Trump phân trần thế này khi phải ký dự luật trừng phạt Nga
Dù đặt bút ký dự luật trừng phạt Nga, Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn lên tiếng phản đối cho rằng, các luật này còn “thiếu sót nghiêm trọng” vì nó xâm phạm quyền lực của ông.
Tổng thống Mỹ Donald Trump
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 2.8 đặt bút ký các lệnh trừng phạt mới nhắm vào Nga, Iran và Triều Tiên sau khi lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua dự luật trên với số phiếu gần như tuyệt đối tuần trước.
Dù đã đặt bút ký vào dự luật song ông chủ Nhà Trắng vẫn nhấn mạnh rằng, các luật này còn “thiếu sót nghiêm trọng” và ngăn cản Tổng thống Mỹ đơn phương nới lỏng lệnh trừng phạt Moscow. Ông cho rằng luật trừng phạt Nga đã xâm phạm thẩm quyền của nhánh hành pháp trong việc thương lượng, khiến cho Mỹ khó khăn hơn trong việc đạt được những thỏa thuận có lợi và sẽ “khiến Trung Quốc, Nga và Triều Tiên xích lại gần nhau hơn”.
“Dự luật vẫn còn những thiếu sót nghiêm trọng. Bằng việc hạn chế sự linh hoạt của nhà quản lý, dự luật này khiến Mỹ gặp nhiều khó khăn trong việc đạt được những thỏa thuận có lợi cho người Mỹ, và sẽ đưa Nga – Trung Quốc – Triều Tiên xích lại gần nhau hơn”, ông Trump nói.
Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ cũng phân trần lý do đặt bút ký dự luật: “Mặc dù có một số vấn đề nhưng tôi vẫn ký dự luật này vì sự thống nhất quốc gia. Luật này đại diện cho mong muốn của người Mỹ,rằng chúng tôi muốn được thấy Nga có những động thái nhằm cải thiện quan hệ Nga – Mỹ. Chúng tôi hi vọng hai nước sẽ hợp tác chặt chẽ về những vấn đề vĩ mô toàn cầu, để các luật trừng phạt sẽ không còn cần thiết nữa”.
Theo CNN, luật trừng phạt mới của Mỹ nhắm đến những người bị cho là vi phạm nhân quyền, tham nhũng, tập trung vào các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế Nga như mua bán vũ khí và xuất khẩu năng lượng.
Video đang HOT
Luật này còn hạn chế khả năng kiểm soát của Tổng thống Trump với lệnh trừng phạt Nga. Ông Trump cần phải có sự chấp thuận từ Quốc hội nếu muốn nới lỏng trừng phạt Moscow.
Về Triều Tiên và Iran, Tổng thống Trump nhấn mạnh luật trừng phạt mới đã gửi một thông điệp rằng người Mỹ sẽ “không dung túng hành vi nguy hiểm và gây bất ổn của các quốc gia này”.
Luật trừng phạt mới chủ yếu nhằm vào những tổ chức cung cấp cho Triều Tiên dầu thô và các sản phẩm có vai trò hỗ trợ chương trình hạt nhân và tên lửa. Luật mới cũng cấm hàng hóa sản xuất tại Triều Tiên nhập khẩu vào Mỹ.
Trên thực tế, chữ ký của ông Trump không mang ý nghĩa quyết định đối với dự luật trừng phạt này. Dự luật đã được cả hạ viện và thượng viện Mỹ thông qua với số phiếu áp đảo, nên ngay cả khi ông không chịu ký, quốc hội vẫn có thể biến nó thành luật mà không cần sự phê chuẩn của Tổng thống.
Ngay sau khi ông Trump ký dự luật, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã kêu gọi áp đặt các biện pháp trừng phạt tương ứng nhằm đáp trả động thái của Mỹ. Trong một bài đăng trên Facebook, Thủ tướng Medvedev nhấn mạnh dự luận chứng minh “sự bất lực hoàn toàn” của chính quyền Trump.
“Hy vọng về mối quan hệ của chúng ta với chính quyền Mỹ mới sẽ được cải thiện đã kết thúc”, ông viết.
Trước đó, ngày 30.7, đáp trả lại lệnh trừng phạt, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố trục xuất 755 nhà ngoại giao Mỹ. Đồng thời, Moscow sẽ tịch thu 2 cơ sở ngoại giao của Mỹ và cân nhắc hàng loạt lệnh trừng phạt mới nhằm đáp trả quyết định của Washington.
Theo Danviet
Mỹ gia tăng trừng phạt, Nga bất ngờ hủy đàm phán
Thứ trưởng Ngoại giao Nga cho biết hoàn cảnh hiện tại không hiệu quả để tổ chức đàm phán.
Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt tay Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko
Ngày 21.6, The Guardian đưa tin Nga vừa hủy bỏ cuộc đàm phán lên kế hoạch từ trước với Mỹ. Đây là động thái nhằm phản đối lệnh trừng phạt mới Mỹ áp đặt lên Nga về sự can thiệp quân sự của Moscow ở Ukraine.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga, ông Sergei Ryabkov, lên án chế tài mới, trong đó mở rộng danh sách cá nhân và tổ chức Nga bị Mỹ trừng phạt. Tài sản của các cá nhân tổ chức này sẽ bị đóng băng. Họ cũng bị cấm kinh doanh với người dân và công ty Mỹ hoặc huy động tài chính ở đó.
Ryabkov cho biết ông sẽ hủy cuộc họp với người đồng cấp Mỹ Tom Shannon ở St Petersburg, Nga vào cuối tuần này. Cuộc họp dự định là một phần trong cuộc đối thoại liên tục nhằm giảm căng thẳng trong quan hệ song phương.
Ông Ryabkov nói rằng các chế tài mới cho thấy hoàn cảnh hiện tại "không hiệu quả cho việc tổ chức các cuộc đối thoại, đặc biệt khi không có chương trình nghị sự nào được đề ra vì Washington không muốn đưa ra các đề xuất cụ thể".
Đáp lại, Bộ Ngoại giao Mỹ bày tỏ sự hối tiếc và nói rằng Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson rất "cởi mở với các cuộc thảo luận trong tương lai".
Máy bay NATO áp sát máy bay chở Bộ trưởng quốc phòng Nga
Tuy nhiên, trong lời đáp trả mạnh mẽ hơn, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Heather Nauert, nhấn mạnh các biện pháp trừng phạt mới nhằm củng cố các biện pháp hiện tại, "chống lại nỗ lực nhằm phá hoại sự trừng phạt của Mỹ".
"Hãy nhớ rằng các chế tài này không phải tự nhiên mà có. Biện pháp trừng phạt được áp đặt để đối phó với việc Nga liên tục vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước láng giềng Ukraine", Nauert nói.
"Nếu người Nga muốn chấm dứt trừng phạt, họ hiểu rõ quan điểm của Mỹ", bà nói thêm.
Ngày 21.6, máy bay chở Bộ trưởng quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã bị máy bay chiến đấu F-của NATO tiếp cận ở Biển Baltic. Ngay lập tức, một máy bay chiến đấu Nga khác xuất hiện ở giữa hai chiếc máy bay và nghiêng cánh để thể hiện mình đang trang bị vũ khí.
Cuộc chạm trán trên không này xảy ra chỉ một ngày sau cuộc đối đầu khác ở biển Baltic giữa máy bay Nga và Mỹ.
Theo Danviet
Sự bất lực của Trump khi ký lệnh trừng phạt Nga Việc miễn cưỡng đặt bút ký lệnh trừng phạt Nga cho thấy sự bất lực của Tổng thống Mỹ khi theo đuổi chương trình nghị sự của mình. Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: CNN. Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 2/8 ký luật trừng phạt mới đối với Nga. Quốc hội Mỹ thông qua dự luật trên hồi tuần trước nhằm phản...