Trump sẽ một mình phát biểu trực tiếp tại Liên Hợp Quốc
Trump có thể là lãnh đạo duy nhất phát biểu trực tiếp tại kỳ họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào tháng 9 ở New York.
Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Kelly Craft hôm 30/7 cho biết trong một buổi họp trực tuyến rằng Tổng thống Donald Trump có thể là “lãnh đạo duy nhất phát biểu trực tiếp” tại kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 75 (UNGA 75), dự kiến diễn ra từ 22/9 đến 25/9 ở New York, Mỹ.
Đại sứ Craft cho rằng bài phát biểu của Trump sẽ “đặc biệt hơn” bởi kỳ họp này cũng là dịp kỷ niệm 75 năm thành lập Liên Hợp Quốc.
Liên Hợp Quốc dự kiến tổ chức UNGA 75, kỳ họp thường niên lớn nhất trong năm nay, bằng hình thức trực tuyến, trong đó khoảng 190 lãnh đạo sẽ phát biểu qua video được ghi hình trước, thay vì có mặt tại trụ sở cơ quan này ở New York như thường lệ.
Video đang HOT
Vì Mỹ là nước có trụ sở Liên Hợp Quốc, Trump có thể đến phát biểu trực tiếp tại sự kiện mà không chịu bất cứ hạn chế nào do Covid-19.
Tổng thống Mỹ Trump phát biểu tại họp thường niên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lần thứ 74, tháng 9/2019. Ảnh: Reuters.
Mỹ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của Liên Hợp Quốc, với khoản đóng góp chiếm 22% kinh phí thường xuyên hàng năm của cơ quan này. Trump gần đây gây chú ý khi tuyên bố rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cơ quan y tế hàng đầu của Liên Hợp Quốc, sau khi chỉ trích cách cơ quan này ứng phó Covid-19 và “thiên vị” Trung Quốc. Mỹ hiện là một trong 88 quốc gia chưa thanh toán đủ các khoản phí năm 2020 cho Liên Hợp Quốc.
Hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ đã xuất hiện Covid-19, khiến gần 17,5 triệu người nhiễm, gần 677.000 người chết. Mỹ, nơi đặt trụ sở Liên Hợp Quốc, hiện là vùng dịch lớn nhất thế giới, với hơn 4,6 triệu ca nhiễm và hơn 155.000 ca tử vong.
Covid-19 gây ảnh hưởng nặng nề tới tình hình nhân đạo tại Syria
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 29/07 đã tiến hành phiên họp trực tuyến định kỳ hàng tháng để nghe báo cáo về tình hình Syria.
Báo cáo trước Hội đồng bảo an, Phó Tổng Thư ký LHQ phụ trách nhân đạo và điều phối cứu trợ khẩn cấp Mark Lowcock cho biết hiện nay Syria có khoảng 700 ca nhiễm; dù con số chưa cao nhưng hiện các ca nhiễm đã xuất hiện ở hầu hết các tỉnh/thành và con số thực tế có khả năng cao hơn nhiều do năng lực xét nghiệm của Syria còn rất hạn chế với chỉ khoảng 350 xét nghiệm được tiến hành mỗi ngày. Phó Tổng Thư ký khẳng định nhu cầu hỗ trợ nhân đạo đang rất lớn, LHQ đang tiếp tục thúc đẩy hỗ trợ cho Syria, trong đó có việc tăng cường khả năng ứng phó với Covid-19.
Đại sứ Đặng Đình Quý phát biểu tại cuộc họp của HĐBA về tình hình nhân đạo ở Syria.
Trong trao đổi, thành viên HĐBA bày tỏ lo ngại về tình hình nhân đạo ngày một xấu đi do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế cùng tác động của Covid-19 ngày một rõ rệt tại Syria. Các nước khẳng định cần bảo đảm tình hình an ninh ổn định để duy trì các hoạt động hỗ trợ nhân đạo, đặc biệt là tại khu vực Tây Bắc nước này nơi các nhóm khủng bố, cực đoan hoạt động.
Chia sẻ quan điểm với các nước thành viên HĐBA, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo đảm tiếp cận nhân đạo tại tất cả các vùng miền của Syria thông qua duy trì ổn định, an ninh, thực hiện nghiêm túc Thoả thuận ngừng bắn tại Tây Bắc và hưởng ứng lời kêu gọi ngừng bắn toàn quốc của Tổng Thư ký.
Đại sứ hoan nghênh sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế đối với người dân Syria và kêu gọi tăng cường hợp tác giữa Chính phủ Syria và các cơ quan LHQ trong vấn đề này. Đại sứ nhấn mạnh hai nhiệm vụ ưu tiên trước mắt là bảo đảm an ninh lương thực và tăng cường khả năng ứng phó Covid-19 cho Syria./.
UNICEF chuyển hàng cứu trợ đến hơn 100 quốc gia để ứng phó với đại dịch COVID-19 Khi đại dịch COVID-19 tấn công và làm đảo lộn cuộc sống của hàng triệu trẻ em trên toàn thế giới, UNICEF vẫn tiếp tục nỗ lực chuyển hàng cứu trợ thiết yếu đến các quốc gia bất chấp những hạn chế về vận tải và chuyên chở hàng hóa do tác động của đại dịch COVID-19. Bà Henrietta Fore, Giám đốc điều...