Trump là Tổng thống Mỹ với mức tín nhiệm thấp kỷ lục
Donald Trump sẽ trở thành Tổng thống Mỹ ngày 20.1 với mức tín nhiệm thấp kỷ lục, mức thấp nhất trong số các đời tổng thống gần đây và thấp hơn người tiền nhiệm Barack Obama 44 điểm.
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump.
Kết quả thăm dò của CNN/ORC trước thềm lễ nhậm chức cho thấy, ông Trump chỉ đạt mức tín nhiệm 40%.
Trong khi đó, Tổng thống Barack Obama tuyên thệ vào năm 2009 với mức tín nhiệm đạt 84%, trong khi 67% ủng hộ việc chuyển giao sang Tổng thống Bill Clinton năm 1992. 61% là mức tín nhiệm dành cho Tổng thống George W. Bush vào năm 2001.
CNN nhận định, cách ông Trump xử lý các vấn đề trong quãng thời gian chuyển giao quyền lực vừa qua đã khiến nhiều người Mỹ nghi ngờ về khả năng lãnh đạo của vị tỷ phú vốn không có kinh nghiệm chính trường.
Khoảng 53% số người được hỏi cho biết các tuyên bố và hành động của ông Trump kể từ ngày bầu cử (8/11) khiến họ cảm thấy ít tin tưởng vào nhiệm kỳ của ông. Công chúng Mỹ gần như chia thành 2 phe ngang nhau (48% mỗi bên), trong việc đánh giá vị tỷ phú sẽ là tổng thống giỏi hay tồi.
Ông Trump ngày 17.1 đã lên tiếng đáp trả khảo sát của CNN/ORC. “Vẫn là những người từng đưa ra khảo sát trước bầu cử, họ đã sai lầm và giờ họ lại nhắc đến mức độ tín nhiệm”, ông Trump viết trên Twitter. “Những cuộc khảo sát này đều được dàn dựng, giống như trước đây”.
Ông Trump trong cuộc gặp với tỷ phú Trung Quốc Jack Ma ngày 9.1.
Tuy vậy, nhiều người Mỹ vẫn tin rằng ông Trump sẽ hoàn thành một số cam kết chủ chốt trong chiến dịch tranh cử như kế hoạch phát triển kinh tế và chống khủng bố.
Kết quả thăm dò cũng phản ánh sự chia rẽ sâu sắc trong công chúng Mỹ, vốn là đặc điểm nổi bật của cuộc bầu cử vừa qua. 48% người tham gia nói những chính sách mà ông Trump đưa ra sẽ dẫn nước Mỹ đi đúng hướng, trong khi 49% suy nghĩ ngược lại.
Vai trò Đệ nhất phu nhân mà con gái Trump, Ivanka đảm nhiệm nhận được 44% sự ủng hộ của những người tham gia khảo sát, 33% phản đối và 23% nói không chắc chắn.
Video đang HOT
Đài CNBC của Mỹ nhận định, ông Trump có cơ hội lớn để cải thiện mức tín nhiệm nếu đưa ra bài phát biểu ấn tượng và thuyết phục trong lễ nhậm chức ngày 20.1.
Khảo sát của CNN/ORC được tiến hành qua điện thoại từ ngày 12-15, ngẫu nhiên trong số 1.000 người Mỹ. Mức sai số của khảo sát vào khoảng 3 điểm phần trăm.
Theo Danviet
6 phát bắn tỉa tiêu diệt địch thần sầu nhất lịch sử
Những phát bắn tỉa đáng kinh ngạc này đều vượt xa so với tầm bắn hiệu quả của súng, trong hoàn cảnh các binh sĩ chiến đấu khốc liệt trên chiến trường.
Xạ thủ bắn tỉa của quân đội Anh.
Theo trang mạng We Are The Mighty, các xạ thủ trên chiến trường hiện đại được trang bị súng bắn tỉa có tầm bắn xa, độ chính xác cao. Nhờ vào kỹ năng được rèn luyện mà các xạ thủ có thể thành công với những phát bắn vượt xa tầm bắn hiệu quả mà nhà sản xuất vũ khí đặt ra.
Xạ thủ Anh Craig Harrison
Trung sĩ Craig Harrison thuộc lực lượng bắn tỉa, làm nhiệm vụ yểm trợ cho quân đội Anh chống tay súng cực đoan Taliban ở Afghanistan.
Tháng 11.2009, Harrison phát hiện hai phiến quân Taliban với khẩu súng máy đang xả đạn vào đồng đội ở phía trước. Trung sĩ Anh ước tính khoảng cách đến mục tiêu lên tới 2.475 mét, xa hơn 900 mét so với tầm bắn hiệu quả của súng bắn tỉa L115A3 tiêu chuẩn.
Harrison bắn 5 phát đạn, mỗi viên đạn cần 6 giây để đến vị trí mục tiêu. Hai phát đạn bắn trượt nhưng một viên xuyên qua bụng phiến quân Taliban, viên đạn khác hạ gục tay súng hỗ trợ và viên đạn cuối cùng phá hủy khẩu súng máy.
Nhờ chiến công này mà Craig Harrison lập kỷ lục bắn tỉa xa nhất thế giới, do Sách Kỷ lục Guinness công nhận.
Xạ thủ Canada Rob Furlong
Lính bắn tỉa Canada.
Trong Chiến dịch Anaconda, lính bắn tỉa Rob Furlong, thuộc tiểu đoàn số 3, quân đoàn Patricia, Canada đã đi vào lịch sử với phát đạn "cực khó", tiêu diệt tay súng khủng bố.
Tháng 3.2002, Furlong sử dụng khẩu súng trường Tac-50R2 ngắm bắn một tay súng al-Qaeda từ khoảng cách 2.430 m tại miền nam Afghanistan. Hai phát đạn đầu tiên trượt nhưng đến phát thứ ba thì trúng vào kẻ khủng bố.
Phát đạn từ khoảng cách "không tưởng" của Furlong được ca ngợi không chỉ vì cự ly mà còn bởi nó được thực hiện trong một hoàn cảnh vô cùng bất lợi. Mục tiêu khi đó cũng đang trèo lên một sườn núi.
Xạ thủ Canada Arron Perry
Perry đồng đội của Furlong, thuộc nhóm trinh sát bắn tỉa của Quân đoàn Patricia (PPCLI). Đây là lực lượng Canada tham gia các sứ mệnh gìn giữ hòa bình ở nước ngoài.
Phát đạn của Perry cũng được thực hiện năm 2002 ở Afghanistan. Arron Perry đã bắn hạ tay súng bắn tỉa Taliban ở khoảng cách 2.310 mét, bằng súng trường McMillan Tac-50.
Tay súng bắn tỉa sẵn sàng tiêu diệt mục tiêu.
Theo lời kể của các nhân chứng, tay súng bắn tỉa Taliban chưa xác định được Perry ở vị trí nào thì đã bị trúng đạn. Perry nắm giữ kỷ lục phát bắn tỉa xa nhất thế giới trong vài ngày trước khi bị đồng đội Furlong đánh bại.
Xạ thủ Mỹ Brian Kremer
Xạ thủ Mỹ Brian Kremer được điều đến Iraq cùng Tiểu đoàn biệt kích Mỹ Ranger số 2. Tháng 3.2004, Kremer dùng khẩu Barrett M82A1 bắn hạ phiến quân ở cự ly 2.300 mét.
Thông tin về cuộc chiến và phát đạn đi vào lịch sử của Kremer được giữ bí mật trong suốt nhiều năm. Đây được coi là phát bắn tỉa xa nhất của một binh sĩ Mỹ.
Lính bắn tỉa Mỹ với khẩu súng trường Barrett.
Các đồng đội của Kremer cho biết, trong hai năm chiến đấu ở Iraq, tay súng thiện xạ đã có hai phát bắn thành công ở cự ly hơn 2.100 mét.
Lính bắn tỉa Nam Phi
Một tiểu đoàn binh sĩ Nam Phi thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc đã tham gia cuộc chiến chống phiên quân Congo năm 2013.
Trong trận đánh tại Kibati, người lính bắn tỉa Nam Phi không rõ danh tính đã tiêu diệt 6 phiến quân Congo, bao gồm một phát đạn ở khoảng cách tới 2.125 mét.
Xạ thủ Mỹ Nicholas Ranstad
Lính bắn tỉa Mỹ và đồng đội hỗ trợ.
Tháng 1.2008, Nicholas Ranstad đang làm nhiệm vụ trinh sát, thu thập thông tin trên chiến trường thì phát hiện 4 tay súng Taliban, Những mục tiêu này ở cách xa Ranstad 2.059 mét nhưng đứng đúng ở khu vực mà Ranstad có kinh nghiệm bắn tỉa nhất.
Phát đạn đầu tiên trượt mục tiêu nhưng phát thứ hai tiêu diệt một tay súng Taliban ngay tại chỗ. 3 tên còn lại lợi dụng tình hình tìm kiếm nơi trú ẩn và trốn thoát.
Theo Danviet
Mật vụ Mỹ lo sốt vó bảo vệ lễ nhậm chức của ông Donald Trump Với sự tham dự của 2-3 triệu người, lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tại đồi Capitpol vào ngày 20-1 được coi là một trong những thách thức an ninh lớn nhất trong lịch sử hiện đại Mỹ. New York Times dẫn lời các quan chức cấp cao tham gia lên kế hoạch lễ nhậm chức của Tổng...