm phổi": Tel Aviv trước viễn cảnh đen tối sau ngày 3/11?
Kể từ ngày 24/10 đến sáng 25/10, chiến sự ở Nagorno-Karabakh được cho là vẫn tiếp diễn ác liệt, tuy nhiên không như những ngày trước, đà tiến của phía Azerbaijan được cho là đã bị "khựng" lại ở khu vực tây nam.
Theo đại diện Bộ Quốc phòng Armenia ông Artsrun Hovhannisyan cho biết các đợt tấn công của phía Azerbaijan từ phía nam về hướng khu vực Berdzor (Lachin) đã bị đánh lui.
Mặc dù giao tranh vẫn tiếp diễn ở hướng Syunik-Zangilan, nhưng đến hết ngày 25/10, phía Azerbaijjan chỉ tuyên bố giải phóng thêm thị trấn Qubadli ở tỉnh Kashatagh của Cộng hòa Artsakh tự xưng.
Cho tới thời điểm hiện tại, lệnh ngừng bắn thứ 3 đã được hai phía tuyên bố đồng ý thực thi từ 8h sáng nay giờ địa phương (khoảng 11 giờ cùng ngày giờ Việt Nam) và có nhiều dấu hiệu cho thấy cả hai phía sẽ tôn trọng ngừng bắn.
Mặc dù vai trò trung gian của người Mỹ là không thể phủ nhận trong lần ngừng bắn này, tuy nhiên thế bế tắc ở mặt trận tây nam Nagorno-Karabakh cũng là một nhân tố không kém phần quan trọng.
Các nỗ lực tấn công của phía Azerbaijan từ ngày 20/10 về hướng khu vực Berdzor, nơi có tuyến đường huyết mạch nối Armenia và Nagorno-Karabakh có tên là "hành lang Lachin" được cho là đã không đem lại kết quả.
Kết quả này một lần nữa đã nhấn mạnh rằng yếu tố địa hình đóng vai trò quan trọng trong chiến sự 1 tháng qua.
Mặc dù gây thương vong và thiệt hại lớn cho đối phương, nhưng việc Quân đội Azerbaijan không thể kiểm soát các cao điểm trên dãy Tiểu Kavkaz sẽ khiến lực lượng của họ ở vùng đất thấp "phơi minh" dưới đạn pháo, cối và UAV tự sát tầm ngắn HRESH của phía Armenia.
Nó cũng cho thấy việc kiểm soát Qubadli có thể sẽ là tuyên bố chiến thắng cuối cùng của phía Azerbaijan ở vùng bình nguyên phía nam dãy Tiểu Kavkaz và cũng có thể là toàn bộ xung đột Nagorno-Karabakh 2020.
Tổng thống Azerbaijan tiết lộ điều kiện ngừng bắn ở Karabakh Mới đây, Azerbaijan đã sẵn sàng đạt được một thỏa thuận đình chiến mới tại Cộng hòa Nagorno-Karabakh tự xưng (NKR), nhưng Armenia phải tuyên bố tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của giải quyết xung đột. Theo đó, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev đã tuyên bố điều này trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Fox News hôm 25/10....