Trump thành lập hai ‘phòng chiến tranh’ ở Nhà Trắng
Chiến dịch tranh cử của Trump thành lập hai “phòng chiến tranh” ở khu Nhà Trắng, dấy lên lo ngại chính quyền Trump sử dụng tài sản công vào mục đích chính trị.
Giới chức vận động tranh cử và các quan chức Nhà Trắng xác nhận một “căn phòng chiến tranh” được đặt ở Tòa nhà Văn phòng Điều hành Eisenhower sát Nhà Trắng. Ngoài ra còn có một căn phòng riêng rẽ, nhỏ hơn nằm trong Nhà Trắng.
Một mật vụ đứng gác sau hàng rào bảo vệ bên ngoài Tòa nhà Văn phòng Điều hành Eisenhower ở Washington ngày 3/11. Ảnh: Reuters.
“Phòng chiến tranh” là nơi các quan chức vận động tranh cử hàng đầu của chính quyền Tổng thống Trump làm việc trong những ngày chờ đợi kết quả bẩu cử.
Chính quyền Trump đã nhiều lần bị chỉ trích sử dụng tài sản công cho mục đích chính trị trong năm qua. Hồi cuối tháng 8, Trump tổ chức đêm cuối cùng của Đại hội Toàn quốc đảng Cộng hòa tại Bãi cỏ phía Nam Nhà Trắng sau khi nhiều kế hoạch trước đó bị thay đổi do đại dịch Covid-19.
Trong những tháng cuối cùng của cuộc đua vào Nhà Trắng, Trump ngày càng dựa nhiều hơn vào những người được bổ nhiệm chính trị và các cơ quan chính phủ để thúc đẩy chiến dịch tái tranh cử.
Người phát ngôn chiến dịch tranh cử của Trump, Tim Murtaugh, tuyên bố, “phòng chiến tranh” cần phải ở gần tổng thống và người đóng thuế ở Mỹ không phải gánh chi phí nào cho việc nhóm vận động tranh cử của Trump sử dụng một căn phòng ở Tòa nhà Văn phòng Điều hành Eisenhower, nơi những sự kiện như các buổi cầu nguyện hay tiếp đón các nhóm ở bên ngoài thường xuyên diễn ra”.
“Mọi trang thiết bị, bao gồm hệ thống phát sóng Wi-Fi và máy tính đều được tính vào chi phí vận động tranh cử và không một nhân viên Nhà Trắng nào tham gia vào việc này. Việc thiết lập “phòng chiến tranh” được luật sư Nhà Trắng chấp thuận”, Murtaugh nói thêm.
Các chính quyền tiền nhiệm của Trump đều theo dõi cuộc bầu cử từ Nhà Trắng dù một vài trong số này cẩn trọng tránh để nhân viên vận động tranh cử tham gia.
Video đang HOT
Theo một nhân viên tham gia vào hoạt động này khi cựu Tổng thống George W. Bush vận động tái cử vào năm 2004, nhóm của ông thiết lập trong Nhà Trắng một màn hình cho phép các quan chức có thể theo dõi các số liệu từ chiến dịch tranh cử. Việc này cũng được Văn phòng Luật sư Nhà Trắng chấp thuận.
Tuy nhiên, trong trường hợp này, các nhân viên vận động tranh cử đều không có mặt và các quan chức có liên quan đều phải chứng tỏ được họ làm đủ một số giờ làm việc nhất định trong chính quyền để có thể được phép tham gia.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Góc nhìn từ Ấn Độ
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào ngày mai (3/11) sẽ không chỉ quyết định số phận của nước Mỹ mà còn tác động tới cả thế giới nói chung và Ấn Độ nói riêng. Bài viết của biên tập viên Prashant Jha đăng trên tờ Hindustan Times ngày 2/11.
Cuộc chạy đua làm chủ Nhà Trắng sẽ có tác động không nhỏ đến thế giới. (Nguồn: DNA)
Chỉ vài hôm nữa, chúng ta sẽ biết ai là vị tổng thống tiếp theo sẽ lãnh đạo nước Mỹ. Kết quả bầu cử Mỹ sẽ định hình các sự kiện toàn cầu.
Chiến thắng của ông George W. Bush vào năm 2000 đã dẫn đến các cuộc chiến tranh ở Afghanistan và Iraq nhưng cũng làm sâu sắc hơn mối quan hệ chiến lược với Ấn Độ. Đồng thời, nó cũng dẫn đến sự xói mòn ngày càng tăng của chủ nghĩa đa phương.
Tổng thống Barack Obama đã giúp Mỹ khôi phục vị thế đạo đức và sức mạnh kinh tế sau cuộc suy thoái năm 2008, thúc đẩy thông qua một hiệp định khí hậu lịch sử ở Paris, xoay trục sang châu Á để đề phòng mối đe dọa từ Trung Quốc.
Quyết định hành động (như ở Libya) và không hành động (như ở Syria) của ông Obama có tác động đến Tây Á, khu vực khó khăn nhất thế giới.
Rõ ràng, cuộc chạy đua làm chủ Nhà Trắng, nơi xác định ai sẽ kiểm soát bộ máy công nghiệp, công nghệ, quân sự, tình báo mạnh nhất thế giới từ trước đến nay, sẽ có tác động không nhỏ đến thế giới.
Nhưng cuộc bầu cử năm nay thậm chí còn quan trọng hơn thế.
Việc ông Donald Trump tiếp tục cầm quyền hay bị ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden thay thế sẽ quyết định tương lai của các chuẩn mực tư tưởng và bản chất của các hệ thống chính trị ở phần còn lại của thế giới; định hình tương lai của địa chính trị toàn cầu khi đối mặt với một Trung Quốc đang trỗi dậy, một cuộc khủng hoảng khí hậu chưa từng có và đại dịch Covid-19; và nó sẽ ảnh hưởng đến mọi mặt từ chính trị, kinh tế, xã hội, thể chế... ở chính nước Mỹ.
Linh hồn của nước Mỹ
Nhìn vào nước Mỹ trước tiên, rõ ràng cuộc cạnh tranh giữa ông Trump và ông Biden không chỉ là cuộc cạnh tranh cá nhân bởi mỗi người đại diện cho hai tầm nhìn tương phản về cách "vận hành" nước Mỹ.
Tổng thống Trump tin vào việc sử dụng quyền hành pháp một cách không bị kiểm soát. Ông Trump thoải mái khơi dậy chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa dân tộc những phát ngôn có thể gây hiềm khích. Các quyết định của ông Trump không bị ràng buộc bởi bất kỳ ranh giới đạo đức nào và được nhận định như là một nhà lãnh đạo "độc tài đầy tham vọng".
Mặt khác, ông Biden theo đường lối dân chủ ôn hòa với bề dày kinh nghiệm làm chính trị. Từng đảm nhiệm vị trí Phó Tổng thống, ông Biden biết rõ các tiêu chuẩn khắt khe phải được áp dụng trước khi đưa ra bất kỳ một quyết định nào. Trong suốt quá trình tranh cử, ông Biden đã lên tiếng cho người thiểu số, phụ nữ và người nhập cư, đồng thời hứa hẹn về một nền tảng tiến bộ sẽ được áp dụng để giải quyết tình trạng bất bình đẳng.
Cả thế giới đều đang hướng về nước Mỹ và chờ đợi kết quả từ cử tri Mỹ. (Nguồn: Cision Ltd)
Ý nghĩa với thế giới
Những gì người thắng cử sẽ làm trong nhiệm kỳ tới và kết quả của nó sẽ hình thành các giá trị toàn cầu, quyết định tương lai của trật tự quốc tế ra sao?
Thách thức nghiêm trọng nhất đối với trật tự quốc tế hiện tại là sự trỗi dậy của Trung Quốc. Một trong những dấu ấn lớn của ông Trump trong nhiệm kỳ Tổng thống vừa qua là đưa ra thái độ rõ ràng với mối đe dọa từ Trung Quốc.
Việc ông Trump sẵn sàng đối đầu với Bắc Kinh trong các tổ chức quốc tế, trong tham vọng địa chính trị và trong các hoạt động kinh tế, đã cho thấy thái độ cứng rắn, không khoan nhượng của ông.
Trong khi đó, ông Biden cũng nhận ra mối đe dọa từ Trung Quốc một cách rõ ràng. Trong khi mọi người tranh luận về việc liệu đảng Dân chủ có nên "mềm mỏng hơn" đối với Trung Quốc hay không, nhưng đứng trên lập trường của cường quốc chính trị thì mối quan hệ Mỹ-Trung sẽ luôn là đối lập.
Với Trung Quốc, ông Biden có thể sẽ áp dụng một cách tiếp cận khác với ông Trump. Nếu đắc cử, ông Biden có khả năng sẽ nối lại mối quan hệ với các đối tác và các liên minh truyền thống, tận dụng luật pháp quốc tế và thể chế quốc tế để đối phó với Bắc Kinh, đồng thời tăng cường các thỏa thuận thương mại theo cách tạo ra một mô hình đối lập.
Bên cạnh đó, trật tự quốc tế cũng có những mối đe dọa khác, đặc biệt là những mối đe dọa xuyên biên giới, như khủng hoảng khí hậu hay đại dịch Covid-19.
Lập trường của Ấn Độ
Với Ấn Độ, xuất phát từ mối quan tâm chung về Trung Quốc, sự tương đồng các giá trị dân chủ, ảnh hưởng của cộng đồng người Mỹ gốc Ấn, sự phản đối chủ nghĩa khủng bố và quy mô thị trường Ấn Độ, New Delhi có thể để duy trì mối quan hệ với Washington bất kể ai lên nắm quyền.
Nhưng việc lựa chọn nhà lãnh đạo tốt hơn cho nội bộ nước Mỹ, cho các giá trị dân chủ tự do bên ngoài và lãnh đạo nước Mỹ đối trọng với Trung Quốc cũng như các mối đe dọa xuyên quốc gia khác, sẽ tác động không nhỏ tới Ấn Độ nói riêng cũng như các nước trên thế giới nói chung.
Ấn Độ cùng cả thế giới đều đang hồi hộp hướng về nước Mỹ và chờ đợi kết quả từ cử tri Mỹ.
Tranh chấp biên giới, Ấn Độ mất 300 km2 đất vào tay Trung Quốc SCMP đưa tin, trong bôi canh tranh châp biên giới Ân Đô va Trung Quôc tiêp diên, Băc Kinh đa tiên sâu hơn vào lãnh thổ từng do Ấn Độ tuần tra. SCMP dân nguôn quan chức Ấn Độ cho biêt, cac cuôc giao tranh giưa quân đôi Ân Đô vơi Trung Quôc thơi gian qua đa khiên New Delhi mất quyền kiểm...